Skip to main content

Posts

Showing posts from December, 2022

3. T0208

Dụ 3. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Hai Con Quỷ Tranh Nhau Xác Chết Xưa có người kia thụ lệnh đi sứ xa, một mình tá túc nhà hoang. Nửa đêm có con quỷ vác một xác chết tới vứt trước mặt; lại có con quỷ khác đuổi theo, nhè con quỷ tới trước trợn mắt quát: ‘Xác chết này tao xí xóa rồi, sao mày vác tới đây?’ Mỗi con nắm một tay người chết tranh nhau. Quỷ tới trước nói: ‘Ở đây có người hỏi được, coi ai vác xác chết này tới?’ Người kia nghĩ bụng: ‘Hai con quỷ mạnh tợn, nói thật cũng chết mà nói láo cũng chết. Đằng nào cũng tránh không được, việc chi phải nói láo?’ Đáp: ‘Của quỷ tới trước vác tới.’ Quỷ tới sau trợn ngược mắt, bẻ lìa một tay của người ấy quẳng xuống đất. Quỷ tới trước lấy một tay của người chết lắp vào cho lành lặn. Cứ thế hai chân, đầu, và toàn thân đều bị bẻ đi rồi lấy của tử thi lắp vào như cũ. Xong hai con quỷ cùng nhau ăn sạch cái xác đã bị thay, ăn xong xoa miệng bỏ đi. Người kia suy nghĩ: ‘Thân cha mẹ sinh ra tận mắt mình thấy đã bị quỷ ăn thịt rồi, chừ toàn bộ thân mình

2. T0208

Dụ 2. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Bồ-tát bố thí không tiếc thân mệnh. Như xưa vua Thi-bì lấy thân mình thí cho chim cáp. Thiên Đế Thích cố ý xuống thử để xem vua có chí bồ-tát không. Đế Thích bảo Bì-thủ-yết-ma thiên, “Ông hóa thành chim cáp, tôi sẽ làm chim ưng đuổi theo, ông giả vờ sợ hãi chui vào dưới nách vua. Nga-bì-thủ liền hóa thân thành chim cáp, Đế Thích hóa thân làm chim ưng, bay nhanh đuổi theo chim cáp, cáp chui thẳng vào dưới nách vua, toàn thân run bần bật. Lúc ấy chim ưng đậu lại trên cây, nói vua rằng, “Ông trả con cáp lại cho tôi, nó là đồ ăn của tôi, không phải là sở hữu của ông.” Vua nói, “Tôi đã phát tâm cứu nhất thiết chúng sanh vượt qua mọi khổ ách.” Chim ưng nói, “Vua độ nhất thiết chúng sanh, tôi cũng nằm trong nhất thiết chúng sanh ấy, vì sao không chỉ mình tôi không được vua lân mẫn, bị vua đoạt thức ăn?” Vua hỏi lại rằng, “Mày cần loại thức ăn chi?” Ưng đáp, “Tôi có lời nguyền, chỉ ăn máu thịt tươi.” Bồ-tát đáp, “Tôi có thệ nguyện, nhất thiết chúng sanh tới q

1. T0208

Dụ 1. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Trí giả tư duy tài vật không thể giữ lâu, giống như nhà gặp hỏa hoạn. Người hiệt tuệ biết rõ hỏa thế, lúc lửa chưa tới mau đưa tài vật ra ngoài, nhà cửa tuy cháy rụi nhưng tài bảo còn nguyên, có thể dựng lại ốc trạch và quảng khai lợi nghiệp. Trí nhân trồng phúc cần tu bố thí cũng giống như thế, biết thân này mong manh như tài vật vô thường, gặp phúc điền là kịp thời bố thí, như người kia ở trong lửa khuân đồ ra ngoài, đời sau thụ lạc, cũng như người kia dựng lại nhà cửa, khôi phục phúc lợi lấy làm an ủy. Kẻ ngu hoặc chỉ biết tiếc sẻn, hoảng hốt chạy vạy để cứu lửa đến nỗi tri cuồng hoặc thất trí, không lượng hỏa thế, gió mạnh và lửa mạnh, đất đá đều cháy rụi, trong chốc lát đều tàn tạ diệt tận hết. Nhà đã không cứu được mà tài vật cũng táng thất, đói rét khốn khổ, ưu khổ suốt đời. Kẻ tiếc sẻn cũng như thế, không biết thân mệnh vô thường chẳng mấy chốc phải tan rã, chỉ biết tụ liễm thủ hộ ái tích, cái chết đến không kì hẹn đột nhiên mà từ giã cõi đời,

12. Một Tháng Niệm Bố Thí Và Mười Tám Cái Khó Của Đời Người

Dụ 12. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 1. Xưa nước Xá-vệ có nhà nghèo trong sân có cây bồ đào, trên có vài nụ, định để dành bố thí đạo nhân. Lúc ấy quốc vương tới trước xin một tháng nữa tới ăn, nhà nghèo đó lực thế không bằng vua nên hứa cho qua. Được một tháng thì ai ngờ gặp đạo nhân, liền lấy ra bố thí. Nói đạo nhân rằng, ‘Muốn bố thí cả tháng nay, hôm nay mới đắc sở nguyện.’ Đạo nhân nói ưu-bà-di như vậy là đã bố thí suốt tháng. Ưu-bà-di đáp, ‘Tôi chỉ bố thí một quả bồ đào thôi, làm sao mà gọi là bố thí cả tháng được.” Đạo nhân đáp, “Chỉ cần một tháng niệm bố thí, như vậy là đã bố thí một tháng.’  2. Có mười tám cái mà người ở thế gian rất khó được. Một là sinh vào đời có Phật. Hai là cho dù gặp đời có Phật, sinh làm người là khó. Ba là cho dù đã sinh làm người, sinh vào nước văn minh là khó. Bốn là dù sinh vào nước văn minh, sinh vào nhà hào thế là khó. Năm là dù đã sinh vào nhà hào thế, tứ chi và lục tình đầy đủ là khó. Sáu là dù tứ chi lục tình đầy đủ, có tài sản là khó. Bảy là dù có tài

