Skip to main content

Posts

Showing posts from July, 2012

26. Vì cái nhỏ mà mất cái lớn

Xưa rất là xưa có một vị thương nhân rất là giàu có. Ông ta cho một người nọ mượn nửa hào tiền, qua một thời gian mà người thiếu nợ vẫn chưa trả, nên vị thương nhân mới quyết định đi đòi nợ. Trên đường đi đòi nợ, phải vượt qua một con sông lớn, nên ông thuê thuyền qua sông, vì vậy mà phải trả hai hào tiền để qua sông đòi nợ. Tới nhà con nợ rồi thì không thấy có người, lại phải trả hai hào tiền để qua sông về nhà. Đã vì nửa hào mà lại tiêu mất bốn hào, lại thêm trên đường đi mệt nhọc, mất sức nhọc công. Chỗ tổn thất đâu chỉ có bốn hào tiền mà thôi. Phỏng theo “Bách Dụ Kinh” phẩm thứ 17.

25. Bách Trượng với con cáo

Có một hôm thiền sư Bách Trượng lên tòa thỉnh kinh và thuyết pháp, sau khi hạ tòa, mọi người đi hết, chỉ còn một ông già chưa chịu đi. Bách Trượng hỏi ông là ai, muốn việc gì. Ông đáp: “Thật không dối nhau được, tôi không phải là người. Thời đại Bụt Ca-diếp ngày trước, tôi tu hành ở núi này, vì có người tu học hỏi tôi rằng: “Người tu hành lớn có còn rơi vào trong luật nhân quả không?” Tôi đáp: “Không rơi vào trong luật nhân quả.” Vì câu đó mà tôi làm cáo hoang đã năm trăm năm, không cách nào thoát thân được, xin hòa thượng từ bi khai thị cho tôi, để tôi thoát khỏi cái khổ của thân cáo già.” Bách Trượng bảo: “Ông lấy câu học nhân ngày trước hỏi ông bây giờ hỏi ta một lần.” Ông già liền đáp: “Hòa thượng cho hỏi, người tu hành lớn có còn rơi vào trong luật nhân quả không?” Bách Trượng đáp: “Đừng làm trái nhân quả”. Dứt lời thì ông già đại ngộ, hướng Bách Trượng bái tạ rồi nói: “Nay nhờ hòa thượng khai thị mà tôi thoát được thân cáo. Tôi ở hang sau núi, cầu mong hòa thượng từ bi

24. Vắt sữa bò

Ngày xưa có một người nghèo kiệt muốn mời bạn bè thân thiết về nhà mình làm khách một bữa. Y suy nghĩ thật lâu, quyết định sẽ lấy sữa bò chiêu đãi khách, quyết định rồi bắt đầu tính trong bụng rằng: “Chừng đó người mà uống sữa thì mình phải chuẩn bị thế nào đây? Nếu nói mỗi ngày vắt một ít sữa, ngày nào cũng vắt thì dần dần sẽ tích đầy, tới lúc không những không có chỗ cất mà còn làm không khéo sữa nó hóa chua, hư mất. Chẳng bằng bây giờ mình cứ để sữa trong bụng bò, đợi tới lúc thỉnh khách sẽ vắt, như vậy vừa tiết tỉnh được không gian lại không bị hư nữa, thật là kế hay.” Lúc đó, y rất đỗi hớn hở, nhận thấy mình thật là thông minh, đã nghĩ ra được biện pháp hay như thế, bèn nhanh chân ra tách lũ bò con ra khỏi bò mẹ, không để cho bò con vô ý bú lấy sữa bò mẹ. Chẳng mấy chốc thì qua một tháng. Tới ngày yến khách, nhiều người tới quá, cuối cùng cũng sắp xếp được chỗ cho họ và có thể bắt đầu đại yến tân khách, y mới hớn hở dắt bò mẹ ra, định bắt đầu vắt sữa. Nhưng mà không ngờ

