Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2023

18. Tì-khâu Đà-phiếu Bị Hủy Báng

Truyện 18, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xưa có tì-khâu tên là Đà-phiếu có sức mạnh như đại lực sĩ, xuất gia tinh cần và đắc a-la-hán, uy đức đầy đủ. Đà-phiếu chuyên liệu biện tăng sự, năm ngón tay phát ánh sáng vì giúp cho chúng tăng rất nhiều việc. Phật khen là đệ nhất doanh sự. Có tì-khâu Di-đa phúc đức mỏng, đến phiên làm chung với Đà-phiếu, mặc dù nấu nướng thô tệ nhưng lại quay ra chê, “Cứ hễ tên Đà-phiếu này nấu cho chư tăng thì tau chưa một lần ăn ngon. Phải tìm cách trừng phạt.” Di-đa có người chị làm tì-khâu-ni, bèn tới gặp kêu chị phỉ báng Đà-phiếu, việc đó xảy ra ba lần. Đà-phiếu chán ngán liền bay lên hư không, làm mười tám loại thần biến, nhập hỏa quang tam-muội, ở trong không trung mà biến mất như ngọn lửa, không còn thấy hình hài nữa. “Phỉ báng và tật đố khiến cho thánh hiền còn bị diệt thân, huống chi là phàm phu! Vì vậy mà trí giả phải thận trọng, chớ phỉ báng, chớ nói lời khinh miệt.” Lúc ấy chư tì-khâu hỏi Phật, “Tì-khâu Đà-phiếu có nhân duyên chi mà bị phỉ báng? Vì n

17. Mẫu Hậu Vì Đố Kị Giết Con Trai

Truyện 17. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Phật ở thành Vương Xá, nói Đề-bà-đạt-đa, “Sâu trong lòng tôi hằng niệm từ bi với em, thân khẩu ý đối với em không hề có ác niệm, nay em hãy sám hối với ta.” Đề-bà-đạt-đa mạ lị Phật rồi bỏ đi.   Chư tì-khâu hỏi, “Vì sao Như Lai từ tâm như vậy mà Đề-bà-đạt-đa lại ác mạ?” Phật nói, “Chẳng phải đời nay mà thôi. Trong thời quá khứ nước Ba-la-nại có vua tên là Phạm-ma-đạt, phu nhân tên là Bất Thiện Ý, có con trai tên Pháp Hộ, thông minh từ nhân, đi học ở chỗ thầy. Lúc ấy vua Phạm-ma dắt cung nữ ra ngự uyển chơi bời vui vẻ, lấy rượu uống thừa vua sai đem cho phu nhân. Phu nhân tức lắm, nói như vậy, ‘Tao phải chọc cổ thằng Pháp Hộ lấy máu nó mà uống, chứ không uống loại rượu này.’ Vua nghe nói vậy thịnh nộ quát, ‘Tới trường học kêu thằng Pháp Hộ về.’ Pháp Hộ về, vua định cắt cổ thì con nói với cha ‘Con không có tội chi mà lại là con một của vua cha, vì sao cha giết con?’ Vua đáp, ‘Không phải ta giết con mà là ý mẹ con. Nếu ra xin lỗi mẹ cho mẹ vui thì bà

16. Người Em Cảm Vua Truyền Sắc Lệnh Hiếu Dưỡng Cha Mẹ

Truyện 16, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Có lần Thế Tôn kể cho chư tì-khâu, “Phải nên biết ngày trước nước Ba-la-nại có một tập tục xấu lưu hành khắp xứ. Cha trong nhà sáu mươi tuổi thì cho một cái phu lũ, bắt giữ nhà. Lúc ấy có hai anh em, anh nói em, ‘Em đưa cho ba cái phu lũ để ba giữ nhà.’ Trong nhà chỉ có một cái phu lũ, người em cắt ra một nửa cho cha rồi thưa cha rằng, ‘Của anh đưa ba chứ không phải con đưa. Anh bắt ba giữ nhà.’ Người anh nói người em, ‘Vì sao không đưa hết cái phu lũ, mà phải cắt ra một nửa?’ Người em đáp, ‘Chỉ có một cái phu lũ, không cắt ra hai sau kiếm đâu ra?’ Anh hỏi, ‘Định để cho ai nữa?’ Em đáp, ‘Không để dành cho anh hay sao?’ Anh hỏi, ‘Vì sao phải cho anh?’ Em đáp, ‘Sẽ tới lúc anh già đi, con anh cũng sẽ cho anh ngồi giữ cửa.’ Người anh nghe vậy kinh ngạc, ‘Anh cũng sẽ phải như vậy sao?’ Người em hỏi lại, ‘Ai thay cho anh?’ Rồi nói anh, ‘Tục hủ lậu như vậy nên chung tay dẹp bỏ.’ Hai anh em dắt nhau tới quan phụ tướng và lấy lời lẽ ấy ra thưa. Phụ tướng đ

15. Voi Trắng Giáo Hóa Chúng Sinh Hiếu Dưỡng Cha Mẹ Và Giải Hòa Hai Nước

Truyện . Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xưa Phật ở nước Xá-vệ nói các tì-khâu rằng, “Có tám chủng người phải nhứt định bố thí, không cần nghi vấn. Đó là cha mẹ, Phật với đệ tử Phật, người từ xa về, người đi xa, bệnh nhân, và người trông bệnh.”  Chư tì-khâu bạch Phật, “Như Lai Thế Tôn, thật là kì đặc, thường ở chỗ cha mẹ mà tán thán cung kính.” Phật nói, “Không phải chỉ có hôm nay thôi mà quá khứ tới nay ta vẫn hằng tôn trọng cung kính.”  Chư tì-khâu hỏi, “Tôn trọng tán thán, việc ấy như thế nào?” Phật kể, “Quá khứ rất xa có hai quốc vương, một là Ca-thi quốc vương, hai là Tỉ-đề-ê quốc vương. Tỉ-đề-ê vương có đại hương tượng, dùng sức của hương tượng khuất phục quân của Ca-thi vương. Ca-thi vương niệm như vầy, ‘Nay ta phải làm sao để có được hương tượng mà tồi phục quân của Tỉ-đề-ê vương?’ Lúc ấy có người nói, ‘Thần thấy trong núi có bạch hương tượng.’ Vua nghe như vậy liền ban mộ dụ, ‘Người nào bắt được hương tượng về trẫm sẽ trọng thưởng.’ Có người ứng mộ, tập hợp quân đoàn đi bắt voi ấy

