Thầy Tăng Ngu Độn Đắc La Hán
---
Nhờ công phu tinh tiến không phóng dật, giới luật và khắc kỉ mà trí giả tạo cho mình một gò đất cao không bị nước lụt nhận chìm.
---
Chủ ngân hàng kia có hai người cháu nội, tên là Ma-ha Bàn-đặc và Chu-lợi Bàn-đặc. Anh trai Ma-ha Bàn-đặc thường đi theo ông nội nghe Pháp, sau xuất gia gia nhập tăng-già, ít lâu sau chứng đắc La-hán quả. Người em Chu-lợi Bàn-đặc cũng theo anh xuất gia, nhưng do tiền thế trêu chọc một vị tì-khưu dốt nát nên đời nay ngu muội bất kham, bốn tháng trời không nhớ nổi một câu kệ. Anh trai Ma-ha Bàn-đặc khuyên em nên hoàn tục.
Có một hôm, danh y Kì-vực mời Phật-đà cùng chúng tăng tới nhà tiếp thụ cung dưỡng. Chu-lợi Bàn-đặc không có tên trong những người được đi. Thầy ấy biết mình vô duyên tham dự nên buồn rầu quyết định hoàn tục. Phật-đà biết tâm ý của thầy ấy, bèn gọi thầy ra trước cổng tinh xá, bảo nhắm hướng đông mà ngồi. Phật-đà đưa cho thầy một khối vải và bảo vừa xát khối vải vừa trùng tụng kinh ‘Khử Trừ Ô Cấu’. Dặn dò xong Phật-đà cùng những vị tăng được Ma-ha Bàn-đặc chọn đi tới nhà danh y Kì-vực.
Phật-đà đi rồi, Chu-lợi Bàn-đặc vừa xát khối vải, vừa rán phức tụng kinh ‘Khử Trừ Ô Cấu’. Không lâu khối vải hóa bẩn. Chính lúc ấy, thiện nghiệp trong đời quá khứ của thầy thành thục, khiến thầy liễu giải thế sự vô thường. Phật-đà ở nhà danh y Kì-vực nhờ thần lực biết chàng trai Chu-lợi Bàn-đặc đã tiến bộ nên phóng ánh sáng khiến Chu-lợi Bàn-đặc cảm thấy Phật-đà đang ở bên cạnh mình mà nói:
‘Không chỉ có khối vải do ô cấu mà hóa bẩn, thân tâm người cũng có những ô cấu của tham sân si, chỉ có khử trừ những ô cấu ấy thì người mới có thể đạt tới mục đích tu hành và chứng đắc thánh quả.’ Chu-lợi Bàn-đặc hiểu hàm ý lời Phật, tiếp tục tu hành, không lâu sau chứng đắc La-hán quả và có đầy đủ trí tuệ và thần lực phi phàm.
Lúc ấy, người nhà danh y Kì-vực chuẩn bị rót nước vào trong bát của Phật-đà để biểu thị cung dưỡng nhưng Phật-đà dùng tay che bát, không để nước rót vào bát, rồi hỏi:
‘Ở tinh xá còn ai nữa không?
‘Dạ không!’
‘Còn một người nữa!’
Phật-đà nói thế rồi nhờ người về kêu Chu-lợi Bàn-đặc tới.
Thầy bị sai khiển vừa về tới tinh xá thì thấy không chỉ có một tì-khưu mà có rất nhiều tì-khưu giống nhau như đúc. Những tì-khưu này đều là do Chu-lợi Bàn-đặc đầy đủ thần thông sáng tạo ra. Thầy bị sai về cảm thấy khốn hoặc, quay về báo lại sự việc, nhưng lại bị sai trở lại tinh xá và nói với những tì-khưu ấy rằng: ‘Phật-đà gọi thầy có tên là Chu-lợi Bàn-đặc.’ Nhưng khi thầy ấy làm theo lời Phật dặn thì có rất nhiều giọng đáp lại: ‘Tôi chính là Chu-lợi Bàn-đặc.’ Thầy kia mê hồ đành quay về nhưng một lần nữa lại bị sai khiển trở lại tinh xá. Lần này thầy ấy phải bắt cho được vị tì-khưu đầu tiên đáp ‘tôi chính là Chu-lợi Bàn-đặc!’. Kết quả là khi thầy ấy bắt được vị tì-khưu hồi đáp đầu tiên thì những thầy tì-khưu kia đều biến mất. Chu-lợi Bàn-đặc bèn đi theo thầy ấy tới nhà danh y Kì-vực. Cung dưỡng xong, Chu-lợi Bàn-đặc tiếp thụ lời Phật-đà, tín tâm sung mãn mà thuyết pháp.
Về sau, có một lần mấy thầy tì-khưu gợi lại chuyện của Chu-lợi Bàn-đặc, Phật-đà nhân đó nói: ‘Người có tín tâm kiên định, nỗ lực tinh tiến tất định sẽ chứng đắc La-hán quả.’
Pháp Cú Kinh Cố Sự Tập
Dịch theo văn bạch thoại ở đây
https://www.budaedu.org/story/dp025.php
Comments
Post a Comment