Skip to main content

Posts

Showing posts from September, 2021

20. Chê Vua Bạo Ngược

Ngày xưa có người luận tội vua, nói những lời như vầy: ‘Vua thật bạo ngược, trị chính không có phép tắc.’ Vua nghe những lời đó liền đại nộ, không cần tra rõ ai nói, tin kẻ siểm nịnh kề cận, bắt một hiền thần và ra lệnh bóc lưng lấy một trăm lạng thịt. Có người chứng minh vị thần hạ kia không nói vậy, vua sinh lòng hối tội, lấy một ngàn lạng thịt đền cho vị ấy đắp lưng. Đêm đến có tiếng rên rỉ rất ai oán, khổ não. Vua nghe tiếng kêu rên, hỏi rằng: ‘Sao còn đau đớn? Lấy của ông trăm lạng, đền ông gấp mười, chưa vừa lòng sao?’ Có kẻ ở bên đáp: ‘Đại vương, nếu chặt đầu người, tuy đền ngàn cái đầu cũng không cứu người khỏi chết. Được đền cho gấp mười lần thịt cũng không khỏi đau đớn.’ Ngu nhân cũng như thế, không sợ ác báo đời sau, chỉ tham khát khoái lạc đời nay, bức khổ chúng sinh để tích cóp tiền của, sau lại bố thí cho muôn người hòng đền tội và làm phúc. Như vua kia lóc thịt lưng người, rồi đền gấp bội cho người ta khỏi đau đớn, quyết không có chuyện đó.  Dụ thứ 20, Bách Dụ Kinh

33. Đại Quy Nhân Duyên

Truyện 33. Truyện Con Rùa Lớn. Tạp Bảo Tạng Kinh, Quyển 3. Hồi ấy Phật ở thành Vương Xá. Đề-bà-đạt-đa thường ôm ác ý, muốn hại Thế Tôn, thuê năm trăm bà-la-môn thiện xạ, sai mang cung tên tới chỗ Phật, kéo cung bắn Phật. Tên bắn ra đều biến thành các loài hoa câu-vật-đầu, phân-đà-lợi, bà-đầu-ma, và ưu-bát-la. Năm trăm bà-la-môn thấy sự thần biến như vậy, ai nấy đều kinh hoảng, buông cung tên, lễ Phật sám hối và ngồi sang một bên. Phật thuyết pháp cho, thảy đều đắc quả vị tu-đà-hoàn. Họ lại bạch Phật: ‘Nguyện cho chúng tôi xuất gia học đạo.’ Phật chúc: ‘Lành thay các tì-khưu.’ Thì râu tóc họ tự rụng, pháp phục choàng thân. Phật lại thuyết pháp cho nữa thì đắc quả A-la-hán. Chư tì-khưu bạch Phật rằng: ‘Thế Tôn thần lực, thật hi hữu thay! Đề-bà-đạt-đa thường rắp tâm hại Phật, mà Phật hằng có lòng đại bi.’ Phật kể: ‘Không phải hôm nay thôi, trong thời quá khứ, ở nước Ba-la-nại có một vị thương chủ tên là Bất Thức Ân. Vị ấy cùng với năm trăm khách buôn đi biển tìm của báu. Được của báu rồi