11. Chuyện Hai Anh Em Đạo Tục Không Cùng Chí Hướng

Dụ 11. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Xưa có hai anh em con nhà hào phú ở với nhau, vì cha mẹ đều mất, không người nương tựa, tài sản nhiều không đếm xuể. Tuy là anh em nhưng chí hướng mỗi người mỗi khác. Người anh hiếu đạo đức, người em ham gia nghiệp, quan tước, bổng lộc và vinh quang thế tục. Ở cách tinh xá Ba-lợi-phất Kê-minh không xa. Người anh hay đi nghe kinh, học đạo, không dự vào gia nghiệp. Người em thấy anh không thiết gia sự nên thường tỏ ra tức tối, “Anh em với nhau cha mẹ mất sớm thì phải cần khổ làm ăn, đàng này lại phế bỏ gia nghiệp đi theo bọn sa-môn nghe kinh Phật. Sa-môn có cho anh cơm áo, của cải không? Nhà ngày một suy, của cải tiêu hao thì người ta cười cho, họ nói lười biếng không chịu làm ăn để cho cảnh nhà suy vong. Đã làm con thì phải gây dựng, kế thừa công nghiệp của cha mẹ chớ đừng để đứt đoạn, như vậy mới là có hiếu.” Người anh nói em, “Ngũ giới, thập thiện, phụng sự tam bảo, hành lục độ, tọa thiền định ý, dùng đạo để hóa độ cha mẹ như vậy mới là có hiếu. Đạo tục ha

10. Chuyện Năm Trăm Tì-khâu Túc Duyên Đắc Độ

Dụ 10. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Pháp ngôn rằng, thần thức ô nhiễm ức kiếp không mất đi mà bốc cháy mãi trong vòng sanh tử, tới khi đắc đạo mới thôi. Xưa Phật-nê nói rằng sau năm trăm mười năm có một quốc vương, tinh tiến dũng mãnh vào hạng thế gian hi hữu, cung dưỡng sáu vạn sa-môn cứ ba tháng một lần, những món hào sản thơm ngọt vào hạng tuyệt thế. Vị đạo nhân tối thượng tọa uyên bác lịch thiệp, thám cổ đạt kim, đã đắc Ứng Chân.  Cách nước ấy về phía đông bốn trăm tám mươi dặm có một vị quốc vương, cung dưỡng năm trăm bà-la-môn, cũng dùng những món ngon tuyệt thế, chế tác hàng trăm tràng phướn trang sức bằng tơ lụa, bông mịn, vàng ròng cùng nhiều bảo vật khác, một tràng như thế trị giá năm trăm lượng vàng, và dùng kĩ nhạc để mua vui đám bà-la-môn. Những người năng tác kĩ nhạc đều lấy các tràng đó tặng. Người nghèo các nước nghe quốc vương kia có bảo vật, từ bốn phía vân tập về, hợp thành một đoàn năm trăm người, từ ngoài đường vô tới tinh xá, ai cũng tập kĩ nhạc để được tặng bảo vật. Lươ

9. Thí Nhất Đắc Vạn Báo

Dụ 9. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Có lòng tôn kính Phật và Tam Bảo sẽ soi suốt tam thế, thấy rõ phúc thiên đường, thẩm tội lớn như Thái San, chí tín Tam Bảo sẽ bịt được tam ác đạo, tăng sức trí tuệ để tiêu ngu si tối tăm trong tam giới, tu sáu loại nước thần thanh tịnh để tẩy uế sáu loại tai hoạn, nhờ vậy mà có thể xem nhẹ của cải, bớt bồi đắp cho thân khẩu mà hành bố thí bình đẳng, trồng cái gốc đời sau. Thí một được vạn báo, nhanh chóng như vang theo tiếng, cho nên nói, “Đại đạo là ruộng lành của tam giới.” Lấy chi chứng minh điều ấy?  Thuở xưa vua A-dục là một em nhỏ, có lần gặp Phật trên đường, mừng khôn xiết, lấy ít đất cát chí thành dâng Phật. Nhờ phúc này mà đời sau làm thánh vương, cai trị mười sáu đại quốc rộng bốn mươi vạn dặm. Chuyện này chứng minh Phật là lương điền tối cao. Thuở xưa vào thời Phật Duy-vệ, em trai Phật là Nan-đà nhờ cái phúc một lần rửa chân cho chúng tăng mà công đức tự tìm tới, sinh vào dòng họ Thích, thân đeo năm sáu tướng, dung mạo như thần, kim sắc lấp lánh.

8. Nhân Duyên Hội Thì Tội Phúc Tới, Không Tránh Được

Dụ 8. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Thí dụ về lẽ vô thường. Có cây lớn, quả to như cái bình hai thưng, sắp chín. Có con quạ bay tới đậu trên cành cây, vừa mới đậu thì quả rụng, rơi trúng đầu quạ, quạ chết. Thần cây thấy vậy nói kệ: Quạ bay đến không tìm chết, quả không phải vì quạ mà rụng Quả chín, quạ tới lúc chết, nhân duyên hội nên xảy ra như thế. Người ta ở đời tội phúc khi nhân duyên hội sẽ tới, không sớm thì muộn, không sao tránh được. Người hiệt trí đắc tội không oán, đắc phúc không vui. Cho nên phải thâm tín lời Phật, quyết thụ trì không bỏ. Tam giới có chín mươi sáu loại ngoại đạo, thế nhân mỗi người phụng sự thần linh của minh để hi cầu lợi ích. Các loại tiểu đạo còn chưa thông đạt [như thế nào là] phúc thì làm sao có thể tu đức? Sở dĩ như vậy là vì không biết Phật Pháp Tăng chính là tam bảo thượng minh. Không thấu triệt được ngũ giới thanh chân, không có thâm kiến về bát chánh đạo thì làm sao trợ tế cho người được? Vì thế mà gọi chư ngoại đạo là ruộng phước mỏng.      Văn 人在世間罪福會遲速合

7. Cầu Bồ-tát Đạo Nên Có Tâm Bình Đẳng Đối Đãi Chúng Sanh

Dụ . Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Xưa có ông Già-la-việt thường mong thấy Văn-thù-sư-lợi. Già-la-việt mở đại bố thí, vừa dựng cao tòa xong thì có một lão ông nhìn rất ghớm ghiếc, mắt chảy ghèn, mũi chảy nước, miệng rỏ dãi đi tới. Già-la-việt thấy ông già ấy đứng ở cao tòa liền khởi ý, ‘Hôm nay ta bày cao tòa chỉ dành cho sa-môn cao thượng lên trên ấy, ông là hạng người nào?’ Nói xong kéo ông già lết trên mặt đất. Bố thí xong Già-la-việt liền thắp đèn đốt hương để vào trong Phật tự và nói, ‘Hành trì công đức này mong hiện thế thấy Văn-thù-sư-lợi.’ Liền quay về nhà, mệt mỏi ngủ thiếp đi, trong mộng có người nói rằng, ‘Ông muốn gặp Văn-thù-sư-lợi, gặp rồi mà không biết, mới đây lão ông ở trên cao tòa chính là Văn-thù-sư-lợi mà ông đã lôi đi đó.’ Như vậy tới bảy lần, gặp bồ-tát ấy mà không biết, biết khi nào mới gặp được Văn-thù-sư-lợi? Nếu ai cầu bồ-tát đạo thì nhất thiết phải lấy bình đẳng tâm đối nhân. Kẻ nào cầu bồ-tát đạo Văn-thù-sư-lợi sẽ đến thử lòng, cần phải hiểu ý đó.    若人求菩薩道,一切當等心

