Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2011

13. Người nô bộc

Có một nhà giàu nuôi rất nhiều nô bộc. Những người nô bộc ấy ai cũng muốn lấy lòng ông chủ, cho nên mỗi lần thấy ông ta nhổ nước bọt trên đất thì bọn ấy tranh nhau lấy chân chùi đi. Trong đám nô bộc ấy có một người tay chân không được lanh lợi, thường chùi đất không. Có một lần, người nô bộc ấy thấy chủ nhân bĩu môi, giống như sắp nhổ nước bọt, không nói không rằng, y liền lấy chân đá chủ nhân một cái. Chủ nhân lãnh một đá, nổi lôi đình hỏi: “Đồ ngu, nhà ngươi muốn tạo phản chăng? Tại sao đá vào miệng ta?” Tên nô bộc lẩm bẩm: “Thưa ông, tôi chỉ có ý tốt thôi, sao dám tạo phản?” Chủ nhân hỏi: “Chẳng phải tạo phản, sao làm như vậy?” Y đáp: “Thưa ông, mỗi lần ông nhổ nước bọt, tôi đều muốn giúp chùi đi. Nhưng mà nước bọt ông vừa rơi xuống đất thì người ta đã tranh nhau hết rồi, còn lâu mới tới phiên tôi, cho nên tôi mới chùi trước đi nơi miệng của ông.”

12. Quỷ La-sát

(dịch theo văn ngôn) Xưa nước Kiền-đà-vệ có một toán ca kĩ, gặp thời đói kém phải sang nước khác cầu thực. Đường đi qua núi Bà-la-tân, trên núi có nhiều ác quỷ la-sát ăn thịt người. Họ tá túc trong núi, gió lạnh nên đốt lửa sưởi ấm. Trong đoàn có một người nhiễm lạnh, lấy trang phục của con nộm hình quỷ la-sát mặc vào rồi tới ngồi bên đống lửa. Lúc ấy có người trong đoàn đang ngủ đột nhiên tỉnh dậy thấy bên đống lửa có một con quỷ la-sát, không hề nhìn kĩ mà bỏ chạy, làm kinh động bạn đồng hành khiến họ cũng chạy thục mạng. Lúc ấy người khoác y phục la-sát cũng cắm đầu chạy theo, những người cùng đoàn nhìn lui thấy tưởng là quỷ rượt theo gia hại, càng kinh khiếp hơn. Đoàn người chạy băng sông qua núi, lao xuống hào, lội qua hác, thân thể thương phá sức mòn lực kiệt , tới khi trời sáng ra mới biết không phải là quỷ. Phàm phu cũng thường như thế. Ở trong phiền não đói khát thiện pháp nên muốn đi xa cầu thường lạc ngã tịnh là vô thượng pháp thực. Vậy mà ở trong ngũ ấm tìm đủ cách bồi đ

11. Người chăn dê

Ngày xưa có người rất giỏi nuôi dê. Dê của người ấy sinh sôi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã lên tới trăm ngàn con, nhưng y sinh ra tính keo kiệt vô cùng, cho nên không người nào muốn chơi với y. Lại có một người rất khéo lừa gạt, người này nghĩ ra một kế, tới kết bạn với người chăn dê rồi nói với y rằng: - Tôi biết có một nhà có cô con gái xinh đẹp lắm, tôi tới để giúp anh kết thân, cho anh cưới cô làm vợ. Người chăn dê nghe thế mừng lắm, bèn cho người kia rất nhiều dê và đủ thứ của cải. Cách ít lâu, người kia lại nói với người chăn dê rằng: - Vợ anh nay nay sinh được một đứa con. Người chăn dê chưa một lần thấy mặt vợ, nghe sinh con rồi, tưởng mình đã làm cha, thì càng mừng hơn, lại cho ông kia rất nhiều tiền của. Lại chẳng bao lâu, người kia tới báo với y rằng: - Con anh sinh chẳng bao lâu bất hạnh mà mất rồi. Người chăn dê nghe thế liền khóc to lên, thương tiếc không thôi.

