Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2012

50. Cái hộp báu

Ngày xưa có một người gia cảnh bần cùng, nợ nần chồng chất, mà không đủ sức trả nên phải bỏ xứ mà đi. Trên đường người ấy đi, ở một nơi vắng vẻ, bên vệ đường có một hộp châu bảo, bên trong chứa đầy trân kì bảo vật, trên bảo vật có phủ một tấm gương. Người cùng khổ ấy đi qua, thấy bốn bề vắng người, bèn nhặt hộp ấy lên mở ra, thấy bên trong toàn là trân kì dị bảo. “Phát tài đến nơi rồi!” Người cùng khổ ấy trong lòng mừng rỡ vô cùng. Đang lúc hí hửng như thế, đột nhiên thấy trong gương có người, người ấy giật mình kinh hoảng, vội vã ríu rít xin lỗi: “Tôi tưởng trong hộp không có chi, chỉ là cái hộp không, không biết là ông có ở trong này, xin ông chớ hiểu lầm, tôi thật không có ý lấy đi đồ gì của ông.” Nói rồi người cùng khổ ấy không kịp làm rõ đầu đuôi chuyện gì, liền vọt đi nhanh như cắt . Thì ra cái mà người cùng khổ ấy thấy trong gương chính là thân ảnh của mình thôi.   Phàm phu trong cuộc nhân sinh đầy phiền não này gặp được Phật pháp, đó chính là người cùng k

49. Sa-di đắc trường thọ

Ngày xưa có vị La Hán nhận một chú tiểu sa-di làm đồ đệ. Một hôm vị La Hán ấy nhập định, quán sát thấy tiểu sa-di chỉ còn bảy ngày thọ mạng, nên từ bi bảo trò về thăm cha mẹ, rồi bảy hôm sau trở lại. Tiểu sa-di từ biệt sư phụ, đeo túi hành lí nhỏ xuống núi. Trên đường về nhà chú tiểu sa-di thấy một đàn kiến đang trôi trên mặt nước, sắp bị nước dìm chết. Chú tiểu sa-di ấy sinh khởi lòng từ bi, lập tức cởi áo ca-sa, đắp đất ngăn nước, rồi vớt đàn kiến đặt lên nơi cao ráo. Nhờ vậy mà cả đàn kiến được cứu sống. Bảy hôm sau, tiểu sa-di vui vẻ về chùa, sư phụ thấy sa-di ấy về thì lấy làm kinh quái. “Rõ ràng là nó chỉ còn bảy ngày thọ mệnh, vì sao lại còn về được? Rốt cục là có chuyện gì?” Nghĩ vậy rồi nhập định lấy thiên nhãn quán sát, nguyên lai là tiểu sa-di nhờ phát tâm từ bi, cứu lấy đàn kiến mà thêm phước, kéo dài mạng sống. --- Tự cổ chí kim loài người dốc lòng cầu trường sinh bất lão, nhưng rốt cục chỉ là nhất vô sở đắc, tiểu sa-di chỉ làm một việc rất dễ mà lại tăng phước t

48. Thợ gốm và con lừa, ai hay hơn ai?

Ngày xưa có một vị Bà La Môn, muốn mở một đại pháp hội, mới bảo đệ tử là A Tam rằng: “Trong pháp hội cần phải có đồ gốm, ngươi ra chợ tìm một người thợ gốm về đây.” A Tam vâng lời tới nhà một người thợ gốm, thì thấy người thợ gốm từ ngoài rầu rĩ đi vào, vừa ngồi xuống là bắt đầu khóc lóc thê thảm. A Tam lấy làm quái dị, hỏi ông ta vì sao khóc lóc thảm thiết như vậy. Thợ gốm gạt nước mắt đáp: “Sáng sớm hôm nay, tôi lấy lừa chở đồ gốm ra chợ bán, ra khỏi công chưa được bao lâu thì con lừa đột nhiên đi chuệnh choạng, vấp chân, thế là bao nhiêu đồ gốm nhiều năm khổ cực mới làm thành vỡ nát ra đất hết.” A Tam nghe xong đầu đuôi câu chuyện, cao hứng bảo: “Con lừa này thật là ngu quá. Đồ gốm biết mấy năm công phu mới làm xong, tự dưng đùng một cái phá sạch. Ông bán con lừa này lại cho tôi đi.” Thợ gốm nghe vậy vui vẻ chịu liền. A Tam cưỡi trên lưng lừa vui vẻ đi về; Bà La Môn thấy lạ hỏi: “Ngươi không đưa thợ gốm về, lại cưỡi con lừa về làm gì?” A Tam đắc chí đáp: “Con lừa này h