6. Vị Vua Từ Bi Lóc Thịt Cứu Một Tiểu Dân

Dụ 6. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Xưa có một bệnh nhân, các y sư không chữa lành được, đi thẳng tới trình diện quốc vương, vua tên Tát-hòa-đàn, đem thân nương nhờ đại vương, ‘Xin mở lòng từ trị cho tiểu dân lành bệnh.’ Vua liền giao cho các ngự y, lệnh phải trị bệnh cho người ấy. Các y sư tâu vua, ‘Thuốc này không kiếm được.’ Vua hỏi chư sư thuốc đó tên chi. Chư sư đáp trên đời nếu có người không có ngũ độc, lấy thịt người ấy làm dược thang đem uống sẽ lành bệnh. Năm thứ độc đó là độc gì? Thứ nhất là không có tâm tham dâm, thứ hai là không có tâm sân khuể, ba là không có tâm ngu si, bốn là không có tâm đố tật, thứ năm là không có tâm bạo ngược. Nếu có người như vậy thì thịt người ấy mới chữa lành bệnh được. Vua bảo các thầy thuốc, ‘Người này tới nương nhờ trẫm, chỉ có trẫm là người không có năm thứ độc đó.’ Liền xẻo thịt trên thân đưa cho thầy thuốc lệnh đi chế thành dược thang. Người bệnh uống thuốc lành bệnh nên phát tâm cầu ma-ha-diễn.     Văn     雜譬喻經 T0204 https://tripitaka.cbeta.org

5. Chuyện Một Người Đi Buôn Bị Khinh Mà Quyết Tâm Đắc Đạo

Dụ 5. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Trong biển có một nước tên là Tư-ha-điệp, trong nước ấy xuất nhiều trân bảo, chỉ không có thạch mật. Lúc ấy có một khách buôn, dắt theo hơn năm trăm xe thạch mật đi định dâng lên vua, hi vọng phần thưởng sẽ lớn hơn đem ra chợ bán, bèn lấy thạch mật đặt trước cổng vương cung, rồi kể lại việc mình làm cho người ta biết. Như vậy một tháng mà không ai hỏi thăm, tức giận nói, ‘Vua kia là người, ta cũng là người, mắt tai mũi miệng thân tứ đại đều đầy đủ, vậy mà không được một lần diện kiến hay tiếp chuyện. Là vì sao? Vì phúc đức của vua hơn người. Ta cũng sẽ tác công đức, khiến cho vua bất giác tới nương nhờ ta.’  Sau đó liền đi làm sa-môn, lấy mật cung dưỡng tam tôn, tìm một chỗ yên tĩnh tư duy khổ không và vô ngã, chưa hết một nửa số mật tâm ý đã khai giải, không còn trói buộc và đắc lục thông đạo, các sức thần thông hội tụ một nơi bất di dịch, thành la-hán, mặt đất chấn động, đế-thích và chư thiên đến chúc lành. Ngay sau đó thiên đế, chư thiên và người đều xuốn

4. Người Cha Từ Cõi Trời Trở Lại Giáo Hóa Người Thân

Dụ 4. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Xưa có người hiền tinh tiến phụng pháp, bỗng lâm bệnh mà chết. Vợ con khóc thương chẳng thiết sống. Hỏa táng thu cốt, chôn cất đàng hoàng. Bỏ hoang lối ngõ, nhang đèn không thắp. Gia tài dồi dào, hàng tháng cứ ba mươi mồng một là soạn đồ cúng đem lên mộ, tụ hội lại với nhau mà khóc, bi thương ai oán như trời sập. Người chết nhờ trì giới tích đức sinh lên cõi trời, dùng thiên nhãn nhìn xuống thấy vậy động lòng thương, chê bọn đó ngu si tới nông nỗi đó. Bèn hóa thành một đứa nhỏ chăn trâu gần bên. Trâu đột nhiên chết, đứa trẻ gào khóc, cắt cỏ đem tới dụ cho trâu ăn, lại đánh thức kêu trâu dậy, vừa khóc vừa kể lể một mình nguyên cả ngày. Chúng nhân lấy làm quái, kéo nhau qua trách hỏi, “Cháu con nhà ai? Trâu chết thì về nhà đi, gào khóc được chi? Trâu chết rồi thì biết chi nữa?” Đáp, “Tôi không ngu. Trâu chết nhưng còn đây, còn hi vọng được. Cha mấy người chết lâu rồi còn bày mâm cỗ ê hề rồi cùng khóc lóc. Tro cốt thì biết chi nữa?”  Những người kia nghe thế ch

3. Chuyện Một Vị Bồ-tát Ô Trọc

Dụ 3. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Xưa nước Kế-tân có một bồ-tát lúc mới sanh rớt xuống đất, mặt đất chấn động mạnh, cha mẹ đều thất kinh, có chân nhân cúi đầu tác lễ, rải hoa cúng dường. Vị ấy sau lớn xuất gia, thệ nguyện sáng rỡ, trí tuệ thông đạt mà rất phóng đãng, không có pháp độ; tuy vậy, kẻ nghe thuyết pháp đều khiến cho đắc đạo. Lúc ấy có hai người cùng thọ giới tì-khâu, ở tinh xá thủ giới thanh bạch đã nhiều năm nhưng tâm ý chưa khai giải. Thiên thần báo cho hai tì-khâu này biết ngoại quốc có tì-khâu kia hóa độ được nhiều người. Hai người liền lên đường đi xa thỉnh giáo tì-khâu ấy. Lúc hai vị tới cầu kiến thì tì-khâu nước kia đang thông dâm với dâm nữ. Một người vô trước lễ kính xong ngồi xuống, dâm nữ vẫn cứ nằm đó, dáng dấp đẹp tuyệt trần; vị tì-khâu khách chuyên tâm nghe kinh, lòng không gợn tà niệm, đắc đạo tích, cúi đầu ra về. Ra bảo người kia vô tác lễ vấn kinh mà nghe thuyết pháp. Người này thấy dâm nữ, trong lòng nghĩ, ‘Ông này dâm uế bất lương, thật uổng công đi đường xa.’ B