23. Muối mặn

Ngày xưa có một người nông dân cả đời chưa bao giờ thấy muối, cũng chưa hề ăn. Một hôm có dịp tới nhà hiển quý làm khách, người ấy mới lần đầu thấy người ta bỏ muối vào đồ ăn nấu chung, trong lòng sinh hiếu kì, mới hỏi người ta: “Vì sao phải bỏ thứ nầy vào trong thức ăn vậy?” Người nhà hiển quý kia đáp: “Vì thêm muối vào thì ăn mới ngon, hệt như sơn hào hải vị trên đời vậy!” Người nông dân nghe vậy trong lòng liền nghĩ: “Thứ muối trắng này thêm một chút vào trong thức ăn đã ngon như vậy, nếu mà ăn một mình, ăn càng nhiều thì nhất định càng ngon.” Rồi ông ta vội vàng bốc một vốc muối, há mồm to bỏ vào mà nuốt, thì ô hay! Không ngờ vừa mặn vừa đắng, thật không sao nuốt nổi. Ông ta giận lắm, liền chạy tới hỏi chủ nhà rằng: “Không phải ông bảo muối ăn ngon lắm mà?” Chủ nhà đáp: “Ông sao mà ngốc thế, muối không ăn như thế được, phải dùng đúng lượng, thì mới thêm được vị ngon của đồ ăn. Chỉ có ông mới ăn muối như vậy thôi!” Suy gẫm Làm việc gì cũng phải hiểu chỗ tiế

22. Ngũ thông Phạm-chí

Xưa Ấn Độ có một vị Phạm-chí đã tu đắc năm chủng thần thông. Được người đời xưng là ‘ngũ thông phạm-chí’, vị ấy rất vui vẻ thuyết pháp, cảm động thiên nữ xuống tán hoa, thiên long bát bộ cũng tới nghe thuyết pháp. Diêm-la vương cũng tới nghe pháp. Có một hôm Diêm-la vương nghe pháp xong, đứng một bên mà khóc. Phạm-chí quay sang an ủy ông ấy, hỏi vì sao khóc. Diêm-la vương nói, “Pháp sư, ngài tuy thuyết pháp giỏi nhưng vẫn chưa đắc lậu tận thông, sinh tử còn chưa liễu ngộ, vài ngày nữa ngài sẽ cùng tôi đọa xuống địa ngục.” Phạm-chí nghe vậy đại kinh, thỉnh cầu Diêm-la vương nói cho mình biết làm như thế nào mới có thể giải thoát. Diêm-la vương nói, “Tôi cũng không có cách chi. Ông hãy tới thỉnh giáo Phật Thích-ca Mâu-ni, Phật có thể cứu tế ông.” Vậy là Phạm-chí cầm hai bình hoa tới cúng Phật, Phật thấy ông ta vừa tới liền nói, “Phạm-chí, buông xuống!” Phạm-chí liền thả bình hoa trong tay phải xuống. Phật lại nói, “Phạm-chí, buông xuống!” Lại buông tiếp bình hoa tay trái. Phật lại nói, “

Ngu si là nguồn gốc mọi khổ não

Cả tâm linh lẫn vật chất. Dân Việt trong hoàn cảnh khốn cùng bao giờ cũng tìm tới Quan Âm, Chúa, và những thế lực tâm linh khác để tìm yên ủi. Quả thực họ tìm được, sau một giấc ngon lành, họ lại có sinh lực, hi vọng và nhẫn nại để tiếp tục một ngày khốn cùng mới mà đến cuối ngày họ lại thấy mệt nhọc, chán nản, rồi lại đi tìm yên ủi. Họ không biết rằng chính mình là nguồn gốc của mọi khổ não mình đang chịu đựng. Không có đủ giáo dục, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không chứng kiến cuộc sống của công dân những nước văn minh và thịnh vượng, họ cho rằng mình khổ là vì số phận nó thế, cái nghiệp nó thế, cứ nhẫn nại chịu đựng, hết nghiệp thì đời sẽ sáng ra, chứ không tin rằng rằng mình có đủ khả năng cải thiện tình thế. Chính trị hà khắc, họ mặc kệ, dây dưa vào chính trị không khéo lại rước họa vào thân. Nghèo không có giáo dục cho con cái, kệ, học hết trung học rồi kiếm nghề gì làm cũng xong. Và khi nhìn về người ngoại quốc, về quốc gia khác thì họ nhìn bằng con mắt xin xỏ và c