47. Nước mía

Ngày xưa có hai người cùng trồng mía ước định với nhau rằng, người nào trồng được mía ngon lành và nhiều nước hơn thì người ấy sẽ được tưởng thưởng. Ước định rồi hai người liền bắt tay làm ruộng, bón phân. Một người đột phát ý tưởng lạ: “Nước mía ngọt như vậy, nếu dùng tưới cho ruộng mía, thì sau này mía trồng ra nhất định sẽ ngọt hơn.” Nói rồi người ấy ngày đêm không ngừng ép lấy rất nhiều nước mía, vừa tưới ruộng, vừa kì vọng sẽ thật hiện được ý muốn bội thu. Nhưng mà không ai ngờ rằng nước mía lại làm hư những cây mía con mới trồng xuống, không những giấc mộng nước mía ngon đã thành mộng huyễn bọt nước rồi mà còn mất hết nước mía vô ích nữa. Suy ngẫm Rán sức làm việc, rồi còn phải biết rõ nhân quả nữa, thì mới có thể có được quả báo viên mãn. Nếu chỉ để mắt truy cầu quả báo tương lai mà vì không liễu giải đạo lí nhân quả nên gieo sai nhân, thì chỉ biến hay thành dở, tăng thêm ác quả. Hiểu đúng phép nhân quả, từ từ rán sức gieo nhân, đó mới chính là quan niệm chính xác về

46. Một hớp đòi uống hết nước sông

Ngày xưa có một đoàn lữ hành đi dưới mặt trời chói chang, vì đường xa lặn lội nên thân thể vô cùng mệt mỏi và đói khát, có làm thế nào thì trong hoang mạc cũng không tìm đâu ra được một giọt nước. Cả đoàn người chỉ còn cách kéo lê tấm thân mệt mỏi đó qua từng ngọn núi một, cuối cùng cũng tới được một bến nước. Nước sông trong trẻo khiến đoàn người lữ hành vội vàng lội xuống uống một hơi. Nhưng trong đoàn người có một người chỉ đứng yên nhìn nước sông, không chịu xuống uống nước. Những người cùng đi lấy làm lạ hỏi: “Không phải ông không khát cháy, tìm khắp cho được chỗ có nước mà uống đó sao? Giờ tới bến sông rồi, vì sao còn chưa xuống uống?” Người lữ hành kia thần tình nghiêm túc đáp: “Nếu mà nước sông này tôi uống hết được, thì tôi đã uống từ lâu rồi. Nay nước nhiều như vậy, tôi có uống thế nào cũng không hết. Vì vậy mà tôi chẳng uống, thế thôi.” Cả bọn nghe xong, ai cũng rộ lên cười.

45. Mau mau lớn

Nhà vua hôm nay rất vui, vì công chúa nhỏ vừa mới hạ sinh. Công chúa nhỏ rất đẹp, nhà vua không rời con nửa bước, ngắm nhìn con mãi. “Công chúa nhỏ như vậy, lúc nào mới lớn lên đây?”, nghĩ vậy rồi nhà vua cho vời ngự y vào. Vua hỏi, “Khanh có thuốc hay gì không, để cho công chúa uống vào là ngày mai lớn lên được.” Ngự y đáp, “Đương nhiên là có. Nhưng mà thiếu dược thảo, cho nên phải đi phương xa tìm.” Nhà vua nghe xong, liền thúc ngự y mau đi tìm. Trước khi ra đi, ngự y thận trọng giao ước với nhà vua: “Từ nay cho tới khi thần về nước, hoàng thượng tuyệt không tới gặp công chúa nữa, nếu không thì dù có lấy được dược thảo về, cũng vô hiệu.” Nhà vua quả nhiên nhớ kĩ nằm lòng lời ngự y, từ đó không tới gặp công chúa nữa, chỉ một lòng trông ngóng ngự y mau mau về. Một năm, hai năm trôi qua, tới mười hai năm sau thì ngự y tần tảo gió bụi trở về, và có đem theo dược thảo, đem cho công chúa uống, rồi sau đó dắt công chúa tới trước mặt vua. Nhà vua thấy trước mắt mình một người con gái