2. Người Nhất Tâm Bất Loạn Có Những Đắc Tính Thù Diệu

Dụ 2. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Xưa có tì-khưu tọa thiền nhập định, lửa rừng thiêu không cháy. Người ta thấy vậy cho là quỷ, nên chém vị ấy, dao chém không đứt. Nhờ nhất tâm bất loạn mà đao bất nhập, nhờ nhu nhuyễn mà hỏa bất thiêu. Có người nhập định, đệ tử gọi ra ăn cơm mà không nghe thấy, đệ tử tới kéo tay đi. Cánh tay dài ra hơn một trượng, đệ tử sợ quá lấy gắn lại, tâm ý kinh hoảng gắn không được nên bỏ mà đi. Sư xuất thiền, thấy tay đau, hỏi đệ tử, đệ tử bạch lại hết. Sư nói, ‘Ngươi không gọi ta xuất định, làm gãy tay ta. Người đã nhập định thì mềm như bông, như thai nhi ở trong bào thai.’      Văn 昔有比丘得定意時,野火燒不燒,人見之謂是鬼,便斫之,刀折不入,用心一故不入,柔軟故不燒。有人得定者,弟子呼之飯不覺,因前牽其臂,臂申長丈餘,弟子怖便取結之,意恐結不可復解之。師禪寤,苦臂痛,問弟子,白如是。師言:「汝不解寤我,折我臂,人得定意柔軟如綿,在母腹中亦爾。」 Âm Tích hữu tì-khưu đắc định ý thời, dã hỏa thiêu bất thiêu, nhân kiến chi vị thị quỷ, tiện trảm chi, đao chiết bất nhập, dụng tâm nhất cố bất nhập. Nhu nhuyễn cố bất thiêu. Hữu nhân đắc định giả, đệ tử hô chi phạn bất giác, nhân tiền khiên kì tí, tí thâ

1. Muốn Đợi Di-lặc Nên Không Chứng Đạo

Dụ 1. Tạp Thí Dụ Kinh T0204 Xưa có tì-khưu thông minh trí tuệ, lúc bệnh nguy khốn, đệ tử hỏi, ‘Thầy đã đắc Ứng Chân chưa?’  ‘Chưa đắc. Quả Bất Hoàn còn chưa đắc nữa.’  ‘Hòa Thượng đạo cao danh viễn, vì sao chưa đắc?’  Hòa thượng đáp, ‘Đã đắc quả Tần Lai, nhưng hai quả sau thì chưa.’ ‘Đã đắc Tần Lai, bị cái chi ngăn trở mà chưa thành Chân Nhân?’ ‘Muốn thấy Phật Di-lặc, vào thời Phật ấy ba hội hai trăm tám mươi ức người đắc Chân Nhân, còn hàng Bồ-tát thì không thể kể hết. Di-lặc Như Lai thân cao lớn chí tôn, cao một trăm sáu mươi trượng, nhân dân quốc thổ ấy đều sắc đào hoa, nhân dân thọ tám vạn bốn ngàn năm, thổ địa bằng phẳng, y thực tự nhiên có, diêm-phù thổ địa mỗi xứ rộng ba mươi vạn lí. Ý ta muốn thấy cảnh đó, nên không đắc Chân Nhân. Thời Phật Di-lặc, có hai đệ tử tôn giả, tên là Tạp Thi và Số Số. Cũng muốn gặp hai vị ấy để biết có như chúng ta không.’ Đệ tử lại hỏi, ‘Nghe đâu ra những việc ấy?’ Hòa Thượng đáp: ‘Nghe trong kinh Phật.’ Đệ tử bạch thầy, ‘Sinh tử cần khổ, Di-lặc có p

39. Trường Thọ Chưa Phải Là Tự Tại

Dụ 39. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa có vị đại vương cõi phạm-thiên tên là Bà-già, trong đời trước gieo nhân duyên trường thọ, nên thọ lượng của vị này qua thọ lượng của bảy mươi hai người ở cõi phạm-thiên, hết thọ lượng của chừng ấy người mà thọ của Bà-già chưa tận, vì thọ lượng như vậy mà sanh tà kiến tự cho là thường hằng. Lại nghĩ như vậy, ‘Ta được tự tại, từ nay về sau không ai có thể nhìn lầm ta được, nếu ta cho tới thì mới thấy được, nếu ta không cho thì buộc phải dừng lại.’  Phật lấy thần tâm và đạo nhãn soi rõ tâm của phạm vương ấy, cùng bốn đại đệ tử như Xá-lợi-phất, Mục-liên đằng không tới ngồi trên đỉnh ông ấy, Xá-lợi-phất ở bên phải, Mục-liên bên trái, đại Ca-diệp phía trước, đại Ca-chiên-duyên phía sau, bảo phạm vương, ‘Ông tự cho là thường hằng và nhờ đó được tự tại, sao hôm nay chúng tôi ngồi được trên đỉnh ông?’ Lại hỏi phạm thiên ấy, ‘Ông thấy được những gì mà tự cho là thường hằng và được tự tại?’ Phạm vương đáp, ‘Tôi ở phạm-thiên, thấy bảy mươi hai người ở cõi này lần l

38. Kim Luân Của Chuyển Luân Thánh Vương

Dụ 38. Tạp Thí Dụ Kinh T0207   Nghĩa Chuyển luân thánh vương sở dĩ có được kim luân là như thế này. Đế-thích thường lệnh cho bốn vị thiên vương, cứ tới ngày sáu tháng một thì tuần hành thiên hạ dò xét thiện ác trên cõi người. Bốn vị thiên vương cùng thái tử và sứ giả thấy có vị đại quốc vương dùng thập thiện và tứ đẳng để cai trị thiên hạ, lo lắng chăm sóc cho người và vật, tâm như từ phụ. Đem việc ấy bạch thiên đế-thích. Đế-thích nghe vậy rất vui vì có người có thể làm như vậy. Bèn sai Tì-thủ-yết-ma tặng cho người ấy kim luân. Tì-thủ-yết-ma liền xuất kim luân, đem tới giao cho Bì-sa-môn thiên vương. Bì-sa-môn thiên vương đem giao cho dạ-xoa biết bay, dạ-xoa biết bay đem tặng cho đại quốc vương ấy. Bì-sa-môn thiên vương lệnh dạ-xoa ấy rằng, ‘Mày luôn luôn cầm kim luân này cho vua ấy ở phía trên đỉnh đầu của vua cho đến khi vua ấy hết thọ mệnh, không được giữa chừng mà bỏ ngang.’ Con dạ-xoa ấy thường cầm kim luân cho vua chi, đi đứng ra vào đều tùy ý thánh vương. Tới lúc vua ấy hết thọ