14. Vị Trưởng Giả Cảm Vua Làm Việc Hiếu

Truyện 14. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Tôi nghe như vầy: Có một thời Phật ở nước Xá-vệ, nói chư tì-khâu rằng, “Nếu có người muốn được Phạm thiên vương tới nhà mình, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Phạm thiên sẽ tới trong nhà. Nếu muốn Đế thích tới nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ thì Đế thích sẽ tới nhà. Nếu muốn được thiên thần tới nhà, chỉ cần cung dưỡng cha mẹ, cần phải biết tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Chỉ cần cung dưỡng cha mẹ thì sẽ được hòa thượng ở lại trong nhà. Muốn được A-đồ-lê ở trong nhà, chỉ cần cung dưỡng cha mẹ thì A-đồ-lê ở lại trong nhà mình. Nếu muốn cung dưỡng chư hiền thánh với Phật, chỉ cần cung dưỡng cha mẹ, chư hiền thánh với Phật sẽ ở lại trong nhà.”  Chư tì-khâu nói, “Như Lai Thế Tôn cung kính phụ mẫu thật là hi hữu.”  Phật nói, “Không chỉ hôm nay ta mới cung kính phụ mẫu hi hữu như vậy, trong đời quá khứ cũng từng cung kính phụ mẫu hi hữu như vậy.”  Tì-khâu hỏi, “Trong quá khứ người thường cung kính như thế nào?”   Phật nói, “Đời xưa nước Ba-la-nại có một người nghèo,

13. Phật Lấy Nước Trí Tuệ Dập Ba Loại Lửa

Truyện . Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Có một nước tên là Nam Phương Sơn. Phật muốn tới nước đó, giữa đường tá túc một tụ lạc. Gặp lúc tụ lạc ấy đang có lễ hội, uống rượu say sưa, bất giác lửa nổi lên thiêu cháy tụ lạc ấy. Mọi người kinh khiếp, không biết đường nào mà chạy, họ nói với nhau, “Chỉ cần chúng ta nương tựa Phật thì khả thoát hỏa nạn này.” Bèn bạch Phật, “Thế Tôn, xin người cứu tế.” Phật nói, “Nhất thiết chúng sinh đều có ba thứ lửa, lửa tham dục, sân nộ, và ngu si. Ta dùng nước trí dập tắt ba ngọn lửa đó. Nếu lời này đúng thì hỏa hoạn này sẽ diệt.” Vừa dứt lời thì lửa tắt. Mọi người rất mừng, càng thêm tín Phật. Phật thuyết pháp cho, đắc đạo quả tu-đà-hoàn.  Chư tì-khâu nghi quái. “Thế Tôn xuất thế là việc rất kì đặc. Người làm lợi ích lớn cho thôn lạc này, đã dập hỏa hoạn lại còn khử tâm cấu cho nữa.” Phật nói, “Không phải chỉ ngày nay ta mới làm lợi ích cho những người này, trong đời quá khứ cũng từng làm lợi ích lớn cho họ.” Chư tì-khâu hỏi, “Không rõ Thế Tôn đời quá khứ l

12. Chuyện Khỉ Ác Và Khỉ Thiện

Truyện 12, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Lúc ấy Phật ở thành Vương Xá. Chư tì-khâu bạch Phật: “Thế Tôn! Y chỉ Đề-bà-đạt-đa thường chịu khổ não, y chỉ Như Lai Thế Tôn đời này đắc an lạc, đời sau sinh vào thiện xứ, đắc giải thoát.” Phật nói các vị tì-khâu: “Không phải chỉ ngày nay mà ngay trong thời quá khứ, có hai con khỉ, mỗi con có năm trăm quyến thuộc. Bị vương tử của vua Ca-thi đi săn bao vây, dẫn lính sắp tới nơi. Con khỉ thiện nói con khỉ ác, “Bây giờ chúng ta vượt sông thì khả thoát nạn.” Khỉ ác đáp: “Tôi không qua được.” Khỉ thiện nói với bầy của nó: “Cây bì-đa-la nhánh rất dài.” Liền kéo cành cây xuống đưa năm trăm quyến thuộc qua sông. Quyến thuộc khỉ ác do không qua sông nên bị vương tử bắt hết. Con khỉ thiện lúc ấy chính là thân ta; con khỉ ác lúc ấy chính là Đề-bà-đạt-đa, bầy quyến thuộc theo nó lúc ấy chịu khổ não, những người y chỉ ông ta nay cũng như thế. Những kẻ y chỉ tôi lúc ấy suốt đêm thụ lạc, nay được tiếng lành và cung dưỡng, tương lai sinh vào hai cõi người trời và