Hắc chính Hán ngữ nhất tắc

Đọc một bài báo về đấu đá chính trị ở Trung Cộng mà có những từ ngữ và khái niệm này. Gom lại thành một kim chỉ nam của những người tìm sự nghiệp trong chế độ Trung Cộng như dưới. Trước hết đặt mục tiêu là 'kiếm một chỗ quyền lực cao nhất' 置身最高權力中心 /trí thân tối cao quyền lực trung tâm/. Xác định không có nhiều lựa chọn, phải định cái giá phải trả rồi chọn giữa 'cao cấp hắc' 高級黑 và 'đê cấp hồng' 低級紅, thà 'đen ở cao' còn hơn 'đỏ ở thấp'.  Sau khi đã ‘rót chén mác-lê uống vô là mê hồn’ 灌馬列主義迷魂湯 /quán Mã Liệt chủ nghĩa mê hồn thang/, biến thân mình thành cái máy tuyên truyền 宣傳機器 /tuyên truyền cơ khí/ thì kế đến là chọn phe, khoác cho mình một 'màu áo phe phái' 派系 色彩 /phái hệ sắc thái/. Muốn giật quyền lực về tay mình權力奪到手/quyền lực đoạt đáo thủ/ thì trước phải biết phục tòng, ghép vào sau đuôi kẻ khác mà làm người 夾著尾巴 做人 /giáp trước vĩ ba tố nhân/.  Lại còn phải biết chơi trò lúc thì tung người ta lên mây xanh, lúc thì đạp xuống dưới đất,

51. Quý Bộ Xương Khô

Ngày xưa có người chết rồi, thần hồn về vuốt ve bộ cốt của mình. Người ở bên hỏi: “Ông chết rồi, lại xoa xuýt đống xương khô làm chi?’ Hồn đáp: “Đây là cố thân tôi, thân không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không hai lưỡi, không chửi rủa, không nói bậy, không siểm nịnh, không ghen ghét, không thù hận, không ngu si. Chết rồi sinh lên trời, muốn chi có nấy, khoái lạc vô cùng. Cho nên quý trọng nó lắm.”  Truyện thứ 51. Cựu Tạp Thí Dụ Kinh văn 昔有人死已後,魂神還自摩娑其故骨,邊人問之:「汝已死,何為復用摩娑枯骨?」神言:「此是我故身,身不殺生、不盜竊,不他婬、兩舌、惡罵、妄言、綺語,不嫉妬、不瞋恚、不癡,死後得生天上,所願自然快樂無極,是故愛重之也。」 âm Tích hữu nhân tử dĩ hậu, hồn thần hoàn tự ma sa kì cố cốt, biên nhân vấn chi, ‘Nhữ dĩ tử, hà vi phục dụng ma sa khô cốt?’ Thần ngôn, ‘Thử thị ngã cố thân, thân bất sát sanh, bất đạo thiết, bất tha dâm, lưỡng thiệt, ác mạ, vọng ngôn, khỉ ngữ, bất tật đố, bất sân khuể, bất si, tử hậu đắc sanh thiên thượng, sở nguyện tự nhiên khoái lạc vô cực, thị cố ái trọng chi dã.’ 

46. Chớ Khiếp Nhược Quỷ Thần Lung Lạc (Cựu Tạp Thí Dụ Kinh)

Ngày xưa có năm vị đạo nhân cùng đi, giữa đường gặp mưa tuyết, vô tá túc trong một đền thần, trong đền có tượng quỷ thần của quan dân trong nước thờ cúng. Bốn người nói: “Tối nay lạnh quá, lấy mấy tượng gỗ này đốt sưởi ấm.” Người còn lại nói: “Tượng đó người ta thờ, không làm bậy được.” Bèn để yên không phá. Trong đền ấy có quỷ ăn thịt người, quỷ bàn với nhau: “Đúng phải ăn thịt người kia, chỉ có hắn sợ mình, bốn người kia hung bạo, không đụng được.” Người không dám phá tượng kia đương đêm nghe quỷ nói, ngồi dậy gọi bạn: “Sao không phá tượng kia lấy sưởi ấm?” Nói xong đem tượng đốt. Quỷ ăn thịt người liền bỏ chạy. Phàm đã học đạo phải thường kiên tâm, chớ khiếp nhược mà quỷ thần lung lạc. Truyện thứ 46. Cựu Tạp Thí Dụ Kinh   夫人學道常當堅心意,不可怯弱令鬼神得人便也。  Phù nhân học đạo thường đương kiên tâm ý, bất khả khiếp nhược lệnh quỷ thần đắc nhân tiện dã. văn 昔有五道人俱行,道逢雨雪,過一神寺中宿,舍中有鬼神形像,國人吏民所奉事者。四人言:「今夕大寒,可取是木人燒之用炊。」一人言:「此是人所事,不可敗。」便置不破。此室中鬼常啖人,自相與語言:「正當啖彼一人,是一人畏我,餘四人惡,不可犯。」其可止不敢破像者,夜聞鬼語,起呼伴:「何不取破此像用