44. Xây nhà ba tầng

Ngày xưa có một người tên là A Tam, giàu có hơn người, có thể nói là của cải đầy nóc, nhưng lại ngu si không ai bằng. Có một hôm A Tam tới nhà bạn làm khách, thấy tòa nhà ba tầng nguy nga của bạn, phú lệ đường hoàng, thì vô cùng thích thú, nghĩ bụng: “Của cải mình đâu có thua ông ta, mình cũng phải xây một căn nhà như vậy.” Hôm sau trời mới tờ mờ sáng, A Tam đã cho người đi tìm thợ mộc, chuẩn bị xây nhà. Người thợ mộc ấy chính là người đã kiến tạo căn nhà ba tầng cho người bạn của A Tam. A Tam trong lòng mừng rỡ, đem căn nhà ấp ủ trong lòng ra nói cho thợ mộc nghe. Thợ mộc nghe xong nói: “Không có gì, ông cứ yên tâm. Tôi bảo đảm sẽ làm cho ông một căn nhà ba tầng xuất chúng.” Quả nhiên người thợ mộc không nuốt lời, qua hôm sau đã mang người tới bắt đầu đào bới, đục gõ. A Tam thấy thế, rất là hưng phấn và kì vọng. Xây nhà lầu, thì thứ nhất là phải đào móng, người thợ mộc tài ba đó đương nhiên không thể làm khác. Trước tiên ông cho người đào đất, san phẳng, làm móng, làm việc h

43. Đau chân

Có một vị trưởng giả thu nạp được hai người đệ tử. Có một hôm, trưởng giả đau chân, gọi hai người đệ tử lại, rồi bảo mỗi người vỗ về, xoa xát mỗi chân để cho đỡ đau. Hai người đệ tử đó thường ngày đã oán ghét, ghen tị nhau, lúc ấy càng như oan gia đối đầu, thật không thể nào nhìn mặt nhau được. Hai người vừa xoa chân cho thầy, vừa cạnh nạnh nhau. Bỗng một vị nghe có người gọi mình, liền đứng dậy đi. Vị kia nhìn quanh thấy bốn bề không có người, mừng thầm: “Có dịp rồi. Phải dạy cho nhà ngươi một bài học mới được.”. Nghĩ bụng liền nhặt lấy một hòn đá, rán gân rán sức nhè chân của vị trưởng giả mà nện, làm cho cái chân của vị đệ tử kia đang xoa xát dở bị gãy. Vị kia trở vô thấy vậy, không nói nửa lời, phẫn nộ, nhặt một hòn đá trên mặt đất, cũng nhè cái chân của vị đệ tử kia xoa xát mà nện. Vị trưởng giả đáng thương chân đau đã chưa hồi phục được, lại vì hai đứa đệ tử oán hận nhau mà càng chuốc thêm họa. Viết lại theo “Bách Dụ Kinh” Oán ghét và tật đố chính là hai người đệ tử của

42. Chia đều

Ngày xưa nước Ma-la (?) có một phú ông, bị trọng bệnh và biết mình không còn sống bao lâu, mới gọi hai người con lại bên giường mà dặn: “Cha chết rồi hai anh em con nhớ chia đều tài sản…”. Nói chưa xong thì phú ông đã vãng sinh. Hai anh em thấy gia tài lớn thì sinh lòng tham, bắt đầu tranh đoạt, có chia như thế nào hai người trước sau cũng không chịu. Lúc ấy có một lão già ngu dốt bảo: “Để ta chỉ cho cách chia đồ đồng đều, hai ngươi lấy hết tài sản rồi nhè chính giữa mà xẻ ra hai là ổn.” Nghe xong hai người không nói mà vui mừng chịu rằng đó thiệt là cách hay. Rồi vội vàng đem áo quần, chén bát, bình chậu, tiền tệ, tất cả gia sản đều cứ chính giữa cẩn thận cắt ra làm hai. Trong vụt chốc, vạn quán gia tài biến thành một đống đồng nát dẻ rách không có giá trị gì nữa. Viết lại theo “Bách Dụ Kinh” Người, việc, vật nếu cứ nhất nhất đem phép nhị phân thích chán, yêu ghét ra đối đãi thì hết thảy đều mất hết.

Hai điều tôi ghét nhất trong chữ Hán

Thứ nhất, là chữ giản thể. Chữ phồn thể có những quy tắc thành hình riêng, mà sang chữ giản thể thì mọi quy tắc đều mất hết, thành ra không phải chữ giản thể giúp cho người học dễ nhớ và nhớ lâu. Nó làm loạn trí nhớ người học thì đúng hơn. Một điểm nữa là nó xấu, nhìn chữ phồn thể thấy giống người đĩnh đạc, có đủ tứ chi, còn chữ phồn thể giống người què, không cụt tay thì cụt chân. Bởi vậy có ai chơi thư pháp mà viết chữ giản thể. Cái tệ nhất của chữ giản thể là nó làm vướng cuộc đời. Cộng sản Trung Quốc muốn tạo một thứ chữ dễ viết, dễ nhớ để phổ cập giáo dục. Chỉ có điều sách vở kinh điển đều chép bằng phồn thể, và người học muốn thành tài thâm sâu thì thường học tận gốc, họ sẽ học phồn thể, cũng như học văn ngôn văn chứ không chỉ dừng riêng ở bạch thoại. Chỉ những người hài lòng với học thức nông cạn mới dừng lại ở chữ giản thể. Cộng sản Trung Quốc muốn tạo dấu ấn trên lịch sử văn hóa Trung Hoa, nhưng mà động cơ của họ là động cơ quyền lực chứ không phải động cơ văn hóa; sản phẩm

