Dụ 28. Tạp Thí Dụ Kinh T0207
Xưa lúc Phật tại thế có năm trăm lực sĩ cùng làm sa-môn, tọa thiền tụng kinh cùng một chỗ. Có đám tặc bất lương đoạt hết y bát của các sa-môn ấy, chỉ trừa lại nê-hoàn-tăng . Đám tặc đi rồi chư sa-môn chỉ mặc độc nê-hoàn-tăng cùng đi tới chỗ Phật thưa lại mọi chuyện. Phật hỏi các sa-môn, ‘Mấy ông vì sao không tri hô?’ Chư sa-môn đáp, ‘Phật chưa cho phép nên không dám tri hô.’ Phật bảo chư tì-khâu, ‘Nếu các ông không dám tri hô tặc lột hết y của mấy ông thì ai có sức chu cấp mãi? Từ này về sau cho phép các ông lúc thấy có giặc cướp thì tri hô, lấy gậy, gạch đá dọa cho nó sợ bỏ đi, chỉ cần đừng cố ý thương hại nó là được.’
Cái người ta xem trọng là thân, mệnh, và của cải. Ba cái đó đều không đáng tiếc nhưng không thể khinh. Không đáng tiếc là vì nó chẳng thường hằng, chắc chắn bại hoại, không có chi kiên cố, nếu ngu hoặc mê đắm xem nó như của mình, tham ái tiếc sẻn sẽ dễ khởi nhân duyên bất thiện, sau đọa ác đạo, vì vậy mà không đáng tiếc. Không thể khinh là vì nhờ có thân mà gặp được hiền thánh, tay bưng, gối quỳ, chắp chưởng, ngưỡng kính lễ bái, sau đắc kim cương bảo thân bất khả hủy hoại, vì vậy mà nói là bất khả khinh.
Mệnh không đáng tiếc, người ta vì mạng sống của mình mà sát sanh, trộm cắp, dâm dật, miệng phạm bốn tội, tâm sinh tham khuể và tà kiến, sau đọa địa ngục, cho nên nói không đáng tiếc. Nhưng cũng không thể khinh, nhờ có mạng sống mà gặp được thánh hiền, được nghe pháp ngôn tinh nghĩa, nhập thần tu hành đến hết thọ mệnh, sau đắc bảo mệnh vô lượng vô cùng, cho nên cũng nói không thể khinh.
Của cải không đáng tiếc, vì của cải là chỗ nhòm ngó của ngũ gia: đạo tặc, thủy, hỏa, quan tham và ác tử, ngũ gia một lúc nào đó ập đến thì mất sạch, cho nên nói không đáng tiếc. Không thể khinh, vì gặp được phước điền tốt lành đem ra bố thí, cúng dường chu đáo không hề tiếc sẻn, sau được bốn kho tàng lớn chỉ có bảo tài, đem bảo tài chu cấp cho người nghèo khốn, tế độ kẻ thiếu thốn ai cầu thì cho họ mà tài của không hết, cho nên nói không thể khinh.
Đã tu phúc đức thì nên cứu tâm cầu thành Phật đạo, đừng chỉ tìm quả báo cõi người cõi trời mà thôi. Vì sao vậy? Thí như trồng ngũ cốc thì chỉ cầu quả thật, quả thật tuy chưa chín, nhưng thân đốt, cành lá tự nhiên có, bố thí tác phúc cũng như vậy, phát tâm nhiếp thân chỉ cầu thành Phật, cầu đạo nê-hoàn, đạo tuy chưa thành, khoái lạc cõi người, cõi trời, kim luân thánh chủ, đế thích, phạm vương tự nhiên mà có, cũng như trồng ngũ cốc không cầu thân đốt, cành lá nhưng tự nhiên có. Vì vậy mà đừng chỉ cầu cái vui quả báo ở hai cõi nhân thiên mà thôi.
Văn
夫修福德皆當擬心求成佛道,不應但索人天果報也。所以者何?譬如種穀但求其實,實雖未熟,莖節枝葉自然已得,布施作福亦復如是,發意擬儀但求成佛泥洹之道,道雖未成,人天中樂金輪聖主、帝釋、梵王自然並至,亦如種穀不期莖節枝葉自然而得也。所以不應但求人天果報之樂者也。
Phù tu phúc đức giai đương nghĩ tâm cầu thành Phật đạo, bất ứng đãn tác nhân thiên quả báo dã. Sở dĩ giả hà? Thí như chủng cốc đãn cầu kì thật, thật tuy vị thục, hành tiết chi diệp tự nhiên dĩ đắc; bố thí tác phúc diệc phục như thị, phát ý nghĩ nghi đãn cầu thành Phật nê-hoàn chi đạo, đạo tuy vị thành, nhân thiên trung lạc kim luân thánh chủ, đế thích, phạm vương tự nhiên tịnh chí, diệc như chủng cốc bất kì hành tiết chi diệp tự nhiên nhi đắc dã. Sở dĩ bất ứng đãn cầu nhân thiên quả báo chi lạc giả dã.
雜譬喻經 T0207
Comments
Post a Comment