Rồng Đòi Ăn Tim Khỉ

Lúc ấy chư tì-khưu lại bạch Phật rằng: ‘Thật hi hữu Thế Tôn! Thật bất khả tư nghị. Ma vương Ba-tuần uy thế tự tại, thống trị dục giới, nhiều loài bị mê hoặc, vẫn không động được chỗ ngồi này của Phật.’ Chư tì-khưu nói vậy xong, Phật đáp: ‘Tì-khưu các ông nên biết, không phải hôm nay ma vương Ba-tuần mới dùng uy thế mê hoặc ta, quá khứ cũng như vậy, không lừa được ta.’ Lúc ấy chư tì-khưu liền bạch Phật rằng: ‘Thiện tai, Thế Tôn. Việc ấy như thế nào? Nguyện nói ra cho chúng tôi được rõ.’ Phật kể chư tì-khưu: ‘Ta nhớ rất xưa, trong biển lớn có con rồng lớn, vợ nó đang mang thai bỗng dưng thấy muốn ăn tim khỉ. Vì nhân duyên đó mà mẫu long gầy yếu, quằn quại, lo sợ bất an. Lúc ấy đại long thấy thân thể vợ gầy yếu, kém sắc hỏi: ‘Phu nhân, em đau chi? Muốn ăn chi? Ta không nghe em đòi đồ ăn, vì sao như thế?’ Mẫu long im lặng không nói. Chồng nó lại hỏi: ‘Em vì sao không nói?’ Vợ đáp chồng: ‘Anh nếu thỏa tâm nguyện em, em sẽ nói cho nghe, nhược bằng không em việc chi phải nói.’ Chồng đáp rằn

75. Giết Lạc Đà Phá Luôn Hũ

Xưa có người dùng hũ đựng ngũ cốc, lạc đà chui đầu vô hũ ăn ngũ cốc không rút ra được. Người kia lấy đó làm ưu sầu. Có ông già tới mách rằng: ‘Ông đừng buồn, tôi bày cách lấy ra. Theo lời tôi nhất định ra mau. Ông chặt đứt đầu tự nhiên ra liền.’ Bèn theo lời ông già lấy dao chặt đầu lạc đà. Giết lạc đà xong phá luôn cái hũ. Người ngu như thế thiên hạ cười cho.  Phàm phu ngu nhân cũng như thế, lòng hướng đạo bồ-đề, dốc chí cầu tam thừa thì nên giữ giới để phòng hộ chư ác. Đàng này vì ngũ dục sai sử nên phá tịnh giới, phạm cấm giới rồi bỏ luôn tam thừa, buông thả tâm ý, mặc tình làm ác. Rốt cục tam thừa và tịnh giới đều vứt bỏ, giống kẻ ngốc kia lạc đà và hũ đều mất. Truyện thứ 75. Bách Dụ Kinh Thí dụ này thấy có dẫn trong các tập cổ văn sơ cấp. https://www.chinesewords.org/poetry/72565-565.html

74. Xuất Gia Phàm Phu Tham Lợi Dưỡng

Xưa có quốc vương đặt ra một giáo điều, bắt toàn bộ Bà La Môn trong nước phải tẩy tịnh. Ai không tẩy tịnh bắt đi khổ sai trùng trùng. Có người Bà La Môn cầm bình không, nói láo đã tẩy tịnh. Người ta rót nước vào bình cho thì đổ đi hết. Rồi nói như vậy: ‘Ta không cần tẩy tịnh nữa, vua tự mà tẩy thân vua.’ Vì phép vua ép, lại muốn tránh khổ dịch nên nói láo là tẩy tịnh, thật tình là chưa. Kẻ tu hành phàm phu cũng như thế, cạo đầu nhuộm áo, kì thật bên trong phá giới. Trá hiện trì giới để cầu lợi dưỡng và tránh khổ dịch của vương pháp, bên ngoài giống sa-môn, thật tình bên trong hư dối, như cầm bình không chỉ có ngoại tướng. Thí dụ thứ 74, Bách Dụ 