37. Bát-nhã Dung Thông Bố Thí

Dụ 37. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Nghĩa Có con rồng lấy một giọt nước mà làm mưa được một nước, hoặc hai ba nước, thậm chí mưa cả một cõi diêm-phù-đề. Rồng ấy tự niệm rằng, ‘Ta muốn cất giọt nước này cho khỏi khô đi, để khi nào cũng có, cất ở chỗ nào được?’ Lại tư duy như vầy, ‘Những chỗ khác đều không được, chỉ có cất ngoài biển lớn là không bị khô mà thôi.’  Chuyện này dụ cho bố thí ít nhưng đắc phúc báo lớn vô cùng, chỉ có thể an trí trong Phật đạo mà thôi. Chuyện này cho thấy giọt nước với trí tuệ của con rồng hợp nhau, nên kiếm được chỗ cất không bị khô. Bố thí và bát-nhã hợp nhau nên kiếm được chỗ an trí không bị kiệt.       Văn 有龍能以一渧水,雨一國者或二或三,乃至雨一閻浮提者。龍心自念言:「我欲藏此一渧水使常在而不乾,何處可得耶?」作是思惟:「餘處不得,唯當安著大海中乃不乾耳。」此喻少施而得大報無窮者,唯當安著佛道中也。此明水渧與龍智合故,所憑得處而不乾也。布施與般若合故,所置得處而不竭也。 Âm Hữu long năng dĩ nhất đề thủy, vũ nhất quốc giả hoặc nhị hoặc tam, nãi chí vũ nhất diêm-phù-đề giả. Long tâm tự niệm ngôn, ‘ngã dục tàng thử nhất đề thủy sử thường tại nhi bất kiền, hà xử khả đắc da?’ Tác thị tư duy, ‘dư xứ

36. Bồ-tát Khi Còn Là Phàm Nhân Sở Hành Chí Đức

Dụ 36. Tạp Thí Dụ Kinh T0207      Văn 昔有一國王深識罪福信有果報,常好布施不逆人意,名流四遠無不聞知。時鄰境起兵以襲其國,王自思惟:「若我出戰必傷害,寧自喪身不抂百姓。」彼軍已至從城東門入,王便從西門出,單獨一身逃奔林野。時有一婆羅門從遠方來,路由林間遇值此王,即時二人對相問訊,王問婆羅門:「汝從何來欲何所往?」婆羅門曰:「我聞某甲國王,志好布施不逆人意,故從遠來欲有所求。」王即答言:「君所言者,我身是也。」婆羅門聞之驚怪,即問王曰:「王今如此,其故何耶?」時王具以事情向婆羅門說。婆羅門聞之躃地絕死良久,王即扶起以水灑之然後乃蘇。王問之曰:「何故若是?」婆羅門言:「我自昔貧窮乏無財,故從遠來欲乞財寶,如何今日值王如此?故懊惱不自堪勝。」王即慰喻婆羅門:「汝莫愁憂,我當令汝大得財寶。彼異王者雖得我國未獲我身,宣令遐裔贈募甚重,汝便可縛我身送詣王門,彼王歡喜必重賞汝。」於是婆羅門即如其言,以草索繩縛其兩手,送詣王門。門人見之速入白王,王聞驚喜,即命令前門士即將所攝王身及婆羅門詣王坐前。王問婆羅門:「汝有何術能致此人?」婆羅門答:「我無他術,此人本為王時志好布施,故從遠來欲有所乞。於林樹間遇值相見,彼問我言:『欲何所至?』時我答言:『欲至某甲國王所。』彼答我言:『某國王者我身也。』我聞是語即時絕死了不自覺,彼扶我起以水灑之,復問我言:『汝何故至此?』我答言:『宿世不施生世貧窮,故從遠來欲乞財寶,本願不遂故自懊惱耳。』彼勞我言:『勿生勒念,吾當以身給汝所須。』便語我言:『汝可持繩縛我兩臂送詣王門,彼王自當賞賜汝也。』」時王聞婆羅門語,即便淚出避席下坐語本王言:「汝真人王,我為賊也。」於是攝其所領還歸本國,前王復位令行如故。 此明菩薩本為凡人,所行至德其事如是,若有書持經卷至心如是,天及惡人終不得便也。 有二種賊,一者手力賊。二者方便賊。手力賊手自鑿壁,或作師子頭或作蓮花形,入舍取物不盡持去要少多留,欲令主人得生活也,欲使人稱此是好賊。還自變服與諸人俱至失物家看,時彼眾人見賊鑿壁處,皆言此是巧賊。時有一方便賊微梵志服,亦在其中便作是言:「此非巧賊,用力多而得物少,云何為巧?要不用力而得物多爾乃為巧。」時手力賊密著心中,待眾人去隨而問之:「云何為方便賊?」答言:「汝欲知者但隨我行,一月餘日當使汝見。」於是方便賊便方便微梵志服,造一大富長者家

35. Chuyện Người Đồ Tể Biết Túc Mệnh

Dụ 35. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa có người đồ tể tới chỗ vua A-đồ-thế khẩn cầu một ý nguyện. Vua hỏi, ‘Ông cầu xin gì?’ Đáp, ‘Hoàng thượng khi có lễ hội mà phải đồ sát, xin giao hết cho tôi.’ Vua nói, ‘Mấy việc đồ sát đó ít người thích, vì sao ông tự nguyện làm?’ Đáp, ‘Tôi xưa là bần nhân, nhờ nghề mổ dê mà mưu sinh, lại nhờ đó mà sinh lên cõi trời tứ thiên vương. Khi hết thiên thọ ấy thì lai sanh vào cõi người tiếp tục làm nghề mổ dê, sau khi mệnh chung sanh lên đệ nhị thiên. Như vậy sáu lần làm đồ tể mổ dê, đều nhờ nghề đó mà sanh vào khắp sáu cõi trời thụ phúc vô lượng. Vì vậy mà nay tới xin vua làm.’ Vua hỏi, ‘Cứ cho là ông nói đúng, làm sao ông biết những việc đó?’ Đáp, ‘Tôi biết túc mệnh.’ Vua nghe vậy không tín, cho là vọng ngữ, người hạ tiện như vậy làm sao biết túc mệnh. Sau có cơ hội hỏi Phật, Phật đáp, ‘Thật như lời người ấy nói, không phải vọng ngữ. Người ấy vào đời trước từng gặp Bích-chi Phật, thấy Phật hoan hỉ hết lòng quán sát, ngưỡng mộ ngắm đầu Phật, cúi đầu ngắm chân

