Thứ nhất, là chữ giản thể. Chữ phồn thể có những quy tắc thành hình riêng, mà sang chữ giản thể thì mọi quy tắc đều mất hết, thành ra không phải chữ giản thể giúp cho người học dễ nhớ và nhớ lâu. Nó làm loạn trí nhớ người học thì đúng hơn. Một điểm nữa là nó xấu, nhìn chữ phồn thể thấy giống người đĩnh đạc, có đủ tứ chi, còn chữ phồn thể giống người què, không cụt tay thì cụt chân. Bởi vậy có ai chơi thư pháp mà viết chữ giản thể. Cái tệ nhất của chữ giản thể là nó làm vướng cuộc đời. Cộng sản Trung Quốc muốn tạo một thứ chữ dễ viết, dễ nhớ để phổ cập giáo dục. Chỉ có điều sách vở kinh điển đều chép bằng phồn thể, và người học muốn thành tài
thâm sâu thì thường học tận gốc, họ sẽ học phồn thể, cũng như học văn ngôn văn chứ không chỉ dừng riêng ở bạch thoại. Chỉ những người hài
lòng với học thức nông cạn mới dừng lại ở chữ giản thể. Cộng sản Trung Quốc muốn tạo dấu ấn trên lịch sử văn hóa Trung Hoa, nhưng mà động cơ của họ là động cơ quyền lực chứ không phải động cơ văn hóa; sản phẩm của họ không phải từ trí tuệ mà ra, nó từ sự áp đặt bạo lực, từ cuồng vọng mà ra. Chữ giản thể rồi cùng bị xóa bỏ, khi chế độ cộng sản này sụp.
Thứ hai, là lối phiên âm danh từ ngoại quốc của họ. Nước Nga phiên âm là Nga La Tư (俄羅斯), Argentina phiên âm là A Căn Đình, Cocacola: Khả Khẩu Khả Lạc (可口可樂), Google: Cốc Ca (谷歌). Những danh từ riêng của họ, như tên người, tên đất đặt trong câu nếu không có kiến thức, kinh nghiệm thì không nhận ra được, vì không có dấu hiệu, chẳng hạn như viết hoa lên như chữ cái Latin. Sao họ không để phiên âm Latin của những danh từ nước ngoài cho người học dễ nhận biết? Ở điểm này chữ Hán đã khó lại khó thêm, tôi ghét điều này là vì vậy. Có lẽ rồi cũng phải mất công làm quen với lối phiên âm này, như phải chịu khó học chữ giản thể vậy, nếu muốn gọi là thạo chữ Hán.
Tất nhiên, chữ Hán nó có những điểm dễ thương của nó. Như đối với người Việt, thì âm Hán-Việt nghe rất thanh tao, sang trọng; nó lại tinh xác. Dùng chữ Hán mà làm văn thì bài văn khoác lên vẻ long trọng và nghiêm túc, tất nhiên phải giỏi chữ Hán mới dùng chữ Hán-Việt được. Bạn nào chần chứ chưa quyết học chữ Hán thì sấn ngay vào đi, thập niên bất đáo - ngày xưa mấy cụ nói vậy vì thiếu sách, thiếu phương tiện. Ngày nay lên Internet tìm là có, hiềm cái không được chọn lọc, thành ra phải kiên nhẫn, mò mẫm rồi cũng vỡ ra hết. Không học chữ Hán thì chưa thể nói là hiểu được hết tiếng Việt. Người Việt mà không hiểu tiếng Việt thì có dám khoe mình văn minh không, như mấy người cộng sản cứ hễ mở miệng là Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến?
Thứ hai, là lối phiên âm danh từ ngoại quốc của họ. Nước Nga phiên âm là Nga La Tư (俄羅斯), Argentina phiên âm là A Căn Đình, Cocacola: Khả Khẩu Khả Lạc (可口可樂), Google: Cốc Ca (谷歌). Những danh từ riêng của họ, như tên người, tên đất đặt trong câu nếu không có kiến thức, kinh nghiệm thì không nhận ra được, vì không có dấu hiệu, chẳng hạn như viết hoa lên như chữ cái Latin. Sao họ không để phiên âm Latin của những danh từ nước ngoài cho người học dễ nhận biết? Ở điểm này chữ Hán đã khó lại khó thêm, tôi ghét điều này là vì vậy. Có lẽ rồi cũng phải mất công làm quen với lối phiên âm này, như phải chịu khó học chữ giản thể vậy, nếu muốn gọi là thạo chữ Hán.
Tất nhiên, chữ Hán nó có những điểm dễ thương của nó. Như đối với người Việt, thì âm Hán-Việt nghe rất thanh tao, sang trọng; nó lại tinh xác. Dùng chữ Hán mà làm văn thì bài văn khoác lên vẻ long trọng và nghiêm túc, tất nhiên phải giỏi chữ Hán mới dùng chữ Hán-Việt được. Bạn nào chần chứ chưa quyết học chữ Hán thì sấn ngay vào đi, thập niên bất đáo - ngày xưa mấy cụ nói vậy vì thiếu sách, thiếu phương tiện. Ngày nay lên Internet tìm là có, hiềm cái không được chọn lọc, thành ra phải kiên nhẫn, mò mẫm rồi cũng vỡ ra hết. Không học chữ Hán thì chưa thể nói là hiểu được hết tiếng Việt. Người Việt mà không hiểu tiếng Việt thì có dám khoe mình văn minh không, như mấy người cộng sản cứ hễ mở miệng là Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến?
Comments
Post a Comment