Skip to main content

Posts

Showing posts from September, 2022

Bịt Tai Trộm Chuông

Bịt Tai Trộm Chuông Phạm Thị* bỏ trốn, có người thừa cơ lấy trộm được một quả chuông. Muốn vác chuông đi nhưng to quá không vác nổi. Dùng chùy phá chuông, chuông ngân vang. Sợ người ta nghe tới đoạt của mình nên bịt tai mình lại. Sợ người ta nghe chuông thì còn được, đàng này bịt tai mình cho người ta khỏi nghe thì đúng là hoang đường.  * chú thích trong nguyên văn: một dòng họ lớn về cuối đời Xuân Thu bên Tàu, bị những họ khác hợp sức đánh bại phải lưu vong Nguyên văn 掩耳盜鈴 范氏之亡也,百姓有得鐘者,欲負而走,則鐘大不可負;以錘毀之,鐘況然有聲。恐人聞之而奪己也,遽掩其耳。惡人聞之,可也;惡己自聞之,悖也! Yểm Nhĩ Đạo Linh Phạm thị chi vong dã, bách tính hữu đắc chung giả, dục phụ nhi tẩu, tắc chung đại bất khả phụ. Dĩ chuy hủy chi, chung huống nhiên hữu thanh. Khủng nhân văn chi nhi đoạt kỉ dã, cự yểm kì nhĩ. Ố nhân văn chi khả dã, ố kỉ tự văn chi bội dã. Trong Cựu Tạp Thí Dụ Kinh 舊雜譬喻經 có một truyện về chủ đề ăn trộm. Trộm Nồi Cơm Ngộ Đạo

5. Em Nhỏ Với Anh Trai Và Chị Dâu

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 5 Thời Phật tại thế có em nhỏ ở chung với anh trai và chị dâu. Em ngày ngày tới chỗ Phật thụ kinh giới, anh với chị dâu ngăn cản không thôi. Sau bắt em trói lại, lấy gậy đánh rồi nói: ‘Có Phật với bọn tì-khưu tăng cứu mày.’ Em khóc la sợ hãi, tự quy tam tôn liền đắc đạo Tu-đà-hoàn, dựa uy thần của Phật lôi cả cột và dây trói bay đi, xuyên tường độn thổ tự tại như ý. Anh và chị dâu thấy vậy kinh hãi, cúi đầu hối lỗi, em liền nói việc thiện ác cho anh chị, hai người cùng đi tới chỗ Phật thụ giới. Phật cho thấy gốc ngọn túc mệnh, anh chị hoan hỉ, tâm khai ngộ, dứt trần cấu, đắc Tu-đà-hoàn đạo. 舊雜譬喻經 https://tripitaka.cbeta.org

36. Nhờ Ăn Trộm Mà Ngộ Đạo

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 36 Xưa trong Phật tự có cái nồi bằng vàng dùng để nấu ngũ vị cho chúng tăng. Lúc ấy có một phàm nhân vô chùa ngắm đồ, thấy cái nồi vàng, muốn trộm lấy nhưng không có duyên cớ, giả làm sa-môn rồi khoác y phục lẫn vào trong chúng tăng. Nghe các vị thượng tọa giảng kinh, luận thuyết những ách yếu về tội phúc, sinh tử và lí nhân duyên quả báo không chạy thoát được. Kẻ trộm trong lòng khai ngộ, lấy làm xấu hổ, dọn lòng chuyên tâm liền thấy vết đạo. Suy ngẫm duyên do, nhận cái nồi là thầy mình, trước hết tác lễ riêng rồi nhiễu quanh nó ba vòng, xong tự đem chuyện ra nói hết cho chúng sa-môn.  Giác ngộ mỗi người một nhân duyên, hễ tâm chuyên nhất thì không ai không thấy chân lí. 舊雜譬喻經 https://tripitaka.cbeta.org

Mâu Thuẫn

Mâu Thuẫn Dân nước Sở có người bán thuẫn và mâu, khen hàng của mình rằng: ‘Thuẫn của tôi rất cứng, không chi đâm thủng được. Mâu của tôi rất nhọn, đã đâm không chi là không thủng. Có người bảo: ‘Thử lấy mâu của ông đâm thuẫn của ông coi thế nào.’ Người kia không biết phải làm sao. Thế để biết, cái thuẫn đâm không thủng với cái mâu không chi đâm không thủng không thể cùng một lúc tồn tại. 自相矛盾 楚人有鬻楯與矛者,譽之曰:「吾楯之堅,物莫能陷也。」又譽其矛曰:「吾矛之利,於物無不陷也。」或曰:「以子之矛,陷子之楯,何如?」其人弗能應5>也。夫不可陷之楯,與無不陷之矛,不可同世而立。 Nguyên văn dẫn  ở đây . Phiên âm Sở nhân hữu dục thuẫn dữ mâu giả, dự chi viết, ‘Ngô thuẫn chi kiên vật mạc năng hãm dã.’ Hựu dự kì mâu viết, ‘Ngô mâu chi lợi, ư vật vô bất hãm dã.’ Hoặc viết, ‘Dĩ tử chi mâu hãm tử chi thuẫn, hà như?’ Kì nhân phất năng ứng dã. Phù bất khả hãm chi thuẫn dữ vô bất hãm chi mâu bất khả đồng thế nhi lập.