Chuyện Tôn Giả Chất Đa Thủ

Chuyện bắt đầu ở Thành Xá-Vệ, có một người chăn trâu trẻ lạc mất một con, đi tìm khắp rừng mất nguyên buổi sáng, tới trưa mới tìm ra. Dắt trâu về nhập bầy xong, người chăn trâu khát cổ họng, bụng cồn cào nên tìm tới một tự viện trong rừng, đảnh lễ chư sư xong, ngồi ra một bên. Các tì-khưu thấy bộ dạng đói khát, nói với anh: ‘Chàng trai, trong thùng còn ít cơm rau, đi ăn đi!’. Thời Phật, nhờ uy đức giáo hóa của Phật mà thí chủ thường bố thí Phật và chúng tì-khưu xuất gia, nhờ vậy mà chúng tì-khưu có đầy đủ gạo cơm, cà-ri, và đồ ăn các loại. Người chăn trâu trẻ tuổi kia hôm đó được một bữa no. Cơm xong chàng quay ra cảm ơn các tì-khưu rồi hỏi: ‘Các vị tôn giả hôm nay đi khất thực chỗ nào?’ ‘Đâu có đâu, ưu-bà-tắc, như mọi ngày thôi.’ Người chăn trâu nghĩ bụng: ‘Ta ngày đêm làm lụng mà chưa hề được đồ ăn ngon và nhiều như thế! Sống tại gia có chi hay chơ, chẳng bằng xuất gia!’ Nghĩ vậy bèn đem ý nguyện xuất gia trình các thầy. Các tì-khưu đáp: ‘Thiện tai, ưu-bà-tắc, hoan nghênh anh gia nhậ

34. Ngư Thân, Lực Sĩ Và Quốc Vương

Xưa có dòng họ lớn, giàu cự ức, thường hay bố thí, ai tới xin đều cho. Sau sinh con trai không có tay chân, hình thể như cá, đặt tên là Ngư Thân. Cha mẹ mất, kế thừa gia nghiệp, ngủ nghỉ trong nhà nhưng không ai ngó. Lúc ấy có lực sĩ trông vào bếp vua để có ăn, thường hay thiếu thốn, một mình kéo mười sáu xe củi đi bán để tự chu cấp, nhưng thường không đủ ăn. Tới viếng cự gia kia xin đắp chỗ thiếu thốn của mình, nói: ‘Nhiều năm nhờ vua mà có cơm nước, thường không đủ ăn, hay chịu đói khát. Nghe cự gia tiền tài dư đầy nên tới xin ăn.’ Ngư Thân mời vô gặp mặt, bày thân mình ra. Lực sĩ bỏ về, nghĩ bụng: ‘Gân sức ta như vậy mà so ra không bằng kẻ không có chân tay lại ôm giữ nhiều tài vật.’ Tới chỗ Phật hỏi cho rõ chỗ nghi của mình: “Trên đời có người hào phú như vua, cụt tay cụt chân mà giàu có lắm lắm, còn tôi gân cốt cả nước không ai địch nổi lại thường chịu đói, cơm nước thiếu hụt. Vì nhân duyên gì mà như vậy?’ Phật đáp: “Xưa thời Phật Ca-diếp, Ngư Thân với vua kia cùng dâng cơm Phật,