28. Cừu-già-li phỉ báng các tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên

Truyện 28, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển   Xưa hai tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên du hóa qua các làng, tới một cái lò của thợ gốm thì gặp trời mưa to bèn vô trong trú mưa. Lúc ấy phía trong lò gốm có một cô gái chăn trâu vô tá túc trước. Hàng thanh văn khi không nhập định thì không khác phàm phu, thành ra không biết có nữ nhân ở đó. Cô gái chăn trâu thấy hai vị la-hán thanh văn Xá-lợi-phất và Mục-liên mặt mày khôi ngô thì trong lòng sinh mê hoặc, rỉ lậu bất tịnh trên thân. Tôn giả Xá-lợi-phất và tôn giả Mục-liên từ trong lò gốm đi ra; Cừu-già-li nhìn hình tướng rất tài, chỉ cần quan sát sắc diện người khác là biết người ấy có lộ tướng dâm dục hay không. Thấy cô gái chăn trâu đi ra sau hai vị tôn giả mà sắc diện lộ rõ lòng dâm, nhưng không biết cô ta tự khởi mê hoặc mà rỉ lậu nhớt bất tịnh nên sàm báng rằng, “Tôn giả Xá-lợi-phất, tôn giả Mục-liên thông dâm với con chăn trâu.” Cứ hễ gặp các tì-khâu là nói như vậy. Khi các tì-khâu khuyên, “Chớ phỉ báng tôn giả Xá-lợi-phất và tôn giả Mục-liên.”

79. Bà-la-môn Bố Thí Như Ý Châu Cho Phật Và Xuất Gia Đắc Đạo

Truyện 79. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  chưa   Văn [0480c23] 佛在舍衛國。爾時南天竺,有一婆羅門,善別如意珠,持一如意珠,從南天竺,至東天竺,遍諸國土,無能別者。如是次第,至舍衛國,到波斯匿王所,而作是言:「誰能分別識此珠者?」波斯匿王,集諸群臣,一切智人,無有識者。波斯匿王,共至佛邊,佛語婆羅門言:「汝識珠名字不?知珠生出處不?知珠力耐不?」答言:「不知。」佛言:「此珠磨竭大魚腦中出,魚身長二十八萬里,此珠名曰金剛堅也。有第一力耐,使一切被毒之人,見悉消滅,又見光觸身,亦復消毒。第二力者,熱病之人,見則除愈,光觸其身,亦復得差。第三力者,人有無量百千怨家,捉此珠者,悉得親善。」時婆羅門,聞此語已,甚用歡喜,如來真實一切智人,即以此珠,奉上於佛,而求出家。佛言:「善來比丘!」鬚髮自落,法服著身,為說法要即得羅漢。 [0481a10] 諸比丘言:「如來善能分別此珠,復能說法,使得道證。」 [0481a12] 佛言:「非但今日,過去亦爾。昔迦尸國,仙人山中,有五通仙。時有婆羅門,持一樹葉,問仙人言:『此何樹葉?』仙人答言:『此樹名金頂,若人被毒,垂命欲死,此樹下坐,即得消滅。熱病之人,依此樹者,亦復得除。以此樹葉觸人身者,所有毒氣,及與熱病,悉皆得除。』婆羅門歡喜,求與仙人而作弟子,修習其法,亦得五通。爾時五通仙人者,我身是也。爾時持樹葉婆羅門者,今此婆羅門是也。我於爾時,教其使得具五神通,今亦免其生死之難,獲阿羅漢。」    雜寶藏經 第7 卷 https://tripitaka.cbeta.org

73. Đế-thích Hỏi Chuyện

Truyện 73. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 6.  chưa   Văn   [0476a18] 如是我聞: [0476a18] 一時佛在摩竭提國,王舍城南,有婆羅門聚落,名庵婆羅林,此聚落北,毘提醯山石窟之中。爾時帝釋聞佛在彼,即告槃闍識企犍闥婆王子言:「摩竭提國,婆羅門聚落,名庵婆羅林,此聚落北,有毘提醯山,世尊在中,今與汝等可共詣彼。」槃闍識企犍闥婆王子,答言:「唯然,此事最善。」歡喜樂聞,即挾琉璃琴,從於帝釋,往於佛所。爾時諸天,聞帝釋共犍闥婆王子等,欲往佛所,各自莊嚴,隨從帝釋,於天上沒,即至毘提醯山。 [0476a28] 爾時山中,光明照曜,近彼仙人,皆謂火光。帝釋即告犍闥婆王子言:「此處清淨,遠離諸惡,阿練若處,安隱坐禪,當今佛邊,多饒尊勝諸天側塞,滿其左右。我等今者,云何而得奉見世尊?」帝釋即告犍闥婆王子:「汝可為我往向佛所通我等意,欲得覲問。」犍闥婆王子,受教即往,不遠不近,瞻仰尊顏,援琴而彈,使佛得聞,作偈頌曰: 「欲心生戀著,  如象沒淤泥,  亦如象醉狂,  非鉤之所制。  譬如阿羅漢,  戀慕於妙法,  亦如我貪色,  恭敬禮其父,  由生貴勝處,  情倍生愛樂。 「極能生長我之愛,  如似熱汗遇涼風,  亦如極渴得冷飲,  汝之容體甚可嬉,  猶如羅漢愛樂法,  亦如病者得好藥,  如彼飢者得美食,  疾以清涼滅我熱,  今我貪尚欲馳奔,  如捉我心不得去。」 [0476b18] 佛言:「善哉!般闍識企!今作此聲,絃管相諧,汝於近遠而造歌頌。」即白佛言:「我於往時,遇一賢女,名修利婆折斯,是犍闥婆王珍浮樓女。摩多羅天子,名識騫稚,先求彼女,我時悅愛,即於其所而說斯偈,我今佛前,重說本偈。」帝釋念言:「佛以從定覺,今與般闍識企言說。」帝釋復語企言:「汝今稱我名,頂禮佛足,問訊世尊:『少病少惱,起居輕利,飲食調適,氣力安樂,無諸惡不?安樂住不?』」即報言語。受帝釋教,重詣佛所,稱帝釋名,即禮佛足,以帝釋語,問訊世尊。佛言:「帝釋及諸天,皆安樂不?」重白佛言:「世尊!帝釋及三十三天,欲得見佛,聽來見不?」佛言:「今正是時。」 [0476c02] 帝釋及三十三天,聞佛教已,即至佛所,頂禮佛足,在一面立,白佛言:「世尊!當何處坐?」佛言:「坐此座上。」白佛言:「此窟極小,天眾極多。」作是語已,見石窟廣博,佛威神力,多所容受