71. Vì Hai Bà Vợ Mà Mù Mắt

Bách Dụ Kinh, Truyện thứ 71 Chuyện xưa kể người kia có hai vợ, hễ gần gũi cô này thì bị cô kia ghét bỏ. Quyết đoán không được, anh ta vô giữa hai cô vợ mà nằm ngay ngắn. Đêm nọ mưa to, nhà dột lênh láng, nước mưa nhè ngay mắt anh ta mà giọt, anh ta vì ước định trước mà không dám trở mình tránh sang chỗ khác, đến nỗi phải mù hai con mắt. Phàm phu thế gian này cũng như thế, thân cận bạn xấu, lây nhiễm tính ác, gây ra đủ thứ nghiệp chướng, rớt vào ba đường ác, loanh quanh mãi trong cõi sinh tử mà mất hết tuệ nhãn. Xét ra so với kẻ ngu kia vì vợ mà mù mắt không khác. ( đăng lần đầu trên facebook ) 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

67. Vợ Chồng Tranh Nhau Cái Bánh

Bách Dụ Kinh, truyện thứ 67 Chuyện kể vợ chồng nhà nọ có ba cái bánh, vợ chồng chia nhau mỗi người ăn một cái, còn dư một cái. Hai người giao hẹn với nhau rằng:  ‘Ai nói trước không được ăn bánh.’  Giao hẹn rồi ai cũng cố lấy cho được nên không hé nửa lời. Lát sau có kẻ trộm lẻn vào nhà lấy tài vật, của cải trong nhà trộm nó khuân sạch. Vợ chồng vì giao hẹn nên có thấy đó vẫn không ai lên tiếng. Kẻ trộm thấy không ai nói năng chi bèn nhè cô vợ mà xâm lược ngay trước mặt người chồng. Chồng chỉ nhìn mà không nói. Vợ bèn hô hoán kêu cứu, mắng chồng rằng:  ‘Cái đồ chi mà tối tăm, vì cái bánh thấy trộm cướp mà không kêu!’  Người chồng vỗ tay cười:  ‘Ô ha ha, tôi được bánh, không chia cho bà đâu.’  Người đời nghe chuyện ai cũng cười chê.  Phàm phu ở đời cũng như thế, vì cái danh lợi nhỏ nhặt mà khoác vẻ yên tĩnh, bị đủ thứ giặc phiền não hư dối xâm lược, mất hết thiện pháp, rơi vào ba nẻo, không hề thấy kinh sợ mà cầu thoát li thế tục, chìm đắm nơi ngũ dục, đại khổ như thế vẫn không ch

57. Đạp Mồm Ông Trưởng Giả

Bách Dụ Kinh, Truyện thứ 57 Ngày xưa có vị đại phú trưởng giả, người hầu tả hữu ai nấy đều muốn được lòng ông nên rất mực cung kính. Lúc ông nhổ nước bọt, bọn người hầu đưa chân xóa đi. Trong bọn ấy có một đứa ngu, chưa bao giờ đưa chân ra kịp mà đạp được.  Hắn nghĩ như vầy: ‘Nếu mà nhổ ra trên đất rồi thì bọn kia đạp hết, cho nên cứ nhè ngay lúc ông sắp nhổ mình đạp trước là được.’ Nghĩ vậy rồi, ngay lúc trưởng giả vừa khạc hắn liền đưa chân đạp vào miệng ông, khiến ông rách môi và gãy răng.  Trưởng giả mắng kẻ ngu: ‘Ông vì sao đạp miệng ta?’  Kẻ ngu đáp: ‘Nếu trưởng giả nhổ ra đất, thì lũ nịnh hai bên tả hữu đạp hết; tôi cũng muốn đạp, nhưng lần nào cũng chậm. Vì đó mà khi ông sắp khạc tôi ra chân đạp trước là trúng, mong được lòng ông.’  Việc gì cũng có thời của nó, thời mà chưa tới, bỏ ra nhiều công lực chỉ rước thêm khổ não, vì vậy mà ở đời nên biết lúc nào là thời, lúc nào là phi thời. ( đăng lần đầu trên facebook ) Bách Dụ Kinh 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

20. Ngu Hơn Cáo

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 20 Xưa có người đàn bà giàu có vàng bạc, đi lại với một người đàn ông. Hai người lấy hết vàng bạc áo quần theo nhau bỏ đi. Tới bờ sông nước chảy xiết, người đàn ông nói:  ‘Bà đem tài vật lại đây, tôi đưa qua sông trước, xong quay lại đón bà.’  Người đàn ông bèn đi thẳng không quay lại. Người đàn bà ở lại bờ sông một mình, thấy một con cáo bắt được chim ưng, lại thả ra để bắt cá, cá bắt không được mà mất luôn chim ưng.  Bà kia nói con cáo: ‘Mi răng ngu rứa! Bắt hai cuối cùng không được một.’  Cáo đáp: ‘Tôi ngu đã đành, bà còn ngu hơn tôi.’ ( đăng lần đầu trên facebook ) 舊雜譬喻經 https://tripitaka.cbeta.org