41. Thưởng vàng

Ngày xưa có một vị nhạc sư, tài chơi đàn là tuyệt luân. Nhà vua nghe kì danh đã lâu, một hôm mời ông ta vào hoàng cung diễn tấu, hứa diễn tấu xong sẽ thưởng cho ngàn lượng vàng. Nhạc sư nghe ‘thưởng ngàn lượng vàng’ thì gật đầu chịu liền, lại lấy hết tài nghệ của mình ra diễn xuất. Nhạc khúc du dương, ngón đàn thanh thúy, được mọi người hoan hô. Diễn tấu xong, nhạc sư nghiêng mình trước quốc vương, thỉnh cầu tưởng thưởng; quốc vương lúc này tiếc lời trót hứa của mình, mới nói khéo rằng: “Nhạc của ông diễn xuất chỉ cho lỗ tai của ta một chút khoái lạc ngắn ngủi mà thôi, sở dĩ ta nói sẽ cho người ngàn lượng vàng, cũng chỉ là cho ngươi vui tai tạm thời thôi vậy.” Suy ngẫm Mọi sự trên đời cũng như chuyện ‘thưởng vàng’ này, chúng ta thường nghĩ mình đã làm được những gì, mà rốt ráo có được bao nhiêu? Thật có thể khoái lạc được bao lâu?

40. Nấu nước đường

Ngày xưa có một người tên là A Tài, chuyên nghề nấu đường. Có một hôm, trong nhà có một vị khách phú quý hiển đạt tới chơi, muốn đãi tốt người khách, A Tài vội vàng đi vào nhà bếp, thổi lửa lò lên, lấy đường đổ vào nổi và cho thêm ít nước, rồi bắt đầu nấu. A Tài hớn hở chuẩn bị lấy nước đường thượng hảo ra chiêu đãi khách. Một lát sau, nước đường nấu chín rồi, nhưng mà còn đang sôi sùng sục, trong chốc lát không thể nguội đi được. A Tài trong lúc gấp gáp lấy tới một cái quạt, rồi dùng hết sức quạt nồi nước đường. Càng quạt thì ngọn lửa dưới nồi nước càng bốc lên, nước đường trong nồi sôi sùng sục không ngớt. Nhưng mà A Tài trên trán đổ mồ hôi hột lại rán sức quạt, chỉ muốn cho nước đường mau nguội mà thôi. Người ngoài thấy thế, nhịn không được ôm bụng cười to rồi chê: “A Tài ngu si. Lửa dưới nồi cháy như thế, có quạt cách mấy cũng không nguội được!” Viết lại theo 'Bách Dụ Kinh' Nguyên văn:  http://www.ctworld.org/sutra_stories/story040.htm Suy ngẫm. Lúc phiền

39. Bóng vàng dưới đáy nước

Có một thằng khùng đi tới bên hồ nước lớn, thấy trong nước có ảnh của vàng quý, miệng hô lên có vàng, rồi vội vã lội xuống nước tìm khắp. Nhưng tìm cách nào cũng không thấy dấu vàng. Thằng khùng gân cốt mệt mỏi, chỉ thất vọng leo lên bờ ngồi nghỉ. Nghỉ được một lát thì mặt nước hỗn trọc dần dần trong trở lại. mặt nước lại hiện ra ảnh vàng, thằng khùng vừa thấy, lại mừng rỡ lội xuống nước, rán tìm tiếp. Nhưng kết quả lại như cũ, không kiếm được gì. Cuối cùng thằng khùng tiu nghỉu trèo lại lên bờ, ngồi nhìn ảnh vàng trong nước mà rầu rĩ. Lúc ấy, cha nó đang tìm nó, thấy nó ra vẻ mệt mỏi, hỏi: “Con làm sao mà mệt mỏi thế?” Nó buồn bã đáp: “Dưới đáy nước có vàng, nhưng con lội vào tìm nửa ngày mà không thấy.” Người cha nhìn ảnh tượng vàng trong nước, thì biết có vàng trên cây bên bờ hồ, chứ không phải có trong nước. Cha nó bảo: “Vàng đó nhất định là do chim nó ngậm tới bỏ trên cây.” Thằng khùng nghe vậy, mừng rỡ trèo lên cây, quả thật thấy có vàng.