34. Quán Vô Thường Là Thuốc Trị Nhiều Bệnh

Dụ 34. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Thiên hạ thảo mộc đều làm thuốc được, chẳng qua do không sành sỏi nên không biết mà thôi. Xưa có thánh y vương tên là Kì-vực, năng hòa hợp dược thảo làm hình đồng tử, ai thấy cũng vui mừng, chúng bệnh đều khỏi. Hoặc lấy một loại cỏ trị chúng bệnh, hoặc lấy nhiều loại cỏ trị nhất bệnh, cỏ trong thiên hạ không loài nào không có chỗ dùng, bệnh trong thiên hạ không bệnh nào không trị được. Kì-vực mệnh chung, thiên hạ dược thảo cùng lúc khóc, đồng thanh, ‘Tôi dùng trị bệnh được, chỉ có Kì-vực mới biết rõ tôi mà thôi. Kì-vực chết rồi không có ai biết tôi nữa, người đời sau hoặc dùng sai, hoặc tăng hoặc giảm khiến bệnh không khỏi, làm cho người trên đời cho tôi không có thần hiệu, vì nghĩ như vậy mà khóc.’ Chỉ có một loài là ha-lê-lặc ở riêng một chỗ là không khóc, nó tự nhủ rằng, ‘Tôi trị được chúng bệnh, người nào uống tôi thì bệnh lành, không uống tôi thì không thể tự lành, không cần người ta phải biết mình nên không khóc.’  Kì-vực dụ cho Phật, chúng dược thảo

33. Chuyện Một Tì-khâu-ni Móc Mắt Hóa Độ Người Đàn

Dụ 33. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa có người nữ quý phái, mặt mày xinh đẹp, nghi dung đĩnh đặc, xuất gia tu học đắc Ứng Chân đạo. Một hôm đi một mình trong rừng cây ngoài thành, giữa đường gặp một người đàn ông, thấy tì-khâu-ni nhan mạo đoan chánh nên trong lòng mê đắm, tiến tới trước mặt tì-khâu-ni đòi hỏi, miệng thề rằng, ‘Nếu không theo tôi thì không để cho đi.’ Tì-khâu-ni thuyết pháp ác lộ bất tịnh cho người kia hiểu đầu mắt tay chân có chi đáng tham luyến? Người đàn ông bèn nói tì-khâu-ni rằng, ‘Tôi yêu đôi mắt đẹp của cô.’ Tì-khâu-ni lấy tay phải móc một mắt của mình cho người kia xem, máu chảy đầm đìa trên mặt, người kia thấy vậy dục ý tức thì dứt bặt. Tì-khâu-ni tay cầm tròng mắt trở về chỗ Phật, sau khi đã phục hồi mắt về chỗ cũ của nó, tôn giả kể lại hết chuyện ấy cho Phật. Nhân đó mà chế giới, từ đó về sau không để cho tì-khâu-ni ở ngoài thành hay đi một mình bên ngoài tụ lạc.      Văn [0529b20] 昔有一貴女人,面首端正儀容挺特,出家修學得應真道。於城外林樹間獨行,道逢一人見此比丘尼顏貌端正意甚愛著,當前立而要之口宣誓言:「若不從我,不聽汝去。」比丘尼便為說惡露

32. Lửa Kiếp Tận

Dụ 32. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Thời lửa cháy kiếp tận, tất cả mọi thứ đều bị thiêu thành không, vì vậy mà sức nhân duyên phúc đức của chúng sanh từ thập phương thổi tới như gió, từng cơn gió nối tiếp nhau có sức cầm giữ một dòng nước lớn, trên nước có một người ngàn cái đầu hai ngàn tay chân gọi là Vi Tế. Trong rốn của người ấy sanh ra một đóa sen ngàn cánh sắc vàng, ánh sáng của hoa ấy rực rỡ như vạn mặt trời cùng rọi một lần, trong hoa sen ấy có người kiết-già phu tọa. Người ấy lại có vô lượng quang minh, tên là Phạm-thiên vương, tâm sanh tám người con, tám người con sanh nhân dân trên trời và đất. Vị phạm-thiên vương ấy đã dứt sạch các niệm dâm và sân. Vì vậy mà nói, ‘Nếu có người tu thiền tịnh hạnh, đoạn trừ dâm dục thì gọi là hành phạm đạo, Phật chuyển pháp luân hay phạm luân.’ Phạm-thiên vương ấy ngồi trên tòa liên hoa, cho nên chư Phật vì theo thế tục mà kiết-già phu tọa trên hoa sen báu, thuyết sáu ba-la-mật, người nào nghe được pháp ấy tất đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.    

31. Xưng Danh Hiệu Phật Cứu Nạn Đoàn Thương Khách

Dụ 31. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa có năm trăm khách buôn giong thuyền ra biển để tìm trân bảo, gặp cá Ma-kiệt xuất đầu há miệng định nuốt chúng sanh. Hôm đó trời ít gió mà thuyền đi như tên bay, Tát-bạc chủ  nói mọi người, ‘Thuyền đi nhanh quá, gỡ buồm ra hạ xuống.’ Liền gỡ buồm hạ xuống như lời ông ấy, thuyền chuyển đi nhanh hơn không dừng được. Tát- bạc chủ hỏi người ở tầng trên, ‘Anh thấy những gì?’ ‘Tôi thấy trên có hai mặt trời ló ra, dưới có núi trắng, giữa có núi đen.’ Tát-bạc chủ kinh khiếp nói, ‘Đó là đại ngư, phải làm chi bây giờ? Tôi với các ông nay gặp khốn ách, lọt vô miệng con cá đó không cách nào sống sót được. Các ông hãy theo chỗ mình thờ phụng mà nhất tâm cầu nguyện.’  Thế là mọi người đều theo chỗ phụng thờ của mình mà nhất tâm quy mệnh cầu thoát nạn đó, sở cầu càng thắm thiết thì thuyền đi càng nhanh, chẳng mấy chốc mà sắp trôi vào miệng cá. Ngay đó Tát-bạc chủ bảo mọi người rằng, ‘Tôi có một vị đại thần hiệu là Phật, các ông hãy bỏ chỗ phụng thờ của mình đi mà nhất