35. Không Thuyết Kinh Cho Thợ Săn

Truyện thứ 35, Cựu Tạp Thí Dụ Kinh 舊雜譬喻經 Phật đang thuyết kinh cho đệ tử. Lúc ấy có thợ săn cầm nỏ, vác hơn mười con chim đã chết đi ngang qua. Người ấy thấy Phật, ý tinh nhuệ nguyện nghe thuyết kinh, sẵn lòng lắng nghe và tiếp thụ, nhưng Phật dừng lại không nói cho. Thợ săn bỏ đi, nói: ‘Nếu tôi làm Phật sẽ thuyết đạo cho khắp muôn người, tuyệt không xa lánh ai.’ A-nan hỏi Phật: ‘Người ấy có lòng muốn nghe giáo điển, vì sao tránh ông ấy?’ Phật nói: ‘Người ấy là đại bồ-tát, lập nguyện thâm cố. Xưa kia làm vua, đối xử cung nữ tình ý không đều, những người không được sủng ái mưu với chim trậm  giết vua. Vua sinh vào nhà săn bắn, những cung nữ kia đều đọa làm điểu thú. Nay trả hết tội báo, sau sẽ thành tựu đạo nghiệp. Nếu thuyết kinh cho nghe, e rằng thoái tâm, sợ hãi rớt xuống la-hán đạo. Vì vậy mà không thuyết cho ông ấy.   (*) 鴆 /trậm/ một loài chim độc trong truyền thuyết Trung Hoa  

60. Bóng Vàng In Đáy Nước

Xưa có kẻ ngốc tới hồ nước lớn, thấy dưới đáy hồ lấp lánh như có vàng thật, reo lên: ‘Có vàng!’ Liền lội xuống khoát bùn tìm, mệt mỏi mà không được gì. Lên bờ ngồi nghỉ. Lát sau bùn lắng, kim sắc lấp lánh, lại lội xuống, khoát bùn tìm nhưng cũng không được gì. Cha người ấy đi tìm con, tới thấy con hỏi rằng: ‘Con làm chi vất vả như thế?’ Con nói cha: ‘Dưới đáy hồ có vàng, con nãy giờ xuống nước mò mấy lần, mệt quá mà không được.’ Người cha nhìn đáy nước thấy ảnh, biết vàng ở trên cây, dưới đáy nước chẳng qua là phản ảnh mà thôi. Người cha nói: ‘Ắt là chim ngậm vàng bay tới thả trên cây.’ Bèn theo lời cha lên cây tìm thì thấy. [Kệ văn] 凡夫愚癡人,無智亦如是。於無我陰中(*),橫生有我想。如彼見金影,勤苦而求覓,徒勞無所得。 Phàm phu ngu si nhân, vô trí diệc như thị. Ư vô ngã ấm trung, hoành sinh hữu ngã tưởng. Như bỉ kiến kim ảnh, cần khổ nhi cầu mịch, đồ lao vô sở đắc. Người đời ngu si không có trí tuệ cũng giống như kẻ ngốc kia. Ở trong ngũ ấm (*) vô ngã lại tưởng có ngã, như kẻ ngốc kia nhìn thấy kim ảnh dưới nước, cho dù có la

18. Phạm Chí Giấu Vợ

Ngày xưa có ông vua giữ thê thiếp rất nghiêm, bà chính cung nói thái tử: ‘Ta là mẹ con, cả đời chưa thấy nước mình, muốn ra ngoài một lần, con tâu cha xem.’ Như vậy ba lần, thái tử mới tâu vua cha, vua nghe theo. Thái tử đích thân đánh xe, xuất thành có quần thần hai bên nghinh đón và lễ bái, phu nhân đưa tay vén màn cho người ta thấy bà. Thái tử thấy đàn bà như vậy, bèn giả vờ đau bụng quay về. Phu nhân than: ‘Ta thật vô phước.’ (1) Thái tử nghĩ bụng: ‘Mẹ ta còn như vậy, huống chi người khác?’ Đương đêm bỏ nước đi, lên núi du ngoạn. Lúc ấy bên đường có cây, dưới cây có suối đẹp, thái tử trèo lên cây, thấy một phạm chí độc hành xuống suối tắm rửa. Tắm xong cơm, làm phép thuật nhả ra một cái bình, trong bình có người nữ, dắt nhau ra chỗ kín đáo làm gia thất. Phạm chí ngủ thiếp đi, người nữ lại làm phép thuật, nhả ra một cái bình, trong bình có trai trẻ, cùng nhau ăn nằm, xong nuốt bình vô. Lát sau phạm chí dậy, lại nạp người nữ vô bình, nuốt bình xong chống gậy mà đi.  Thái tử về nước b