4. Nợ Càng Lâu Lãi Càng Cao

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 4 Xưa ven biển có vị quốc vương đi săn, gặp một thầy sa-môn, giữ lại, bắt buổi đêm tụng kinh ngâm Phạm thanh. Vua nói: ‘Thầy ấy rất có tài hát, có khách sẽ cho ra hát.’ Có vị ưu-bà-tắc nước khác làm khách buôn đi qua nước ấy, vua mời vô, kêu sa-môn ra bắt hát. Vị Ưu-bà-tắc nghe tụng thâm kinh, trong lòng vui sướng mà đi, về nước đem một ngàn vạn tiền sang chuộc, tới ba ngàn vạn vua mới giao thầy sa-môn cho. Khách buôn lễ sa-môn rồi nói: ‘Tôi lấy ba ngàn vạn chuộc thầy mới được.’ Đạo nhân ấy liền bay lên không trung đáp: ‘Ông tự chuộc mình, không phải chuộc ta. Vì sao vậy? Xưa vua làm người bán hành, ông tới chỗ vua mua hành mà không trả ba tiền, lúc ấy ta cho ông mượn ba tiền, ông lại không trả ta. Nay sinh lãi con lãi cháu, lên tới ba ngàn vạn, đó là ông phải trả gốc ba tiền.’ Vua liền ngộ ra, hối lỗi, thụ ngũ giới làm ưu-bà-tắc.  Sư nói: ‘Nợ không kể nhiều hay ít không thể mắc, cũng không nên đổ cho người khác.’  --- (*) phạm 梵 = thanh tĩnh. Dùng để tr

55. Chỉ Xin Cạo Râu Cho Vua

Bách Dụ Kinh, Truyện thứ 55 Xưa vua nọ có người cận thần xông vào giữa chiến trận cứu mình, khiến vua được an toàn. Vua mừng, muốn đáp lại sở nguyện của người ấy, hỏi: ‘Ngươi cần gì ta cho.’ Người ấy đáp: ‘Lúc nào hoàng thượng cạo râu, để thần cạo cho.’ Quốc vương đáp: ‘Việc đó mà vừa ý ngươi thì cho ngươi toại nguyện.’ Người ngu như thế thiên hạ cười cho. Thống trị nửa nước, đại thần tể tướng đều có thể đòi, lại đòi việc hạ tiện. Người ngu cũng như thế. Chư Phật qua vô lượng kiếp tu phép khổ hạnh khó tu cho tới khi thành Phật. Gặp Phật xuất thế rồi nghe giáo pháp, thân người khó được giống như rùa mùa chui vào lõm khúc gỗ trôi trên biển. Hai việc khó được đó nay đã được, vậy mà kẻ ngu ý nguyện hạ tiện, giữ ít giới luật đã cho là đủ, không biết cầu niết-bàn là phép thắng diệu. Không có ý chí cao thượng, cam chịu cảnh hạ tiện đã cho là đủ. ( đăng lần đầu trên facebook ) Bách Dụ Kinh 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

Khắc Chu Cầu Kiếm

Khắc Dấu Lên Thuyền Tìm Gươm Có người nước Sở qua sông, thanh gươm từ trên thuyền rơi xuống nước. Liền khắc dấu chỗ đó lên mạn thuyền, rồi nói: ‘Đây là chỗ mình rơi mất gươm.’ Thuyền dừng lại, người kia theo dấu đó xuống nước mò gươm. Thuyền đi rồi mà gươm thì không, mò gươm như vậy chẳng phải hồ đồ hay sao! 刻舟求劍 楚 人 有 涉 江 者 ,其 劍 自 舟 中 墜 於 水 。遽 契 其 舟 , 曰 : “ 是 吾 劍 之 所 從 墜 。 ”舟 止 , 從 其 所 契 者 入 水 求 之 。舟 已 行 矣 , 而 劍 不 行 。求 劍 若 此 , 不 亦 惑 乎 ! ( nguyên văn dẫn của chinesewords.org ) Phiên âm Khắc Chu Cầu Kiếm Sở nhân hữu thiệp giang giả, kì kiếm tự chu trung trụy ư thủy. Cự khế kì chu, viết: ‘Thị ngô kiếm chi sở tòng trụy.’ Chu chỉ, tòng kì sở khế giả nhập thủy cầu chi. Chu dĩ hành hĩ nhi kiếm bất hành. Cầu kiếm nhược thử bất diệc hoặc hồ! Bách Dụ Kinh có một thí dụ tương tự:  百喻經