21. Điểm tâm

Đời nhà Đường có một đại sư tên là Đức Sơn, tinh thông luật tạng, lại thông đạt nhiều kinh điển, trong các kinh thì “Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật” là đại sư đắc ý nhất. Vì có họ Chu nên người ta mới xưng cho một tên rất đẹp là Chu Kim Cương. Đương thời thiền tông ở phương Nam rất thịnh hành, đại sư Đức Sơn không bằng lòng bảo: “Người xuất gia, ngàn kiếp học uy nghi của Bụt, vạn kiếp học tế hạnh của Bụt chưa chắc là học thành Phật đạo, hạng con cháu ma quỷ của thiền tông phương Nam đó sao dám nói càn là: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.” Ta phải đánh thẳng vào hang ổ của chúng, diệt sạch lũ nghiệt chủng này để báo đáp ân của Phật tổ.” Đại sư Đức Sơn gánh bộ “Thanh Long Sớ Sao” do mình viết rồi thãng nhiên ra khỏi Tứ Xuyên hướng Lễ Dương ở tỉnh Hồ Nam mà đi. Ngày nọ trên đường đi, đột nhiên đại sư thấy bụng đói cồn cào, thấy trước mặt có một quán trà, trong quán có một bà già đang bán bánh nướng. Đức Sơn vào trong quán định mua bánh ăn cho đỡ đói. Bà già thấy Đức Sơn

19. Tám gió thổi không lay

Văn sĩ đời Tống Tô Đông Pha tài hoa kiêm đủ, có thể gọi là bậc kì tài trên văn đàn được. Tô có một người bạn tương tri ở ngoài đời rất là thân mật hết tình, đó là Phật Ấn Thiền Sư. Hai người thường hay lấy Phật Học, Văn Học ra mà đàm luận với nhau để hiểu thêm nghĩa lí, nhưng lần nào tranh luận thì văn sĩ cũng thua Phật Ấn một tay. Trong lòng Tô Đông Pha phải chịu ngậm đắng, cho nên tìm đủ mọi cách để khiến Phật Ấn bẽ mặt một bữa. Một hôm hai người ngồi thiền đối nhau, Tô Đông Pha hứng lên hỏi Phật Ấn: “Thầy thấy tôi nay ngồi thiền tư thế như thế nào?” Thiền sư đáp: “Giống một vị Phật tôn kính quá.” Tô Đông Pha nghe vậy trong lòng rất lấy làm đắc ý. Lúc ấy Phật Ấn hỏi lại Tô Đông Pha: “Thế ông thấy tư thế tôi ngồi thiền như thế nào?” Tô Đông Pha không dè dặt đáp liền: “Giống bại cứt trâu.” Thiền sư mỉm cười, hai tay chấp lại nói: A Di Đà Phật! Tô Đông Pha về nhà đắc ý khoe với em gái rằng: “Cuối cùng thì hôm nay ta cũng lấy được thế thượng phong của Phật Ấn.” Tô tiể

18. Thiền sư Quỷ Bức

Quỷ Bức thiền sư vốn là vị thầy tu chuyên nghề tụng kinh sám cho nhà người ta, hàng ngày loay hoay tới canh ba nửa đêm mới đi bộ dưới ánh trăng mà về. Có một đêm nọ, vừa tụng kinh cho người ta xong, trên đường về đi qua nhà người ta, con chó trong nhà cứ nhè hòa thượng mà sủa liên hồi, hòa thượng ấy nghe tiếng đàn bà trong nhà vọng ra: “Mau ra mà xem coi có phải trộm cắp không?” Người đàn ông nghe gọi đáp: “Đó là thằng quỷ chuyên tụng kinh sám đấy!” Hòa thượng nghe xong, xấu hổ nghĩ bụng: “Sao lại gọi ta bằng cái tên khó nghe như thế? Ta vì người chết cầu phúc mà người ta lại gọi ta là quỷ!” Lúc ấy, trời đổ mưa, hòa thượng bèn chạy tới dưới vòm cổng trú mưa, nhân tiện ngồi kiết già mà dưỡng thần. Lúc ấy có hai con quỷ đi tới, một con bảo: “Trong ấy sao có tòa tháp vàng nhỉ?” Con quỷ kia đáp: “Trong tháp vàng có Phật xá lợi, chúng tau mau tới bái lạy làm lễ, để cầu sinh vào đường lành!” Nói xong chúng nó bái lạy không ngừng. Người xuất gia kia ngồi một lát, thì thấ