38. Bà già bắt gấu

Có một bà già đang đứng dưới gốc cây hóng mát thì đột nhiên từ trong rừng đi ra một con gấu đen, nhắm thẳng bà mà tới. Bà già thấy thế, kinh hoảng chạy quanh gốc cây, cứ như thế kẻ đuổi người chạy cứ lòng vòng mãi quanh gốc cây, một vòng, hai vòng, ba vòng… Dần dần, con gấu không nhịn được nữa, bỗng hai tay ôm mạnh thân cây, tưởng sẽ bắt được bà già. Không ngờ không bắt được mà móng vuốt còn mắc kẹt trong vỏ thân cây. Bà già thấy dịp, lập tức quay mình lấy hết sức nhè hai chân trước con gấu mà ấn thẳng vào thân cây, khiến nó cử động không được. Vừa lúc ấy thì có một người đi ngang qua, bà già lập tức kêu to: “Tới đây mau. Chúng ta cùng bắt giết con gấu này, rồi chia đều thịt nó.” Người đi đường tin lời bà già, hớn hở chạy tới, lập tức thế vào chỗ bà mà đè lấy tay con gấu. Không ngờ bà già buông tay, chạy thẳng không quay đầu lại. Viết lại theo “Bách Dụ Kinh” Suy ngẫm Trí tuệ giải thoát chúng ta khỏi chỗ tai vạ, tham lam khiến chúng ta mắc kẹt trong chỗ nguy hiểm.

37. Ai ăn bớt trái cây?

Ngày xưa có một con bồ câu đực cùng với một con bồ câu cái sống chung trên một tổ. Mùa thu, trái cây chín, chúng nó cùng nhau ra ngoài hái quả, không lâu sau thì trái cây chất đầy tổ. qua nhiều ngày nắng và giớ, trái cây trong tổ khô dần dần, toàn bộ trái trong tổ chỉ còn lại một nửa. Vì vậy mà bồ câu đực mới trách bồ câu cái: “Chúng ta kiếm trái cây mệt nhọc như thế, em lại hưởng dụng một mình, rõ ràng là cứ nhè trái cây mà ăn chỉ còn có một nửa.” Bồ câu cái vội giải thích: “Em không có hưởng một mình, là quả nó tự giảm bớt đấy thôi.” Bồ câu đực nghe thế liền nổi giận đáp đáp: “Nếu em không lén ăn một mình thì sao mà trái cây tự bớt đi được?” Bồ câu đực phẫn nộ lấy mỏ nhọn nhè bồ câu cái mổ chết. Cách vài ngày, đột nhiên mưa to, trái cây trong tổ hấp thu hơi ẩm, hồi phục nguyên trạng rất mau, chẳng mấy chốc thì đầy tổ lại. Bồ câu cái thấy vậy, hối hận không thôi: “Bồ câu cái thật không có ăn trái cây, mình tự gây oan uổng cho cô ấy.” Lúc ấy bồ câu đực thương tâm mới c

34. Gieo Mạ Kiểu Mới

Dụ 82. Bách Dụ Kinh Xưa có một người mọi ra đồng, thấy mạch non sinh trưởng tươi tốt, hỏi mạch chủ, ‘Ông làm răng mà mạch tươi tốt rứa?’ Mạch chủ đáp, ‘San đất, bón đủ phân và nước mới được như vậy.’ Người kia liền theo chỉ dẫn làm, về lấy nước và phân bón ruộng, san đất điều hòa ruộng rồi xuống ruộng gieo hạt. Sợ chân mình giẫm lên khiến đất cứng mạch non không lớn được, nghĩ, ‘Mình sẽ ngồi trên một cái dần rồi nhờ người khiêng đi, ở trên dần mà gieo hạt như vậy mới tốt.’ Nghĩ thế rồi nhờ bốn người mỗi người khiêng một chân dần ra ruộng gieo hạt. Đất dót càng cứng hơn, người ta cười cho: sợ thì sợ hai chân mình giẫm đất, cuối cùng tăng lên tám chân.  Kẻ phàm phu cũng như thế, đã làm giới điền (ruộng phước) cho mầm thiện sinh trưởng, thì nên theo lời thầy dạy lãnh thọ huấn giáo cho mầm pháp lớn lên. Đàng này lại hủy phạm giới hạnh làm nhiều chuyện ác, khiến cho mầm pháp không lớn lên được. Cũng giống như kẻ kia sợ hai chân mình giẫm đất, cuối cùng tăng lên thành tám chân. Bạch thoại ct