19. Đáp Thuyền Mất Chén

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 19 Ngày xưa có người đáp thuyền đi biển, đánh rơi một cái chén bạc xuống biển, bèn nghĩ: ‘Chừ mình vạch nước làm dấu, để đó đi đã, sau lấy lại.’ Đi được hai tháng tới bổn quốc của tôn sư, thấy có con sông bèn lội xuống tìm cái chén mất hôm trước. Người ta hỏi: ‘Ông định làm chi?’ Đáp: ‘Tui bửaa trước mất cái chéng, chừ muốn tìm lại.’  - Mất mô? - Mới xuống biển thì mất. - Lâu chưa? - Hơn hai tháng. - Mất hơn hai tháng, răng tìm chỗ ni? - Khi nớ rớt chéng, tôi có vạch nước làm dấu. Chỗ đánh dấu nớ với chỗ ni không khác nhau, cho nên tìm chỗ ni. - Nước tuy không khác nhau, nhưng bửa trước ông mất chỗ nớ, chừ tìm chỗ ni, răng mà ra được? Ai nghe chuyện cũng phá lên cười.  Phường ngoại đạo cũng vậy, không theo chính pháp tu, lại theo những phép giả dối, bày nhiều kiểu khổ hạnh để cầu giải thoát. Họ như người ngu kia, mất chén chỗ này lại sang chỗ khác tìm. ( đăng lần đầu trên facebook ) 乘船失釪喻 昔有人乘船渡海,失一銀釪 * 墮於水中, 即便思念:「我今畫水作記,捨之而去後當 取之。」行經二月到師子諸國,見一河水, 便入其中覓本失釪。諸人問言:「欲

3. Nữ Nhân Lỏa Hình

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 3 Xưa có ông vua đi săn trong đầm rộng, rất đói khát mệt nhọc, nhìn xa thấy có nhà và rừng cây tươi tốt, liền đi về phía đó. Trong nhà có người nữ, vua đi vào xin đồ ăn, nước uống, hoa quả cùng những thứ khác, xin gì được nấy. Vua xin người nữ ra cho gặp, kẻ hầu thưa: ‘Trần truồng không quần áo.’ Vua bèn cởi áo cho cô, tự nhiên lửa bốc đốt cháy áo, như vậy ba lần. Vua kinh hoảng hỏi người nữ: ‘Vì sao như vậy?’ Người nữ đáp: ‘Kiếp trước làm vợ vua, vua đãi cơm sa-môn phạm chí, lại muốn cho họ áo, tôi lúc ấy nói: ‘Đãi cơm thì được, không cho áo.’ Do vậy mà chịu tội này. Nếu vua còn nhớ tôi thì về may áo đem cho sa môn đạo sĩ trong nước. Ai hiểu kinh Phật, hãy chú nguyện cho người nữ thoát khỏi kiếp khổ này.’ Vua nhận lời cô, về nước may áo, nhưng tìm sa môn đạo nhân không có. Lúc ấy nước không có ai hiểu kinh Phật, vua nhớ lại, hỏi ông già chèo đò có biết không. Ông chèo đò kể: ‘Lâu rồi có người qua đò hết tiền, bèn lấy Ngũ Giới Kinh một quyển cho đọc.’ Vu

2. Vua Loài Công và Ba Cái Ngu Trong Thiên Hạ

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 2 Quá khứ vô số kiếp, lúc ấy vua loài công có năm trăm công mái, từng dìu nhau qua nhiều núi non. Thấy công xanh màu rực rỡ, bèn bỏ năm trăm công mái mà theo công xanh. Ngặt nỗi công xanh chỉ uống cam lộ và ăn quả ngon. Lúc ấy vợ quốc vương có bệnh, đêm mơ thấy vua công, tỉnh dậy bạch vua: ‘Bệ hạ ra trọng thưởng để mộ người tìm con chim ấy.’ Vua lệnh cho thợ săn giỏi: ‘Ai bắt được vua công về, thưởng vàng trăm cân, lại gả con gái cho.’ Toán thợ săn chia nhau đi khắp các núi, thấy vua công đang theo công xanh, bèn lấy bánh mật bôi lên cây khắp nơi. Vua công hàng ngày đi lấy cho công xanh ăn, cứ thế thành thói quen, thợ săn bèn lấy bánh mật xoa thân mình, vua công tới lấy bánh mật, bị thợ săn bắt. Chim nói với người: ‘Ta cho ông một núi vàng, ông thả tôi ra.’ Người đáp: ‘Nhà vua cho vàng lại gả con cho, đủ sống trọn đời.’ Bèn đem về dâng vua. Vua công bạch vua người: ‘Vua quá yêu phu nhân nên bắt tôi, đem nước lại đây tôi chú nguyện, cho phu nhân uống và t

38. Thầy Tăng Với Con Khỉ

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 38 Xưa có tì-khưu ở chỗ vắng lặng, ngồi dưới gốc cây nhập thiền. Trên cây có một con khỉ, thấy tì-khưu ăn cơm nó trèo xuống ở bên, tì-khưu lấy cơm dư cho. Con khỉ được cơm thì đi lấy nước cho thầy rửa ráy. Như thế mấy tháng liền. Bữa kia ăn lỡ quên không trừa cơm, con khỉ không có ăn nổi đại nộ, lấy cà-sa của tì-khưu lên cây xé rách hết. Tì-khưu giận đồ súc sinh đó, lấy gậy đánh, không may trúng, khỉ rớt xuống đất chết liền. Bầy đàn của nó kéo đến kêu la ầm ĩ, cùng khiên con khỉ chết tới Phật tự. Tì-khưu tăng biết có chuyện, bèn hợp hội tì-khưu, tra vấn thầy kia. Thầy kia kể lại hết sự thật. Nhân đó chúng tăng ra giới luật: từ rày trở đi tì-khưu mỗi bữa ăn phải trích lại một ít thí cho trùng thú, không được ăn hết. Đàn-việt bố thí thức ăn do vậy mà bắt đầu từ đó. 舊雜譬喻經 https://tripitaka.cbeta.org