11. Thỏ Thiêu Thân Bố Thí Tiên Nhân

Truyện 11. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xá-vệ quốc có người con trai nhà trưởng giả xuất gia vào Phật pháp, thường vui ở với người thân và quyến thuộc, chứ không muốn ở chung với đạo nhân mà tu hành, cũng không thích đọc kinh hành đạo. Phật dạy tì-khâu ấy hướng tâm vào a-luyện-nhã tinh cần tu tập, nhờ đó đắc a-la-hán, đầy đủ lục thông. Các tì-khâu khác nghi quái, bạch Phật, “Thế Tôn xuất thế thật là kì đặc. Vị trưởng giả tử ấy được Thế Tôn dạy cho an lập trong xứ a-luyện-nhã, đắc quả a-la-hán đạo, đầy đủ sáu loại thần thông.” Phật nói chư tì-khâu, “Không phải chỉ có ngày hôm nay tôi mới an lập cho ông ấy, mà trong quá khứ cũng đã từng an lập cho.” Chư tì-khâu bạch Phật, “Không rõ Thế Tôn trong đời quá khứ an lập ông ấy như thế nào?”   Phật nói chư tì-khâu, “Trong thời quá khứ có một tiên nhân ở chốn san lâm. Lúc ấy đời đại hạn, ở trong núi dưa trái, gốc thân, cành lá đều khô ran hết. Lúc ấy tiên nhân thân thiện với một con thỏ, nói với thỏ, ‘Nay ta muốn xuống làng mạc khất thực.’ Thỏ bả

51. Thiên Nữ Lấy Hoa Tóc Cúng Dường Tháp Phật Ca-diếp

Truyện 51. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 5.  chưa   Văn 爾時釋提桓因,從佛聞法,得須陀洹,即還天上,集諸天眾,讚佛法僧。時有天女,頭戴華鬘,華鬘光明,甚大晃曜,共諸天眾,來集善法堂上。諸天之眾,見是天女,生希有心。釋提桓因,即便說偈,問天女言: 「汝作何福業,  身如融真金,  光色如蓮花,  而有大威德?  身出妙光明,  面若開敷華,  金色晃然照,  以何業行得?  願為我說之。」 [0471c11] 爾時天女,說偈答言: 「我昔以華鬘,  奉迦葉佛塔,  今生於天上,  獲是勝功德,  生在於天中,  報得金色身。」 [0471c16] 釋提桓因,重復說偈,而讚嘆言: 「甚奇功德田,  耘除諸穢惡,  如是少種子,  得天勝果報,  誰當不供養?  恭敬真金聚。  誰不供養佛,  上妙功德田,  其目甚脩廣,  猶如青蓮花?  汝能興供養,  無上第一尊,  作少功德業,  而獲如此容。」 [0471c26] 爾時天女,即從天下,執持華蓋,來至佛所;佛為說法,得須陀洹,而還天上。諸比丘等,怪其所以,即問佛言:「世尊!今此天女,作何功德,獲此天身,端政殊特?」佛言:「往古之時,以種種華鬘,供養迦葉佛塔,以是因緣,今獲此果。」    雜寶藏經 第5 卷 https://tripitaka.cbeta.org

40. Người Nghèo Bố Thí Ít Cơm Được Quả Báo Lớn

Truyện 40. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 4  Xưa có người kia nhà rất nghèo, làm mướn cho người ta được sáu thưng gạo, đem về nhà nuôi vợ con. Trên đường về gặp một đạo nhân đang bưng bát cầm tích trượng đi khất thực, trong lòng sanh niệm, “Sa-môn ấy hình mạo đoan chánh, uy nghi nghiêm trang rất đáng kính, phải bố thí cơm cho ông ấy, chẳng phải tốt đẹp hay sao?” Đạo nhân biết tâm niệm của người nghèo, đi cùng tới một bờ sông, người nghèo lựa lúc thuận tiện nói đạo nhân, “Tôi đang có ít gạo, muốn thí đạo nhân, ngài ăn không?” Đạo nhân đáp, “Được chứ sao không.” Người nghèo ngay tại bến sông trải áo mời đạo nhân ngồi, vò một thưng gạo nấu thành một vắt cơm rồi dâng đạo nhân, trong lòng người nghèo niệm rằng, “Nếu đạo nhân là người trì giới thanh tịnh đã đắc đạo, thì hãy cho mình làm vua một tiểu quốc.” Đạo nhân nhận được cơm nói người nghèo, “Sao ít vậy? Sao nhỏ vậy?” Người ấy cho rằng đạo nhân ăn nhiều, hòa thêm một thưng gạo nữa nấu thành một vắt cơm khác dâng cho đạo nhân rồi nguyện rằng, “N