30. Huệ Thí Tài Vật Sau Không Hối Tiếc

Dụ 30. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa Thiên Trúc có hai người nghèo, mưu sinh tằn tiện thường bán cao sữa để kiếm sống, cả hai người đầu đội bình chứa cao đem ra chợ bán. Hôm đó gặp trời mưa đường đi trơn trượt, một người có trí tự nghĩ rằng ‘Hôm nay trời mưa lầy lội đường khó đi, lỡ mình ngã thì vỡ bình mất hết, bây giờ lấy bơ ra bớt, nếu có ngã thì mất không đáng kể.’ Người kia thiểu trí đem hết ra chợ, giữa đường trơn trượt cả hai người đều ngã. Một người sầu ưu khóc lóc rồi lăn lóc ra đất, một người không có chút buồn cũng không não hận. Có người hỏi, ‘Hai ông bình cao đều vỡ như nhau, chỗ mất cũng ngang nhau, đâu có khác chi nhau, vì sao một người buồn tiếc khóc lóc não nề như vậy, còn một người thì không hiện một chút tiếc nuối?’ Một người đáp, ‘Cao của tôi đem đi bán là thứ cao chưa vớt bơ, nay bình bể là mất hết, vì đó mà não hận không sao kiềm chế được.’ Một người đáp, ‘Cao của tôi đem đi trước đó đã vớt bơ ra rồi, nay bình tuy vỡ nhưng mất không đáng bao nhiêu. Vì đó mà thản nhiên

29. Dụng Tâm Nơi Thánh Đạo Luôn Tiện Hưởng Lạc Cõi Trời Người

Dụ 29. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa nước Thiên Trúc có một trụ xứ có mười vạn sa-môn, hơn năm vạn đắc a-la-hán, lục thông thanh triệt và các lậu đã tận, năm vạn người kia có người đắc ba đạo quả đầu, có người chưa. Có một trưởng giả muốn cầu phúc lạc tự tứ trong hai cõi nhân thiên, tới viếng tháp miếu và soạn mâm cỗ cung dưỡng chúng tăng. Lúc ấy có một thượng tọa đã đắc lục thần thông, một vị đại a-la-hán, đã già lắm, tóc bạc răng rụng thân thể khô gầy, tối thượng thủ trong mười vạn người. Chú nguyện cho trưởng giả ấy xong, vị thượng thủ ấy thọ thực, rửa ráy rồi nói với trưởng giả, ‘Này đàn-việt, hôm nay bố thí sẽ đắc đại tội.’ Lúc ấy những người chưa đắc đạo trong hội chúng đều xì xầm, ‘Lão thượng tọa sao lại cuồng ngôn như thế?’ Thượng tọa đáp, ‘Đó là sự thật, không phải cuồng ngôn.’ Chúng nhân hỏi, ‘người này gieo phước, vì sao lại bị tội?’ Thượng tọa đáp, ‘mấy chú biết một mà không biết hai. Người này gieo phúc, thọ khoái lạc hai cõi nhân thiên, ở trong thụ lạc sanh đại kiêu mạn, tự c

28. Nên Cầu Quả Báo Cứu Cánh Chớ Cầu Hoa Báo Cõi Nhân Thiên Mà Thôi

Dụ 28. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa lúc Phật tại thế có năm trăm lực sĩ cùng làm sa-môn, tọa thiền tụng kinh cùng một chỗ. Có đám tặc bất lương đoạt hết y bát của các sa-môn ấy, chỉ trừa lại nê-hoàn-tăng . Đám tặc đi rồi chư sa-môn chỉ mặc độc nê-hoàn-tăng cùng đi tới chỗ Phật thưa lại mọi chuyện. Phật hỏi các sa-môn, ‘Mấy ông vì sao không tri hô?’ Chư sa-môn đáp, ‘Phật chưa cho phép nên không dám tri hô.’ Phật bảo chư tì-khâu, ‘Nếu các ông không dám tri hô tặc lột hết y của mấy ông thì ai có sức chu cấp mãi? Từ này về sau cho phép các ông lúc thấy có giặc cướp thì tri hô, lấy gậy, gạch đá dọa cho nó sợ bỏ đi, chỉ cần đừng cố ý thương hại nó là được.’  Cái người ta xem trọng là thân, mệnh, và của cải. Ba cái đó đều không đáng tiếc nhưng không thể khinh. Không đáng tiếc là vì nó chẳng thường hằng, chắc chắn bại hoại, không có chi kiên cố, nếu ngu hoặc mê đắm xem nó như của mình, tham ái tiếc sẻn sẽ dễ khởi nhân duyên bất thiện, sau đọa ác đạo, vì vậy mà không đáng tiếc. Không thể khinh là

27. Lưới Ma Trần Cấu Và Kiết Sử

Dụ 27. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa có người bắt chim thành nghề, giăng la võng trên đầm, lấy đồ chim ăn bỏ vô lưới làm mồi. Bầy chim gọi bạn tranh nhau tới ăn. Điểu sư rút võng, bầy chim rớt hết vô trong. Lúc ấy trong đàn có một con to, dũng mãnh, cử thân bay lên rồi cùng cả đàn kéo võng bay đi. Điểu sư thấy bóng đàn chim nên đi theo. Có người nói điểu sư, ‘Chim bay trên hư không ông lại đi bộ theo bắt, sao mà ngu!’ Điểu sư đáp, ‘Không phải như ông nói. Đàn chim ấy trời tối phải tìm chỗ trú ẩn, bay không cùng hướng, thế nào cũng rớt.’ Người ấy cứ đi theo không dừng. Trời về chiều, ngẩng lên thấy bầy chim tranh nhau bay, có con sang đông, con sang tây, có con muốn về rừng rậm, con muốn xuống vực sâu. Bay tứ tung như thế chẳng mấy chốc thì rớt, điểu sư bắt lại được và đem giết thịt hết. Người bắt chim giỏi ví như Ba-tuần, giăng lưới ví như kiết sử, mang cả lưới bay đi ví như người chưa lìa kiết sử mà muốn thoát khỏi trói buộc, chiều tối hạ cánh ví như người lười biếng tâm sanh bạc nhược kh

