Cả tâm linh lẫn vật chất.
Dân Việt trong hoàn cảnh khốn cùng bao giờ cũng tìm tới Quan
Âm, Chúa, và những thế lực tâm linh khác để tìm yên ủi. Quả thực họ tìm được, sau
một giấc ngon lành, họ lại có sinh lực, hi vọng và nhẫn nại để tiếp tục một
ngày khốn cùng mới mà đến cuối ngày họ lại thấy mệt nhọc, chán nản, rồi lại đi
tìm yên ủi. Họ không biết rằng chính mình là nguồn gốc của mọi khổ não mình đang
chịu đựng. Không có đủ giáo dục, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không
chứng kiến cuộc sống của công dân những nước văn minh và thịnh vượng, họ cho
rằng mình khổ là vì số phận nó thế, cái nghiệp nó thế, cứ nhẫn nại chịu đựng,
hết nghiệp thì đời sẽ sáng ra, chứ không tin rằng rằng mình có đủ khả năng cải thiện
tình thế. Chính trị hà khắc, họ mặc kệ, dây dưa vào chính trị không khéo lại
rước họa vào thân. Nghèo không có giáo dục cho con cái, kệ, học hết trung học
rồi kiếm nghề gì làm cũng xong. Và khi nhìn về người ngoại quốc, về quốc gia
khác thì họ nhìn bằng con mắt xin xỏ và cầu xin người ta thương hại mình, và hễ
gặp người ở Mĩ ở Tây về là họ sẽ kể khổ. Hết niềm vui ngắn ngủi của vài trăm
hay vài ngàn dollar trong một tháng, một năm, rồi họ lại rơi vào cảnh túng quẫn
cũ. Sao họ không hiểu rằng mình vừa là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội, vừa là
nạn nhân của chính sự ngu si và thờ ơ với tình trạng xã hội?
Comments
Post a Comment