10. Vợ chồng tranh nhau cái

(dịch theo văn ngôn) Chuyện kể vợ chồng nhà nọ có ba cái bánh, vợ chồng chia nhau mỗi người ăn một cái, còn dư một cái. Hai người giao hẹn với nhau rằng: ‘Ai nói trước không được ăn bánh.’ Giao hẹn rồi ai cũng cố lấy cho được nên không hé nửa lời. Lát sau có kẻ trộm lẻn vào nhà lấy tài vật, của cải trong nhà trộm nó khuân sạch. Vợ chồng vì giao hẹn nên có thấy đó vẫn không ai lên tiếng. Kẻ trộm thấy không ai nói năng chi bèn nhè cô vợ mà xâm lược ngay trước mặt người chồng. Chồng chỉ nhìn mà không nói. Vợ bèn hô hoán kêu cứu, mắng chồng rằng: ‘Cái đồ chi mà tối tăm, vì cái bánh thấy trộm cướp mà không kêu!’ Người chồng vỗ tay cười: ‘Ô ha ha, tôi được bánh, không chia cho bà đâu.’ Người đời nghe chuyện ai cũng cười chê.  Phàm phu ở đời cũng như thế, vì cái danh lợi nhỏ nhặt mà khoác vẻ yên tĩnh, bị đủ thứ giặc phiền não hư dối xâm lược, mất hết thiện pháp, rơi vào ba nẻo, không hề thấy kinh sợ mà cầu thoát li thế tục, chìm đắm nơi ngũ dục, đại khổ như thế vẫn không cho là tai hoạn, có k

9. Phúc lành trên trời

Có một hôm trong cung bay tới một dải lụa tinh tế và mĩ lệ. Người trong cung mới lần đầu thấy. Quốc vương triệu tập các vị đại thần cùng nhau nghiên cứu. Dải lụa hoa lệ truyền qua tay từng người, mỗi vị đại thần đều khen là hi hữu khó được, xôn xao bàn luận, truyền tay nhau dải lụa. Các đại thần cuối cùng kết luận đó là gấm hoa trời ban, đó là điềm dự báo quốc vương anh minh, quốc gia cường thạnh. Mỗi vị đại thần đều khẳng định như vậy.  Chỉ có một người tiếp nhận dải lụa hoa lệ trời ban thưởng ấy không thèm nhìn mà truyền ngay cho người bên cạnh, không một lời khen. Quốc vương trên bảo tòa thấy vậy hỏi, “Thụ-đề-ca, ai cũng cao hứng, khanh vì sao không nói lời nào?” Thụ-đề-ca lộ xuất vẻ thẹn thùng đáp, “Thần không dám lừa dối quốc vương, đó không phải bảo vật trời ban mà là khăn tắm thần phơi sau hậu viện bị gió thổi tới.” Vài ngày sau, một đóa hoa kim sắc to bằng cái bánh xe bị gió thổi lạc tới trước cung điện. Quốc vương cùng đại thần lại cùng chiêm bốc, lại năm ba người thành nhóm n

8. Thích nghe người ta cười

Có một hôm, Bạch Vân Thủ Đoan xa xôi ngàn dặm tới tìm Thiền Sư Dương Chi Phương Hội tham vấn. Chuyện sau đây diễn ra lúc Đoan gặp sư Phương Hội. Sư hỏi: “Sư phụ trước của ngươi là ai?” Thủ Đoan đáp: “Hòa Thượng Trà Lăng Hữu” Sư hỏi tiếp: “Ta nghe nói ông ta lúc ở Kiều Thượng bị ngã xuống cầu, rồi khai ngộ, rồi làm ngay một bài thơ tại chỗ, hết sức kì đặc, ngươi có thuộc không?” Đoan lập tức tụng lại rằng: “Ngã hữu minh châu nhất khỏa, cửu bị trần lao quan tỏa. Kim triêu trần tận quang sinh, chiếu phá sơn hà vạn đóa.” Sư nghe xong liền phá lên cười, rồi quay lưng bỏ đi. Đoan kinh ngạc vô cùng! Nghĩ mãi không hiểu sư cười vì cớ gì, đến đêm ngủ cũng không được. Sáng hôm sau, Đoan nóng lòng không đợi được bèn tới chỗ sư thỉnh giáo. Sư hỏi: “Hôm qua ngươi có thấy tên múa rối diễn kịch không?” Đoan đáp: “Có thấy.” Sư lại nói: “Ngươi còn thua hắn một chỗ.” Đoan há mồm kinh ngạc, hoang mang hỏi: “Thế là sao? Xin sư phụ chỉ dạy.” Sư đáp: “Bọn đó thích người ta cười, còn ngươi thì