26. Đầu Đuôi Tranh Nhau

Dụ 26. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa có con rắn đầu và đuôi nó tự tranh nhau. Đầu nói đuôi, ‘Tau quan trọng.’ Đuôi nói đầu, ‘Tau cũng quan trọng.’ Đầu đáp, ‘Tau có tai nghe, có mắt nhìn, có miệng ăn, lúc đi luôn đi đầu, vì vậy mà tau phải hơn mầy. Mầy không có những khả năng đó chớ nên đòi hơn.’ Đuôi đáp, ‘Tao cho mầy đi thì mầy mới đi được, nếu tao quấn thân cây ba vòng, ba ngày không buông ra thì đầu không đi kiếm ăn được, đói gần chết.’ Đầu nói với đuôi, ‘Mầy buông ra, cho mày hơn.’ Đuôi nghe nói vậy liền thả ra. Đầu lại biểu đuôi, ‘Mầy hơn cho mầy đi đầu luôn.’ Đuôi ra phía đầu đi trước, chưa được bao xa thì rớt xuống hố lửa mà chết.  Chuyện này dụ cho tăng đoàn kia có những vị thượng thủ đạo hạnh cao lại am thục kinh luật có khả năng quyết đoán giới luật, nhưng ở dưới hậu bối không chịu thuận tòng. Thượng tọa không quản chế được, đành nói với kẻ dưới: ‘Cho mầy tùy ý.’ Phạm sự bất thành, cả hai đều rơi vào phi pháp, dụ cho con rắn rơi vào hố lửa.     Văn 昔有一蛇頭尾自相與諍,頭語尾曰:「我應為大。」尾語頭曰:「我亦

25.

Dụ 25. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Thời rất xưa ở ngoại quốc có một tảng đá nằm bên đường đi, bị xe và ngựa dẫm đạp nên mòn dần. Nước ấy có người ghét đường đi bị ngăn trở, muốn dẹp bỏ tảng đá nên ngày đêm đập phá. Thấy một con rắn độc từ trong tảng đá bò ra, gặp gió thì to lên, chẳng mấy chốc thân nó lấp đầy cõi Diêm-phù-đề. Chúng sanh, người, vật ở cõi Diêm-phù-đề chỉ trong một ngày bị rắn ăn sạch, ăn xong thì chết.  Đó là ác báo mà còn tới mau như thế, huống chi bồ-tát vốn là phàm nhân, tích lũy công đức qua muôn vàn kiếp, vừa mới phát ý đã thành tựu Phật đạo, thuyết pháp độ nhân rồi nhập nê-hoàn, mau lẹ như vậy có chi là kì lạ?      Văn [0528a04] 昔者外國從來久遠,曾有一石當人路側,時為車馬踐蹈小小損減。彼世有人嫌其妨道,務欲除之,時即打壞。見有毒蛇從石中出,得風轉大,須臾之間身滿閻浮提。閻浮提中眾生人物,一日之中悉皆噉盡然後乃死。此是惡報尚速疾如是,況之菩薩本為凡人,積功累德動經塵數之劫,適從發意便成佛道,說法度人而取泥洹,此之利疾豈足怪乎?。      雜譬喻經 T0207 https://tripitaka.cbeta.org

24. Bồ-tát Thị Hiện Thành Thầy Chú Thuật

Dụ 24. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Ngoại quốc có thầy chú thuật rồng, cầm quân-trì  chứa đầy nước đi tới bên ao rồng, nhất tâm tụng chú con rồng dưới ao ấy, tức thì thấy đại hỏa từ dưới đáy ao bốc lên, cả ao bốc cháy. Rồng thấy lửa sợ nên thò đầu ra tìm núi, lại thấy đại hỏa đốt cháy núi đầm, ngẩng lên nhìn đỉnh núi thấy không có chỗ ẩn núp. Tất cả đều bốc cháy, không nơi nào trốn thân được, chỉ thấy nước trong quân-trì là tị nạn được, bèn dập lửa đó đi, thu nhỏ thân lại rồi chui vào trong quân-trì.  Ao rồng dụ cho dục giới, núi đầm rồng mong ngóng dụ cho sắc giới, đỉnh núi dụ cho vô sắc giới, thầy chú thuật rồng dụ cho bồ-tát, quân-trì đựng nước dụ cho niết-bàn, phép chú thuật của thầy kia dụ cho phương tiện thiện xảo của bồ-tát, đại hỏa bốc cháy dụ cho vô thường, thân lớn của rồng dụ cho kiêu mạn, biến nhỏ thân lại dụ cho khiêm cung. Chuyện này ý nói bồ-tát thị hiện đi vào dục giới, sắc giới bốc cháy rừng rực, lửa lớn vô thường làm cho chúng sanh kinh hãi, bồ-tát giúp chúng sinh diệt trừ k

23. Đánh Cho Bị Thương Rồi Lấy Cứt Ngựa Trát

Dụ 23. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Xưa có người nông phu có việc tạm thời lên đô thành, thấy có người bị đánh roi rồi lấy cứt ngựa nóng bôi trên lưng, hỏi ‘Sao phải làm vậy?’ Người kia đáp, ‘Để cho vết thương mau lành mà không để lại sẹo.’ Người nông phu bí mật cất trong lòng, sau về nhà nói gia nhân rằng, ‘Tôi lên đô thành đắc trí tuệ lớn.’ Gia nhân hỏi, ‘Đắc trí tuệ chi?’ Bảo gia nô rằng, ‘Lấy roi đánh tôi hai trăm roi thiệt đau.’ Gia nô sợ gia chủ không dám trái lệnh, bèn đánh cho hai trăm roi thật đau, máu chảy đầy lưng. Bảo gia nô, ‘Lấy cứt ngựa nóng lại đây bôi vết thương cho ta, mau lành mà không để lại sẹo.’ Rồi nói gia nô rằng, ‘Mày biết không, đây là trí tuệ đấy.’  Chuyện này dụ cho người xuất gia cầu đạo mà xả giới. Đã gặp minh sư thụ giới, tức có sở đắc, sau thấy người khác ấp ủ những giá trị khác liền xả bỏ giới gốc của mình, rồi khoác bạch y [hoàn tục] để cho pháp thân bị hủy hoại, giống như kẻ kia chịu đánh hai trăm roi máu chảy hoen cả lưng; quay lưng đi mưu cầu lối sống khác