Sáng Ba Chiều Bốn

Nước Tống có ông già nuôi khỉ, cưng lắm, nuôi thành bầy. Chủ biết bụng khỉ mà khỉ cũng đọc được ý chủ. Vun vén khẩu lượng của người nhà để thỏa lòng tham của khỉ. Mãi thì thâm, phải bớt đồ ăn chúng lại, nhưng sợ chúng không chịu nghe. Lúc đầu lừa chúng rằng: ‘Cho bây ăn niễng, sáng ba củ, chiều bốn củ, đủ không?’ Bầy khỉ tức quá nhảy đổng lên. Lát sau lại nói: ‘Cho ăn niễng, sáng bốn chiều ba, đủ không?’ Bầy khỉ vui vẻ chịu liền. 朝三暮四 宋有狙公者,愛狙,養之成群,能解狙之意;狙亦得公之心。損其家口,充狙之欲。俄而匱焉,將限其食,恐眾狙之不訓于己也。先誑之曰:“與若芧,朝三而暮四,足乎?”眾狙皆起怒。俄而曰:“與若芧,朝四而暮三,足乎?”眾狙皆伏而喜。 (nguyên văn  朝三暮四 ) Phiên âm Tống hữu thư công giả, ái thư, dưỡng chi thành quần, năng giải thư chi ý; thư diệc đắc công chi tâm. Tổn kì gia khẩu, sung thư chi dục. Nga nhi quỹ yên, tương hạn kì thực, khủng chúng thư chi bất huấn ư kỉ dã. Tiên cuống chi viết,‘Dữ nhược trữ, triêu tam nhi mộ tứ, túc hồ?’. Chúng thư giai khởi nộ. Nga nhi viết, ‘Dữ nhược trữ, triêu tứ nhi mộ tam, túc hồ?’ Chúng thư giai phục nhi hỉ. Bách Dụ Kinh có dụ thứ 34 ý tứ tư

34. Dâng Nước Lành Cho Vua

Xưa có thôn kia cách vương thành năm do-tuần, trong thôn có nước thơm lành. Vua lệnh dân làng ngày ngày phải tiến cống thứ nước ấy. Dân làng mệt mỏi, muốn bỏ đi. Lúc ấy thôn chủ nói mọi người như vầy: ‘Bà con đừng đi! Để tôi tâu vua đổi năm do-tuần thành ba do-tuần, cho bà con gần hơn, đi lại đỡ mệt.’ Xong lên tâu vua, vua đồng ý cải xưng thành ba do-tuần. Chúng nhân nghe vậy rất mừng. Có người nói: ‘Vẫn năm do-tuần như cũ, đổi cái chi mô.’ Dân tuy nghe vậy vẫn tin lời vua, rốt cục không bỏ đi. Người đời cũng vậy, tu chánh-pháp để sau thoát ngũ đạo [1] mà nhập niết-bàn-thành thì nản lòng muốn bỏ ngang, hành trình vượt sinh tử bị đình đốn không tiến được thêm nữa. Pháp vương Như Lai có phương tiện quyền biến, nhất thừa pháp tách ra nói làm ba [2] . Những người căn tính tiểu thừa nghe vậy mừng rằng dễ theo, tiếp tục tu thiện pháp, thêm nghiệp lành, tìm cách ra khỏi biển sinh tử. Sau nghe có người nói không hề có tam thừa, xưa nay chỉ một đạo lộ mà thôi vẫn tin lấy lời Phật, không chịu b