30. Thánh Nhân Còn Vương Thói Cũ

Chuyện thứ 30, Cựu Tạp Thí Dụ Kinh ----- Xưa có sa-môn hễ cơm xong thì tỉa tót, trang sức mặt mày, sửa sang áo xống, nhìn ngắm trước sau. A-nan hỏi Phật: ‘Tì-khưu ấy như vậy có trái phép không?’ Phật đáp: ‘Mới ra khỏi kiếp đàn bà, thói cũ chưa hết nên vậy.’ Tì-khưu ấy bèn thị hiện quả La-hán rồi nhập Niết-bàn luôn. 舊雜譬喻經 https://tripitaka.cbeta.org đăng lần đầu trên facebook

17. Người Có Đôi Từ Kiếp Trước

Truyện thứ 17, Cựu Tạp Thí Dụ Kinh Ngày xưa có người đàn bà sinh người con gái đẹp không ai bằng. Năm ba tuổi, quốc vương bắt lấy xem, rồi kêu một đạo nhân coi tướng sau có trúng làm phu nhân không. Đạo nhân nói: “Người con gái này có chồng, vua đến sau” [Vua nghĩ:] “Ta phải giấu kĩ nó”. Bèn gọi chim hộc đến hỏi: “Ngươi ở chỗ nào?” Nó thưa: “Tôi nghỉ trên cây ở lưng chừng núi lớn, người và súc thú chưa từng đến được, dưới có dòng nước xoáy, thuyền không đi được”. Vua nói: “Đem người con gái này gửi ngươi nuôi”. Bèn kẹp đem đi. Hằng ngày đến chỗ vua lấy cơm cho người con gái. Như vậy lâu sau, đầu nguồn có xóm bị nước cuốn trôi, có một thân cây trôi theo dòng nước, dưới dòng có một người con trai với ôm được cây ấy, rớt vô dòng nước xoáy không ra được. Xoáy một hồi, cây dựng thẳng lên, tựa vào núi. Người con trai leo lên cây của chim hộc, thông với người con gái. Người con gái đem giấu đi. Chim hộc hằng ngày bốc người con gái lên cân. “Có thêm người nên thân nặng, khi chưa có, nhẹ.” Chim

22. Đang Sướng Lại Mua Họa

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 22 Xưa có một nước ngũ cốc chín đầy, nhân dân yên ổn, không ai tật bệnh, ngày đêm múa hát không thấy buồn lo. Vua hỏi quần thần: ‘Ta nghe thiên hạ có họa, nó thế nào?’ Đáp: ‘Thần cũng chưa thấy.’ Vua bèn sai sứ thần sang lân quốc tìm mua họa. Thiên thần bèn hóa thành người bán họa ở chợ, hình trạng của nó giống con heo cầm khóa sắt trói chặt. Sứ thần hỏi: ‘Nó tên chi?’ Đáp: ‘Họa mẫu.’  Hỏi: ‘Bán nhiêu tiền?’ Đáp: ‘Ngàn vạn.’ Sứ thần bèn ngắm kĩ nó rồi hỏi: ‘Nó ăn chi?’ Đáp: ‘Mỗi ngày ăn một thưng kim.’ Sứ thần bèn kêu gọi nhà nhà tìm kim. Thế là nhân dân hai người, ba người gặp nhau là hỏi kim, khiến cho khắp quận huyện loạn cả lên, bi thảm hơn cả hoạn độc. Quần thần tâu vua: ‘Con họa mẫu này khiến dân loạn, trai gái thất nghiệp, mau đem giết đi.’ Vua đáp: ‘Được.’ Bèn đưa nó ra ngoài thành, đâm không thủng, chém không đứt, bửa không chết, chất củi đốt thì thân nó đỏ lên như lửa rồi bỏ chạy, qua làng đốt làng, qua chợ đốt chợ, vô thành đốt thành. Nó chạy

Lượm Vàng

Trích trong Chư Kinh Yếu Tập [Hôm đó] ở nước Xá Vệ, Phật cùng A Nan đi trên đồng vắng, thấy trên bờ ruộng có báu vật ai đó giấu. Phật nói A Nan: ‘Có rắn độc.’ A Nan đáp: ‘Dạ, rắn kịch độc.’ Lúc ấy trên đồng có người đang làm ruộng, nghe Phật và A Nan nói có rắn độc, nghĩ bụng: ‘Mình phải ra xem chi mà mấy ông sa-môn kêu rắn độc.’ Tới nơi nhìn thấy một đống vàng ròng, liền nói: ‘Mấy sa môn nói rắn độc, thì ra là vàng mười!” Bèn lấy về cất trong nhà. Người ấy lâu nay nghèo, ăn mặc thiếu thốn, nay được vàng thành ra giàu có, cơm áo thả sức. Nhà vua dò xét, nghi kị người ấy đột nhiên giàu có, bèn sai người bắt trói vào ngục. Vàng lượm ngày trước đã dùng hết, cũng không được tha, lại chịu thêm tội chết. Người ấy than thở: ‘Rắn độc, A Nan ơi. Rắn độc, Thế Tôn ơi.’ Lính ở bên nghe được bèn đem lên tâu vua. Vua truyền lên hỏi: ‘Vì sao kêu A Nan ơi, rắn độc. Thế Tôn ơi rắn độc?’ Người kia tâu: ‘Hôm trước đang làm ruộng thì nghe Phật và A Nan hô rắn độc, rắn kịch độc. Bây giờ tôi mới ngộ ra đúng