27. Hai Anh Em Cùng Xuất Gia

Truyện 27. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 3.  chưa   Văn 往昔之世,有兄弟二人,心樂佛法,出家學道。其兄精懃,集眾善法,修阿練行 ,未久之頃,得羅漢道;其弟聰明,學問博識,誦三藏經,後為輔相請作門師,多與財錢,委使營造僧房塔寺。時三藏法師,受其財物,將人經地,為造塔寺,基剎端嚴,堂宇瑩麗,制作之意,妙絕工匠。輔相見已,倍生信敬,供養供給,觸事無乏。三藏比丘,見其心好,即作是念:「寺廟訖成,俱須眾僧安置寺上,當語輔相使請我兄。」作是念已,語輔相言:「我有一兄,在於彼處,捨家入道,懃心精進,修阿練行,檀越今可請著寺上。」輔相答言:「師所約勅,但是比丘,不敢違逆,況復師兄,是阿練也。」即便遣人慇懃往請。既來到已,輔相見其精懃用行,倍加供養。 [0460b28] 其後輔相以一妙[疊*毛]價直千萬,以與於彼阿練比丘,阿練比丘,不肯受之,慇懃強與,然後乃受,而作是念:「我弟營事,當須財物。」即以與之。輔相後時,以一麤[疊*毛],用與三藏;三藏得已,深生瞋恚。又於後日,輔相更以一張妙[疊*毛]直千萬錢,與兄阿練;其兄既得,復以與弟。其弟見已,倍懷嫉妬,即持此[疊*毛],往至輔相愛敬女所,而語之言:「汝父輔相,先看我厚,今彼比丘至止已來,不知以何幻惑汝父,今於我薄,與汝此[疊*毛],汝可持向輔相之前,縫以為衣。若其問者,汝可答言:『父所愛重,阿練若者,捉以與我。』輔相必定瞋不共語。」女語三藏言:「我父今厚敬彼比丘,如愛眼睛,亦如明珠,云何卒當而到謗毀?」三藏復言:「汝若不爾,與汝永斷。」女人又答:「何故太卒當更方宜?」情不能已,便受此[疊*毛],於其父前,裁以為衣。爾時輔相,見[疊*毛]即識,而作念言:「彼比丘者,甚大惡人,得我之[疊*毛],不自供給,反以誑惑小兒婦女。」於是後日阿練若來,不復出迎,顏色變異。 [0460c19] 時此比丘,見輔相爾,心自思惟:「必有異人,毀謗於我,使彼爾耳。」即昇空中,作十八變 。輔相見已,深懷敬服,即與其婦,禮足懺悔,恭敬情濃,倍於常日,即驅三藏及其己女,悉令出國。 [0460c24] 佛言:「爾時三藏,我身是。以謗他故,於無量劫,受大苦惱,乃至今日,為孫他利之所毀謗。爾時此女,由謗聖故,現被驅出,窮困乞活。是以世人,於一切事,應當明察,莫輕誹謗用招咎罰。」    雜寶藏經第3 卷 https://tri

10. Voi Trắng Sáu Ngà

Truyện 10. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  chưa   Văn [0453c25] 昔舍衛國,有一大長者,生一女子,自識宿命,初生能語,而作是言:「不善所作,不孝所作,無慚所作,惡害所作,背恩所作。」作此語已,默然而止。此女生時,有大福德,即為立字,名之為賢。漸漸長大,極敬袈裟。以恭敬袈裟因緣,出家作比丘尼。不到佛邊,精勤修習,即得羅漢。悔不至佛邊,便往佛所,向佛懺悔。佛言:「我於彼時,已受懺悔。」 [0454a04] 諸比丘疑怪問佛:「此賢比丘尼,何以故從出家以來不見佛?今日得見佛懺悔,有何因緣?」 [0454a06] 佛即為說因緣:「昔日有六牙白象,多諸群眾。此白象有二婦,一名賢,二名善賢。林中遊行,偶值蓮花,意欲與賢,善賢奪去。賢見奪華,生嫉妬心:『彼象愛於善賢,而不愛我。』時彼山中有佛塔,賢常採花供養,即發願言:『我生人中,自識宿命,并拔此白象牙取。』即上山頭,自撲而死。尋生毘提醯王家作女,自知宿命。年既長大,與梵摩達王為婦,念其宿怨,語梵摩達言:『與我象牙作床者,我能活耳;若不爾者,我不能活。』梵摩達王,即募獵者:『若有能得象牙來者,當與百兩金。』即時獵師,詐被袈裟,挾弓毒箭,往至象所。 [0454a18] 「時象婦善賢,見獵師已,即語象王:『彼有人來。』象王問言:『著何衣服?』答言:『身著袈裟。』象王言:『袈裟中必當有善無有惡也。』獵師於是遂便得近,以毒箭射。善賢語其夫:『汝言:「袈裟中有善無惡。」云何如此?』答言:『非袈裟過,乃是心中煩惱過也。』善賢即欲害彼獵師,象王種種慰喻說法,不聽令害。又復畏五百群象必殺此獵師,藏著歧間,五百群象,皆遣遠去,問獵師言:『汝須何物而射於我?』答言:『我無所須;梵摩達王,募索汝牙,故來欲取。』象言:『疾取。』答言:『不敢自取。如是慈悲,覆育於我,我若自手取,手當爛墮。』白象即時,向大樹所,自拔牙出,以鼻絞捉,發願而與:『以牙布施,願我將來,拔一切眾生三毒之牙。』獵師取牙,便與梵摩達王。 [0454b04] 「爾時夫人,得此牙已,便生悔心,而作是言:『我今云何取此賢勝淨戒之牙?』大修功德,而發誓言:『願使彼將來得成佛時,於彼法中,出家學道,得阿羅漢。』 [0454b08] 「汝等當知!爾時白象者,我身是也。爾時獵師者,提婆達多是也。爾時賢者,今比丘尼是也。爾時善賢者,耶輸陀羅比丘尼是也