35. Chặt Đầu Con Để Giữ Khuyên Tai

Xưa có hai cha con đi làm với nhau, trên đường thình lình giặc cướp nổi lên định vặt hai cha con. Tai người con có mang khuyên vàng, người cha thấy giặc nổi thình lình sợ mất vàng, bèn lấy tay giật tai người con, tai không rách, người cha vì cái khuyên vàng chặt luôn đầu con. Chỉ lát sau giặc bỏ đi, người cha quay lại lấy đầu gắn lại vai con nhưng không phục hồi được. Người ngu như thế bị thế gian cười cho. Dụ 86 đầy đủ của Bách Dụ Kinh 昔有父子二人緣事共行,路賊卒起欲來剝之,其兒耳中有真金璫,其父見賊卒發,畏失耳璫,即便以手挽之,耳不時決,為耳璫故便斬兒頭,須臾之間賊便棄去,還以兒頭著於肩上不可平復。如是愚人為世間所笑。 凡夫之人亦復如是,為名利故造作戲論,言二世有二世無,中陰有中陰無,心數法有心數法無,種種妄想不得法實。他人以如法論破其所論,便言:「我論中都無是說。」如是愚人為小名利,便故妄語喪沙門道果,身壞命終墮三惡道,如彼愚人為少利故斬其兒頭。 Âm Tích hữu phụ tử nhị nhân duyên sự cộng hành, lộ tặc tốt khởi dục lai bác chi, kì nhi nhĩ trung hữu chân kim đang, kì phụ kiến tặc tốt phát, úy thất nhĩ đang, tức tiện dĩ thủ vãn chi, nhĩ bất thời quyết, vi nhĩ đang cố tiện trảm nhi đầu, tu du chi gian tặc tiện khí khứ, hoàn dĩ nhi đầu trứ ư kiên thượng bất khả bình phục. Như thị ngu nhân vi t

36. Con khỉ tiếc hạt đậu

Có một con khỉ (Macaque), tay nắm một dúm đậu, đang vui vẻ nhảy trên đường đi. Bỗng một hạt rơi xuống đất. Vì hạt đậu rơi mất ấy, nó liền bỏ hết dúm đậu trong tay lại bên vệ đường, cúi xuống đất rồi loay hoay tìm. Tìm mãi mà không thấy tung tích hạt đậu ở đâu. Cuối cùng nó đành phủi bụi trên thân, quay lại định lượm lại những hạt đậu đã bỏ lại bên vệ đường, mới biết là, hạt đậu bị mất tìm không ra mà cả dúm đậu bỏ lại bên đường cũng đã bị gà vịt ăn hết sạch, một hạt cũng không còn. Viết lại theo “Bách Dụ Kinh” Nguyên văn ở đây: http://www.ctworld.org/sutra_stories/story036.htm

30. Đầu Đuôi Tranh

Như có con rắn, đuôi nói đầu, ‘Đáng lẽ tau đi đầu.’ Đầu đáp lại đuôi, ‘Lâu nay tau toàn đi đầu, vì sao đột nhiên phải để mầy đi đầu?’ Đầu y cũ đi đầu, đuôi quấn lấy gốc cây không cho đi. Đành phải để đuôi đi đầu, chẳng mấy chốc rớt xuống hố lửa cháy mà chết.  Giữa thầy và trò cũng thường như thế, nói sư phụ là trưởng bối thường lên trước trụ trì, thì hàng hậu bối chúng ta cũng có thể làm thủ lĩnh dẫn đạo được. Thế là để cho làm, hạng trẻ tuổi sơ học không am tường giới luật, phạm hủy nhiều chỗ, khó tránh khỏi liên đới kéo cả thầy lẫn trò rớt xuống địa ngục. https://www.ctworld.org/sutra_stories/story030.htm

31. Giao Cho Nô Bộc Giữ Nhà

Dụ 45 Bách Dụ Kinh Ví như có người kia sắp đi xa, dặn đứa đầy tớ rằng ‘Mầy canh cửa cho đàng hoàng, nhớ trông chừng con lừa với mớ dây thừng.’ Chủ đi rồi, trong xóm có nhà tấu nhạc, tên đầy tớ muốn đi nghe nhưng không an tâm, bèn lấy dây thừng quấn vô cửa rồi đặt lên lưng con lừa, dắt tới chỗ đông vui nghe người ta tấu nhạc. Tên đầy tớ đi rồi, tài vật trong nhà kẻ gian vô khuân sạch. Chủ về, hỏi, ‘Đồ đạc đâu hết?’ Đầy tớ đáp, ‘Khi đi ôn biểu con canh cửa, con lừa với mớ dây, ngoài mấy thứ đó ra con không để ý chi khác.’ Chủ mắng, ‘Nuôi mầy giữ nhà chẳng qua là vì của cải, bây giờ của cải mất hết rồi thì giữ mày lại làm gì?’ Ngu nhân trong vòng sinh tử nô dịch cho Ái Dục cũng như thế. Như Lai dạy thường phải canh giữ cửa Lục Căn, chớ để cho dính lục trần*, chăn con lừa Vô Minh và trông chừng sợi dây Ái Dục. Thế mà nhiều tì-khưu không nghe lời Phật, tham cầu lợi dưỡng, trá hiện thanh bạch và bày đặt ở nơi thanh tĩnh, kì thật tâm ý rong ruổi đắm đuối theo ngũ dục, bị sắc thanh hương vị mê