24. Lượm Vàng

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 24 Phật và đồ đệ đang đi đường, bỗng tránh vào trong cỏ. A Nan hỏi Phật: ‘Sao tránh đường mà đi vào trong cỏ?’ Phật đáp: ‘Phía trước có cướp, lát nữa có ba phạm chí bị cướp bắt.’ Lát sau có ba người đi tới, thấy ven đường có đống vàng bèn dừng lại cùng lượm, rồi sai một người quay lại trong xóm mua cơm. Người này lấy thuốc độc bỏ vào trong cơm để giết hai người kia. ‘Mình ta lấy hết vàng.’ Hai người kia lại nảy ra ý, thấy hắn về là cùng ra tay, giết xong ăn cơm có độc chết cả hai. Ba người đều có ác ý, lần lượt giết nhau mà chết. Nhan đề do tôi tớ đặt. Đăng facebook lần đầu 2 Sep 2021 . 舊雜譬喻經 https://tripitaka.cbeta.org Trong Chư Kinh Yếu Tập 諸經要集 cũng có một chuyện tương tự như dưới, chép lại đây tiện đọc. Lượm Vàng [Hôm đó] ở nước Xá Vệ, Phật cùng A Nan đi trên đồng vắng, thấy trên bờ ruộng có báu vật ai đó giấu. Phật nói A Nan: ‘Có rắn độc.’ A Nan đáp: ‘Dạ, rắn kịch độc.’ Lúc ấy trên đồng có người đang làm ruộng, nghe Phật và A Nan nói có rắn độc, ngh

6. SA-DI MUỐN LÀM RỒNG

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 6 Xưa có vị La Hán cùng sa-di hành đạo trong núi. Sa-di hàng ngày đến nhà tín chủ xin cơm. Đường đi băng qua đê, ghập ghềnh trắc trở, thường trượt chân đổ chén, cơm dính bùn đất. Sa-di lấy cơm không dính bùn bỏ vào chén thầy, còn cơm bẩn đem rửa mình ăn. Chuyện như vậy không phải một ngày.  Sư hỏi: ‘Sao rửa cơm mất hết vị?’ Đáp: ‘Hành khất khi đi trời tạnh, khi về mưa, ngang đê trượt chân đổ cơm.’ Sư im lặng nhập thiền quán sát, biết rồng quấy sa-di, bèn đứng dậy đi ra đê, cầm gậy gõ mặt đê. Rồng hóa thành ông già đi tới, rập đầu lễ bái.  Sa-môn hỏi: ‘Ngươi vì sao quấy sa-di của ta?’ Đáp: ‘Không dám quấy, thật tình là thích dung nhan chú ấy.’  Rồng hỏi lại: ‘Sao ngày nào cũng thấy qua đây?’ Sư đáp: ‘Đi xin cơm.’  Rồng nói: ‘Từ hôm nay trở đi, nguyện hàng ngày tới chỗ tôi ăn cơm, cho tới khi tôi mệnh chung.’  Sa-môn im lặng nhận lời. Về nói sa-di: ‘Con đi xin cơm, xin ở đâu dừng đó mà ăn, đừng đem về nữa.’  Sa-di hàng ngày ăn ở ngoài. Về sau thấy trong ch

16. Không Thể Cùng Đàn Bà Dựng Nghiệp

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 16 Ngày xưa có dòng họ lớn, đứa con trai rất đẹp, lấy vàng đúc tượng con gái, nói cha mẹ: ‘Có người con gái như tượng này thì lấy làm vợ.’ Cùng lúc đó ở nước khác cũng có người con gái đẹp, cũng lấy vàng đúc tượng con trai, nói cha mẹ: ‘Nếu có ai như tượng này sẽ lấy làm chồng.’ Cha mẹ hai bên nghe có chuyện đó, bèn vượt đường xa tác hợp hai người làm vợ chồng.  Lúc ấy nhà vua nâng gương soi mình hỏi quần thần: ‘Người trong thiên hạ có ai đẹp bằng ta không?’ Đáp: ‘Thần nghe nước kia có người đàn ông đẹp không ai bằng.’ Bèn sai sứ sang mời người ấy. Sứ giả tới nhà, đem ý vua ra nói lại: ‘Quốc vương muốn thấy mặt hiền giả.’ Bèn xa giá lộng lẫy mà đi, giữa đường sực nghĩ: ‘Vua nghĩ mình thông đạt mới cho vời.’ Bèn quay lại lấy những yếu thuật trong sách vở đem theo, ai ngờ thấy vợ gian dâm với khách. Buồn bã, ôm sầu rồi kết oán, dung nhan suy hao, lại nghĩ quẩn nên càng xấu xí. Sứ giả thấy người ấy như vậy, đường đi trắc trở, mặt mày tàn tạ, mới sửa soạn ch