1. Vua Thập-xa

Truyện 1. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 1.  chưa  Văn   [0447a17] 昔人壽萬歲時,有一王,號曰十奢,王閻浮提。王大夫人,生育一子,名曰羅摩。第二夫人,有一子,名曰羅漫。羅摩太子,有大勇武,那羅延力,兼有扇羅,聞聲見形,皆能加害,無能當者。時第三夫人,生一子,名婆羅陀。第四夫人,生一子,字滅怨惡。第三夫人,王甚愛敬,而語之言:「我今於爾,所有財寶都無悋惜,若有所須,隨爾所願。」夫人對言:「我無所求,後有情願,當更啟白。」 [0447a25] 時王遇患,命在危惙,即立太子羅摩,代己為王,以帛結髮,頭著天冠,儀容軌則,如王者法。 [0447a28] 時小夫人,瞻視王病,小得瘳差,自恃如此,見於羅摩紹其父位,心生嫉妬,尋啟於王求索先願:「願以我子為王,廢於羅摩。」王聞是語,譬如人噎既不得咽,又不得吐。「正欲廢長,已立為王;正欲不廢,先許其願。」然十奢王,從少已來,未曾違信;又王者之法,法無二語,不負前言。思惟是已,即廢羅摩,奪其衣冠。 [0447b06] 時弟羅漫,語其兄言:「兄有勇力,兼有扇羅,何以不用,受斯耻辱?」兄答弟言:「違父之願,不名孝子。然今此母,雖不生我,我父敬待,亦如我母,弟婆羅陀,極為和順,實無異意。如我今者,雖有大力、扇羅,寧可於父母及弟,所不應作而欲加害。」弟聞其言,即便默然。 [0447b12] 時十奢王,即徙二子,遠置深山,經十二年,乃聽還國。羅摩兄弟,即奉父勅,心無結恨,拜辭父母,遠入深山。 [0447b15] 時婆羅陀,先在他國,尋召還國,以用為王。然婆羅陀,素與二兄,和睦恭順,深存敬讓。既還國已,父王已崩,方知己母妄興廢立,遠擯二兄,嫌所生母所為非理,不向拜跪,語己母言:「母之所為,何期勃逆,便為燒滅我之門戶。」向大母拜,恭敬孝順,倍勝於常。 [0447b21] 時婆羅陀,即將軍眾,至彼山際,留眾在後,身自獨往。當弟來時,羅漫語兄言:「先恒稱弟婆羅陀義讓恭順,今日將兵來,欲誅伐我之兄弟?」 [0447b24] 兄語婆羅陀言:「弟今何為將此軍眾?」弟白兄言:「恐涉道路,逢於賊難,故將兵眾,用自防衛,更無餘意。願兄還國,統理國政。」兄答弟言:「先受父命,遠徙來此。我今云何,輒得還返?若專輒者,不名仁子孝親之義。」如是慇懃,苦求不已,兄意礭然,執志彌固。 [0447c02] 弟知兄意終不可迴,尋即

Bóng Phật Che Bồ Câu

Bóng Phật Che Bồ Câu Lúc ấy Phật ở tinh xá Kì-hoàn, một hôm kinh hành sau giờ ngọ, có Xá-lợi-phất đi theo. Có con chim ưng đuổi theo một con bồ câu, bồ câu bay tới đậu bên cạnh Phật. Phật đi ngang qua, bóng Phật phủ xuống con bồ câu, thân nó yên ổn, sợ hãi liền dứt, không kêu một tiếng. Đến lúc bóng Xá-lợi-phất đi qua, thì bồ câu kêu lên, kinh hãi như lúc đầu. Xá-lợi-phất bạch Phật, “Thân Phật với thân tôi đều đã dứt sạch tam độc, vì sao bóng Phật che thân bồ câu thì chim thấy an tĩnh, không hề sợ hãi; mà bóng tôi đi ngang qua thì chim lại kêu lên, kinh hoảng sợ hãi như trước?” Phật đáp: “Vì trên thân của ông tập khí của ba thứ độc vẫn chưa hết, nên bóng của ông không trừ được sợ hãi. Ông quán nhân duyên đời trước xem con bồ câu này đã làm bồ câu bao lâu rồi?” Xá-lợi-phất tức thì nhập tam-muội túc mệnh minh, thấy con chim ấy chịu thân bồ câu không phải một, hai, ba đời, mà tới tám vạn đại kiếp thường làm bồ câu, trước đó nữa ra sao thì không biết được. Xá-lợi-phất xuất định, thưa Phật,

Quỷ Bức Thiền Sư

Quỷ Bức Thiền Sư  Xưa có thiền sư hiệu là Quỷ Bức. Một hôm sư kiết-già trên một cây cầu, hốt nhiên nghe có lũ quỷ nói với nhau. “Hôm nay có người làm quỷ thay tau.” Mấy tên kia hỏi lại, “Ai mà thay cho mày?” Đáp, “Hễ thấy ai đội mũ sắt thì đó là đứa thế thân cho tau.” Đến chiều thì trời mưa. Trên bờ có người đội một cái nồi sắt xuống sông rửa chân. Sư vội chận người đó lại nói cho biết cớ sự. Người kia liền quay lui.  Quỷ tức giận thốt, “Ở đâu ra tên đầu trọc phá đám này? Nhất định tau không tha.” Lũ quỷ liền vây lấy sư, chưa kịp sát hại thì sư tức thì nhiếp tâm nhập định. Lũ quỷ lấy làm quái, “Răng chỉ có cái tháp, tên hòa thượng đi mô mất rồi?” Lát sau, lũ quỷ bỏ đi. Hòa thượng nghĩ bụng, “Quỷ đi hết rồi.” Lũ quỷ tụ lại, reo lên, “Đây rồi, đây rồi.” Sư liền nhiếp tâm nhập định. Quỷ lại kêu, “Răng không thấy nữa.”  Ba lần nhập định rồi xuất định như thế thì tăng nhân đại ngộ. [Nhờ bị lũ quỷ bức bách mà thành tựu đạo nghiệp, nên được] người thời đó xưng là Quỷ Bức Thiền Sư. Khi sư động