32. Bị Ném Quả Lê Vỡ Đầu

Dụ 3 Bách Dụ Kinh Xưa có kẻ ngu trọc đầu, có người khác lấy [quả] lê đập đầu anh ta. Đập hai ba lần lõa đầu nhưng kẻ ngu chỉ biết đứng yên chịu trận chứ không biết bỏ chạy. Có người khác thấy vậy nói, ‘Tại sao không bỏ chạy mà đứng chịu đánh để cho mẻ đầu như vậy?’ Người ngu đáp rằng, ‘Kẻ kia kiêu mạn cậy sức, ngu si vô trí tuệ, thấy đầu tôi không có tóc tưởng là hòn đá nên lấy lê đập tôi mẻ đầu như vậy.’ Người bạn nói, ‘Ông ngu si thì có chớ sao lại bảo kẻ kia ngu? Nếu ông không si độn, bị người ta đánh rách đầu sao không biết bỏ chạy?’  Tì-khưu cũng vậy, không tu theo tín giới văn tuệ, chỉ tạo uy nghi để chiêu lợi dưỡng, như kẻ ngu kia bị người ta đập đầu mà không biết bỏ chạy, bị thương rách đầu lại nói người ta ngu si. Hạng tì-khưu kia cũng như vậy.  https://www.ctworld.org/sutra_stories/story032.htm

33. Ăn Nửa Cái Bánh

Dụ 44 Bách Dụ  Thí như có người kia vì đói nên ăn bảy cái bánh chiên. Ăn hết sáu cái rưỡi thì đủ no. Người kia giận tiếc lấy tay tự đấm mình rồi nói: 'Mình no là nhờ nửa cái bánh này, còn sáu cái trước rõ là phí uổng. Sớm biết nửa cái này đủ làm mình no thì đã ăn nó trước.'  Người đời cũng như vậy. Từ vô thủy tới nay kì thật không có gì vui. Chẳng qua do si mê điên đảo nên sinh ra lắm ảo tưởng vui sướng, giống như người ngốc kia cho rằng ăn nửa cái bánh là no. Người phàm không có trí tuệ, cho phú quý là sướng. Truy cầu phú quý thậm khổ. Hoạch đắc rồi phải thủ hộ cũng khổ. Một mai mất đi lòng sinh ưu phiền lại thêm thống khổ. Cả ba thời không thời nào vui. Giống như có áo cơm với chỗ trú thân mà gọi là sướng, kì thực chẳng qua là ở trong cay đắng mà ôm ấp huyễn tưởng khoái lạc. Chư Phật nói, tam giới vô an, thảy đều là đại khổ. Phàm phu điên đảo mê hoặc, cứ cho là sung sướng. Bạch thoại ctworld https://www.ctworld.org/sutra_stories/story033.htm

Tôi học chữ Hán

Không nhớ mình bắt đầu học chữ Hán chính xác từ lúc nào, có lẽ cách đây năm sáu năm. Nhưng mà học kiểu lãng tử, thích thì học, không thích thì vác guitar đi chơi, có khi cách cả nửa năm không đụng một chữ, có khi hai ba tuần liền ngày nào cũng hí hoáy viết. Học thì kĩ, nhưng mà không có hệ thống, thành ra hai ba năm học gần hết quyển 'Tự Học Hán Văn' của Nguyễn Khuê mà không đọc được sách. Bạch thoại không đọc được thì dĩ nhiên là văn ngôn là mù tịt. Không học ngữ pháp thì làm sao đọc được bạch thoại, mà văn ngôn không học cho hệ thống thì làm sao đọc được cổ văn. Kiểu học ấy chỉ có lợi là giữ được nhiệt tình thôi. Nhưng dù sao thì cũng có được cái vốn chữ Hán khoảng một ngàn trở lại. Không hơn chút gì. Học mà nghiêm túc thì cách đây chắc khoảng ba năm, từ khi lập cái blog này. Cũng cuốn của Nguyễn Khuê, thêm Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu bản điện tử, rồi bắt đầu tập đọc bạch thoại. Vẫn kiểu học mò mẫm ấy, sách ngữ pháp có nhiều mà không chịu đọc, nhưng rồi cũng vỡ nghĩa dần