37. Tôn Giả A-na-luật Với Người Thanh Niên

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 37 Xưa A-na-luật đã đắc La-hán, trong chúng tì-khưu tôn giả mặt mày hiền lành đẹp tựa con gái. Một hôm đang độc hành trên đồng cỏ thì một thiếu niên khinh bạc nhìn thấy tưởng con gái, tà ý nổi dậy can xâm phạm mới biết là nam. [Người kia] nhìn lại thân mình thấy hóa thành nữ nhân. Xấu hổ và nhục nhã nên bỏ vào núi sâu, mấy năm liền không dám về. Vợ con ở nhà không hề biết ở đâu, cho là đã chết, khóc lóc thảm thiết không dứt. A-na-luật đi phân-vệ ghé qua nhà ấy, người vợ khóc lóc kể chuyện chồng đi không về, phải ăn xin sống qua ngày. A-na-luật im lặng không đáp, trong lòng có niềm thương, bèn vô núi tìm gặp người chồng. Người kia sám hối và tự trách mình, trở lại thân nam, lúc đó mới dám quay về, cả nhà gặp lại nhau.  Phàm người đã đắc đạo không thể lấy ác mà hại, họa quay ngược lại báo thân mình. Nhan đề do người dịch đặt. 舊雜譬喻經 https://tripitaka.cbeta.org

7. Công Chúa Với Người Ăn Xin

Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, Truyện thứ 7 Xưa có quốc vương, phu nhân sinh một người con gái, đặt tên là Nguyệt Nữ, đẹp vô song. Hễ vua cha tặng áo quần, trân bảo thì đáp tự nhiên có. Năm mười sáu tuổi, vua giận mắng: ‘Đồ ta cho con, sao nói là tự nhiên có?’ Sau có người ăn xin tới, vua nói: ‘Người này là chồng con.’ Nguyệt Nữ đáp: ‘Dạ, tự nhiên’ rồi đi theo. Người ăn xin kinh hoảng không dám lấy nàng. Nàng nói: ‘Anh xin ăn thường không đủ no. Vua gả vợ cho, sao từ chối?’ Rồi hai người cùng đi khỏi thành. Ngày nghỉ đêm đi, tới một nước lớn. Gặp lúc quốc vương nước ấy băng mà không có thái tử [nối ngôi]. Hai vợ chồng ngồi nghỉ ngoài thành, người vô ra cổng thành hỏi: ‘Ông bà là ai? Tên họ chi? Nước nào tới?’ Đáp: ‘Tự nhiên’. Như thế hơn mười ngày thì đại thần trong cung phái tám vị phạm-chí tới cổng đô thành, hành nhân xuất nhập đều phải coi tướng, duy có hai vợ chồng là hợp tướng. Lúc ấy, quần thần cả nước hợp lại phụng nghinh hai người làm vua. Vương phu nhân dùng chính pháp trị quốc, nhân dâ

42. Bỏ Gốc Theo Ngọn (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 42 Thí như có thương khách đi buôn bán xa. Không may trên đường đi con lạc đà chết. Trên lưng lạc đà tải nhiều trân bảo, tế nhuyễn, dạ quý cùng những thứ linh tinh khác. Lạc đà chết bèn lột da nó. Vị thương chủ để lại hành trình cho hai người tùy tùng và dặn họ: ‘Trông kĩ bộ da lạc đà đừng để ướt, hư.’ Sau đó trời mưa, hai người tùy tùng đần độn, lấy hết dạ quý che kĩ bộ da lạc đà. Dạ quý hư nát hết, mà bộ da và dạ quý giá trị cách nhau xa lắm. Vì ngu si nên lấy dạ quý che bộ da.  Người đời cũng như thế. Bất sát giới ví cho dạ trắng, da lạc đà ví cho của cải. Trời mưa khiến đồ đoàn ướt hư ví cho thói phóng dật làm bại hoại thiện hạnh. Bất sát giới chính là diệu nhân tối thượng trong pháp thân của Phật thì không tu. Lại lấy của cải tạo dựng tháp miếu cung dưỡng chúng tăng. Bỏ gốc lấy ngọn, không chịu giữ gốc, trôi nổi năm đường ác mãi không thoát ra được. Do đó mà hành giả phải hằng tâm tinh cần giữ bất sát giới. http://tripitaka.cbeta.org/T04n0209_003

28. Thay Mũi Cho Vợ

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 28 Xưa có người đàn ông vợ tuy đẹp, duy có cái mũi xấu. Người ấy ra ngoài thấy người đàn bà khác diện mạo đã đẹp mà cái mũi cũng rất đẹp, nên nói thế này: ‘Chừ mình cắt lấy cái mũi đó đem về gắn trên mặt vợ mình, có phải hay không?’ Bèn cắt mũi người ta đem về nhà, hối vợ ra: ‘Em mau ra đây anh cho cái mũi đẹp.’ Khi vợ ra hắn liền cắt mũi vợ đi, lấy mũi kia gắn lên. Gắn mấy cũng không dính mà mũi thật cũng mất luôn, khiến vợ chịu đau đớn vô ích. Người ngu trên đời cũng như vậy. Nghe có những vị sa-môn hay bà-la-môn túc tôn có thanh danh thạc đức, được người đời tôn kính và cung dưỡng hậu hĩnh, mình cũng nghĩ rằng: ‘Ta với người không khác.’ Tự tôn mình lên, giả xưng mình có thạc đức, đã đánh mất cái lợi trước mắt lại còn tổn hại hạnh lành của mình. Giống như cắt mũi người rốt cùng chỉ tự thương tổn mình mà thôi. Người ngu trên đời cũng như vậy.  https://tripitaka.cbeta.org