44. T0208

Dụ 44. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa thời Phật Ca-diệp có vua tên Câu-tuần-ni kiến lập tinh xá và phụng sự Phật đầy đủ. Người con gái thứ bảy của vua trước phụng sự Phạm-chí, sau quay về tín phụng Phật, Phạm-chí ghét, gọi cô là tăng tì. Vua nằm mộng mười lần, lấy làm quái nên đem hỏi Phạm-chí. Phạm-chí mượn những giấc mộng của vua để hãm hại công chúa, nói vua rằng, “Đem ái nữ vua thương nhất ra thiêu tế trời thì sẽ cát hanh.” Vua rất buồn lòng. Công chúa hỏi vua, “Sao cha không vui?” Vua đem chuyện kể lại, công chúa nói, “Nếu thiêu con mà cát hanh thì con kham được.”Rồi hỏi ngày nào tế, Phạm-chí nói sau bảy ngày nữa. Công chúa thưa vua, “Tuy chịu chết, xin cha cho tới chỗ Phật, mà sai hết thảy người ở phía nam cung thành đưa con đi.” Vua liền ra lệnh cho những người đó đưa công chúa đi. Công chúa dẫn họ tới chỗ Phật, Phật thuyết pháp cho, tất cả đều kiến pháp. Cứ mỗi ngày thì người ở một phương tống tiễn công chúa, sau bốn ngày mọi người bốn phương của cung thành đều kiến đế. Ngày

43. T0208

Dụ 43. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa Thiên Đế Thích và đệ thất Phạm Thiên thân thiện với nhau. Có một lần Phạm Thiên hạ xuống Đao-lợi thiên chơi với Đế Thích. Đế Thích rầu rĩ không vui, Phạm Thiên hỏi Đế Thích vì sao không vui? Đế Thích đáp, “Khanh thấy ở cõi trời này của tôi ít người chuyển kiếp lên không? Người ở dưới không ai còn hành thiện nữa, nhập ác đạo hết, không còn ai sinh lên trời nữa. Thiên nhân hạ sanh nhân gian cũng không quay trở lại, tôi vì thế mà sầu!” Phạm Thiên bảo Đế Thích, “Khanh hãy chết đi, hóa thành sư tử vô cùng uy thế, tôi sẽ hóa làm một bà-la-môn, cùng hạ xuống Diêm-phù-đề, dạy dỗ thiên hạ cho người ta hành thiện, hành thiện chết sẽ sinh lên trời Đao-lợi.” Sau đó hai vị tùy sở biến hóa hạ xuống một nước. Sư tử đứng ở cổng thành dọa đòi bắt người để ăn thịt. Quốc nhân thấy nó không ai không kinh bố, khấu đầu cầu ai nhưng sư tử không chịu bỏ đi. Hóa bà-la-môn nói quốc nhân sư tử ấy ác, trao cho ba chục tội nhân phải tội chết thì sẽ bỏ đi. Nhà vua bèn xuất ba

42. T0208

Dụ 42. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa có hai cha con ở với nhau, vô núi lấy củi, dưới suối có hoàng kim, người con liền về nhà gọi cha lên tìm vàng, “Con không cần những thứ khác, cho ba hết, chỉ cần một bộ xe với trâu, gạo hai hộc, dao mác mỗi thứ một cái.” Người cha không chịu. Người con thuyết phục nhiều lần, người cha mới cho rồi nói, “Mày đừng có về đây nữa.” Người con liền đi vào núi đào vàng dưới suối, nhiều ngày mà không được chi. Người cha tới, hai cha con cùng nhau xem. Thấy vàng dưới nước như vậy, ngưỡng đầu nhìn lên đầu núi thấy có vàng, biết vàng đó hắt ảnh xuống nước. Bèn trèo lên núi hạ cây lớn, vàng liền rớt xuống đất. Người cha nói con, “Tìm vàng phải biết phép mà tìm, chứ đào đáy nước thì biết đời nào được vàng?” Người con không hiểu phép tìm vàng, dụ cho người không chịu giữ ngũ giới mà chỉ chạy theo thanh sắc, thân người biết có được lại nữa không!” Người cha giỏi tìm vàng, biết quan sát gốc ngọn, dụ cho người giữ ngũ giới của Phật và tinh cần hành thập thiện, sau

41. T0208

Dụ 41. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa sau Phật niết-bàn một trăm năm có vua tên A-dục đại kiêu xa, dựng cung điện ngang dọc mười lí, triệu tất cả họa sư của các tiểu quốc, các họa sư tới mỗi người tùy ý mình họa tác nhiều hình tượng khác nhau. Xa nhất là một tiểu quốc nằm ở bắc Kế-tân, cống một họa sư, vị này tới sau thấy trên tường, trong ngoài ốc xá đều đã vẽ hết, chỉ có một bên cổng năm xích là còn trống. Lại quan sát kĩ những hình đã vẽ, không biết phải vẽ gì khác, tự nghĩ, “Lúc mình mới tới đi ngang qua một tiểu thành, bên cạnh thành có cái ao, ao có liên hoa, thấy có một người con gái đoan chánh xu hảo, có tướng trúng vào làm thiên hạ mẫu.” Nghĩ vậy rồi vẽ ra thành trì, liên hoa, và hình người con gái ấy. Vua đi tới điện chưa vô, đứng lại nhìn bức họa ấy, hỏi, “Ai họa bức này?” Đáp, “Vị họa sư tới sau cùng.” Vua hỏi, “Ngươi thấy hình rồi vẽ lại, hay là hư tác?” Đáp, “Thấy rồi vẽ lại, không phải hư tác.” Vua hỏi, “Ngươi như hình thật mà vẽ hay là vẽ cho đẹp?” Đáp, “Không phải vẽ