29. Bóng Bụt che bồ câu

Một hôm, Bụt kinh hành trong rừng gần tinh xá Kì Viên, có đệ tử Sariputra cùng đi theo sau. Lúc ấy trên trời có một con chim ưng già đang đuổi một con bồ câu, con bồ câu ấy vì hoảng sợ quá nên vội vã bay tới bên cạnh Bụt để lánh nạn. Lúc thân ảnh của Bụt đi ngang qua che, thì bồ câu liền đứng yên an lành, im lặng không kêu một tiếng, không hề ra vẻ sợ hãi. Nhưng lúc bóng của Sariputra đi ngang qua che thì bồ câu bất an run sợ mà kêu lên, hiện ra vẻ kinh hoảng sợ hãi. Sariputra lúc ấy trong lòng khởi lên một niềm nghi hoặc lớn, mới hỏi Bụt: “Bụt với tôi đều đã trừ hết ba thứ độc tham sân si, vì sao ảnh của Bụt che thì chim thấy an tĩnh không kêu, không hề sợ hãi; mà đến lúc bóng tôi đi ngang qua thì chim lại kinh hoảng sợ hãi không thôi?” Bụt đáp: “Là vì trên thân của ông tập khí của ba thức độc vẫn chưa hết, vì vậy mà bóng của ông che thì vẫn làm cho tâm con chim kia sinh ra sợ hãi.” Sariputra tuy tin lời Bụt là lời chân thật, nhưng trong lòng vẫn còn nghi hoặc. Lúc ấy Bụt

28. Sa-di tuy nhỏ nhưng không thể khinh thị

Triều đại Vua A-dục ở Ấn Độ trong lịch sử là hoàng kim thời đại, Vua A-dục rất sùng bái đạo Bụt, mỗi lần thấy người xuất gia đều hết lòng lễ bái. Có một lần cùng với chúng đại thần đi ra ngoài tuần thị, trên đường nhìn thấy một vị sa-di nhỏ, Vua A-dục rất muốn lễ bái vị sa-di đó, nhưng nghĩ rằng mình đường đường là một đế vương, lại có nhiều đại thần đi theo, trước mặt mọi người mà lễ bái một vị sa-di nhỏ như vậy thì mất uy nghiêm quá. Vì vậy mà mời vị sa-di đó tới một chỗ khác không có người rồi mới lễ bái, xong còn dặn lui dặn tới vị sa-di đó rằng: “Cháu đừng nói cho ai biết, ta là vua A-dục mà lễ bái một vị sa-di nhỏ nhé.” Lúc ấy, tiểu sa-di nhìn thấy bên đường có một cái bình nhỏ, bèn lấy sức thần thông biến mình chui vào trong bình, lát sau lại biến hiện trở lại. Rồi tiểu sa-di ấy lại kéo tay vua A-dục mà nói: “Đại vương cũng đừng nói cho ai biết, cháu là tiểu sa-di mà biến hóa ra vào cái bình nhé!” Vua A-dục trừng mắt há mồm, lúc ấy mới khoát nhiên đốn ngộ: tuy là tiểu sa

27. Trì giới thăng thiên

Thời Phật còn tại thế nước Ba-la-nại có hai tì-khâu nghe nói Phật đang Xá-vệ quốc đại khai pháp hội, diễn thuyết diệu pháp. Hai người ước với nhau cùng đi sang đó nghe Phật khai thị pháp yếu. Họ gom ít hành lí đơn giản rồi hướng về Xá-vệ mà đi. Trời nắng gắt, hai người mồ hôi chảy ròng ròng, miệng khát lưỡi khô mà trên đường không thấy có chỗ nào uống nước. Hai người nhẫn nại cơn khát, tiếp tục đi. Chính lúc gân sức kiệt tận thì đột nhiên thấy trước mặt có một cái giếng. Hai người chạy nhanh tới lấy nước. Lấy nước lên thì phát giác trong nước có vi trùng. Trong hai vị ấy một vị không chiếu cố trong nước có vi trùng, chịu không nổi cơn khát nên uống lấy uống để, vị kia chỉ đứng yên bên miệng giếng. Tì-khâu uống nước thấy thế hỏi, “Huynh không khát hay sao mà chưa uống?” Vị kia đáp, “Phật có chế giới, nước có trùng ở trong không được uống, uống là phạm sát giới.” Tì khưu uống nước đáp, “Huynh không uống thì khát chết mất, cả Phật còn không gặp được huống chi là nghe thuyết kinh pháp.” “T