29. Người Nghèo Đốt Áo

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 29 Xưa có người nghèo lắm, ở đợ cho người ta được một bộ quần áo thô tệ. Mặc vào có người nhìn thấy nói: ‘Ông xuất thân đàng hoàng, con nhà quý phái, sao mặc bộ áo thô tệ như vậy. Tôi bày ông một cách, nhất định ông sẽ có y phục cao sang mặc. Nghe lời tôi đi, tuyệt không gạt ông.’ Kẻ nghèo mừng lắm, tin lời người kia.  Người kia đốt một đống lửa trước mặt rồi nói với kẻ nghèo: ‘Chừ cởi bộ quần áo xấu ra ném vào trong lửa. Xong tìm trong đó sẽ có y phục cao sang.’ Kẻ nghèo liền cởi ra ném vô lửa. Lửa cháy xong rồi bới tro tìm áo quần đẹp mãi không thấy.  Người trong thế gian cũng như thế. Nhờ quá khứ tu nhiều thiện pháp mà được thân người này, đáng lẽ phải bảo hộ và rán tích đức lành, tu thiện nghiệp. Đàng này lại nghe lời dối gạt của ngoại đạo như nghe lời yêu nữ dụ dỗ. ‘Ông phải nghe lời tôi tu các loại khổ hạnh. Gieo mình từ núi cao, hoặc nhảy vô lửa xả thân này đi, sẽ sinh lên Phạm thiên nhiều đời hưởng khoái lạc.’ Bèn nghe theo mà dứt bỏ thân mệnh. Thân chết

44. Nửa Cái Bánh

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 44 Thí như có người kia vì đói nên ăn bảy cái bánh chiên. Ăn hết sáu cái rưỡi thì đủ no. Người kia giận tiếc lấy tay tự đấm mình rồi nói: 'Mình no là nhờ nửa cái bánh này, còn sáu cái trước rõ là phí uổng. Sớm biết nửa cái này đủ làm mình no thì đã ăn nó trước.'  Người đời cũng như vậy. Từ vô thủy tới nay kì thật không có gì vui. Chẳng qua do si mê điên đảo nên sinh ra lắm ảo tưởng vui sướng, giống như người ngốc kia cho rằng ăn nửa cái bánh là no. Người phàm không có trí tuệ, cho phú quý là sướng. Truy cầu phú quý thậm khổ. Hoạch đắc rồi phải thủ hộ cũng khổ. Một mai mất đi lòng sinh ưu phiền lại thêm thống khổ. Cả ba thời không thời nào vui. Giống như có áo cơm với chỗ trú thân mà gọi là sướng, kì thực chẳng qua là ở trong cay đắng mà ôm ấp huyễn tưởng khoái lạc. Chư Phật nói, tam giới vô an, thảy đều là đại khổ. Phàm phu điên đảo mê hoặc, cứ cho là sung sướng. Bản chữ Hán http://tripitaka.cbeta.org/

Thầy Tăng Ngu Độn Đắc La Hán

Thầy Tăng Ngu Độn Đắc La Hán   --- Nhờ công phu tinh tiến không phóng dật, giới luật và khắc kỉ mà trí giả tạo cho mình một gò đất cao không bị nước lụt nhận chìm. --- Chủ ngân hàng kia có hai người cháu nội, tên là Ma-ha Bàn-đặc và Chu-lợi Bàn-đặc. Anh trai Ma-ha Bàn-đặc thường đi theo ông nội nghe Pháp, sau xuất gia gia nhập tăng-già, ít lâu sau chứng đắc La-hán quả. Người em Chu-lợi Bàn-đặc cũng theo anh xuất gia, nhưng do tiền thế trêu chọc một vị tì-khưu dốt nát nên đời nay ngu muội bất kham, bốn tháng trời không nhớ nổi một câu kệ. Anh trai Ma-ha Bàn-đặc khuyên em nên hoàn tục. Có một hôm, danh y Kì-vực mời Phật-đà cùng chúng tăng tới nhà tiếp thụ cung dưỡng. Chu-lợi Bàn-đặc không có tên trong những người được đi. Thầy ấy biết mình vô duyên tham dự nên buồn rầu quyết định hoàn tục. Phật-đà biết tâm ý của thầy ấy, bèn gọi thầy ra trước cổng tinh xá, bảo nhắm hướng đông mà ngồi. Phật-đà đưa cho thầy một khối vải và bảo vừa xát khối vải vừa trùng tụng kinh ‘Khử Trừ Ô Cấu’. Dặn dò xo