40. T0208

Dụ 40. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa lúc Phật tại thế, cách Kì-hoàn bảy dặm có ông già nghiện rượu, đệ tử Phật là A-nan tới khuyên, “Phật đang ở đây ông nên ghé qua thăm.” Ông già nói, “Tôi nghe nói Phật ở đây, muốn tới gặp Phật, Phật truyền ngũ giới tài lắm, không được uống rượu, tôi mà không uống rượu thì như đứa trẻ con thiếu sữa chết mất, việc đó tôi bất kham cho nên không ghé thăm Phật!” Lại đi uống rượu, uống say tới tối mới về, giữa đường vấp phải gốc cây, ngã xuống đất như núi lớn sập, đau toàn thân. Nói một mình, “Đau quá trời ơi. A-nan hay nói mình nên tới chỗ Phật. Mình không chịu nghe, chừ đau không nói nổi.” Sau đó nói người nhà lớn nhỏ, “Tau tới chỗ Phật đây.” Trong nhà nghe vậy kinh ngạc, “Lâu chừ ông không thích tới chỗ Phật, chừ có duyên chi mà muốn đi?” Nói xong đi liền. Đứng ngoài cổng Kì-hoàn, A-nan thấy ông già đến, vui mừng bạch Phật, “Ông già cách Kì-hoàn bảy dặm tới, đang đứng ngoài cổng.” Phật nói, “Ông già không tự mình tới, có năm trăm con voi trắng rán sứ

39. T0208

Dụ 39. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa có sa-môn ngồi dưới cội cây tụng kinh, có con chim tới đậu trên cây nghe kinh, chuyên tâm lắng nghe không nhìn trái liếc phải, bị thợ săn bắn chết. Chim lúc lâm tử tâm bất loạn, nhờ thế hồn thần sanh lên trời, quán niệm nhờ nguyên nhân nào mà sanh lên trời, nhờ đó mà biết túc mệnh một đời. Đã sanh lên trời rồi, xuống trần tán hoa trên sa-môn ngồi dưới cội cây. Thiên nhân nói với đạo nhân, “Chịu ơn phúc tụng kinh của đạo nhân mà thoát khỏi điểu thân, đắc làm thiên nhân.” Đạo nhân nghe chim nói liền đắc đạo tích, bỗng ngay đó thiên nhân biến đi, về bổn sở. Sư nói, “Ai học đạo, lúc lâm thọ chung mà tâm bất loạn thì không đọa vào ác đạo và những xứ đầy khổ thống, và biết túc mệnh mình từ chỗ nào tới, vì vậy mà chép lại kinh để bày cho những kẻ hậu sanh!”  Văn     眾經撰雜譬喻 T0208 https://tripitaka.cbeta.org

38. T0208

Dụ 38. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  「遇善知識者,山積之罪可得消滅,亦可得道。」 Ngộ thiện tri thức giả, san tích chi tội khả đắc tiêu diệt, diệc khả đắc đạo. Văn     眾經撰雜譬喻 T0208 https://tripitaka.cbeta.org

37. T0208

Dụ 37. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa người kia có hai vợ. Vợ lớn không có con, vợ bé được một đứa con trai, khôi ngô khả ái, chồng rất vui. Vợ lớn trong lòng ghen tức, bề ngoài ra vẻ âu yếm như con đẻ mình, năm đứa bé lên một tuổi, trong nhà đều biết vợ lớn thương mến nó, không ai có lòng nghi. Vợ lớn lấy một cây kim đâm vào đầu đứa nhỏ lút da thịt. Đứa nhỏ chuyển bệnh khóc lóc không thiết bú mớm, trong nhà lớn nhỏ đều không biết nguyên nhân, bảy ngày thì chết. Vợ lớn cũng khóc lóc, vợ bé đứt ruột khóc ngày đêm khôn nguôi, không chịu ăn uống đến nguy tính mệnh, sau biết ra do vợ lớn ám hại con mình nên rắp tâm báo thù. Đi viếng tháp tự để hỏi chư tì-khâu, “Đại đức, muốn được sở nguyện trong lòng thì phải tu công đức chi?” Chư tì-khâu đáp, “Muốn được như sở nguyện thì phải thụ trì bát quan trai, cầu chi được nấy.” Liền theo tì-khâu thụ bát giới trai rồi mới về, bảy ngày sau thì chết.  Chuyển thân sanh vào làm con vợ lớn, làm con gái đẹp đẽ, vợ lớn yêu lắm, năm một tuổi thì chết. Vợ l

36. T0208

Dụ 36. Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ  Xưa có bà mẹ già chỉ có một người con trai, nó bị bệnh mà chết, đưa tới chỗ thâm u, cất tử thi xong bi ai không nguôi, nghĩ bụng, ‘Chỉ có một đứa con để dự bị tuổi già, mà nay nó bỏ mà đi, mình còn sống làm chi nữa?’ Nghĩ vậy rồi không quay về nữa, định để cho vong mạng cùng một chỗ, không thiết ăn uống đã bốn năm ngày. Phật dùng trí huệ nhìn thấy, dẫn năm trăm tì-khâu đi tới chỗ thâm u ấy. Bà mẹ già từ xa nhìn thấy Phật đi tới, ánh sáng uy thần rực rỡ, đang mơ màng bỗng tỉnh dậy, đi tới trước Phật tác lễ rồi đứng dậy. Phật hỏi bà sao ở nơi u tối đó. Đáp rằng, ‘Thế Tôn, tôi chỉ có một đứa con nó bỏ tôi mà đi rồi, một lòng thương nó, muốn chết chung với nó một chỗ.’ Phật hỏi bà, ‘Muốn làm cho con sống lại không?’ Bà vui lên, ‘Thật muốn lắm, Thế Tôn!’ Phật bảo, ‘Đi kiếm hương hỏa lành về đây, tôi sẽ chú nguyện cho con bà sống lại.’ Phật lại nhắn bà lấy cho được hương hỏa của nhà không có ai chết. Vậy là lão mẫu liền đi tìm xin lửa, hễ thấy ai là hỏi ng