Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2016

53. Vắt sữa bò

Ngày xưa có một người nghèo kiệt muốn mời bạn bè thân thiết về nhà mình làm khách một bữa. Y suy nghĩ thật lâu, quyết định sẽ lấy sữa bò chiêu đãi khách, quyết định rồi bắt đầu tính trong bụng rằng: “Chừng đó người mà uống sữa thì mình phải chuẩn bị thế nào đây? Nếu nói mỗi ngày vắt một ít sữa, ngày nào cũng vắt thì dần dần sẽ tích đầy, tới lúc không những không có chỗ cất mà còn làm không khéo sữa nó hóa chua, hư mất. Chẳng bằng bây giờ mình cứ để sữa trong bụng bò, đợi tới lúc thỉnh khách sẽ vắt, như vậy vừa tiết tỉnh được không gian lại không bị hư nữa, thật là kế hay.” Lúc đó, y rất đỗi hớn hở, nhận thấy mình thật là thông minh, đã nghĩ ra được biện pháp hay như thế, bèn nhanh chân ra tách lũ bò con ra khỏi bò mẹ, không để cho bò con vô ý bú lấy sữa bò mẹ. Chẳng mấy chốc thì qua một tháng. Tới ngày yến khách, nhiều người tới quá, cuối cùng cũng sắp xếp được chỗ cho họ và có thể bắt đầu đại yến tân khách, y mới hớn hở dắt bò mẹ ra, định bắt đầu vắt sữa. Nhưng mà không ngờ vắt

52. Thân tâm an lạc

Ngày xưa, lúc ở vườn Kì Thọ Cấp Cô đ ộc thuộc nước Xá Vệ Bụt có lần khai thị với chúng đệ tử: “Trên đời có bốn loại người tu hành: loại thứ nhất là thân an lạc mà tâm không an lạc, loại thứ hai tâm an lạc mà thân không an lạc, loại thứ ba là thân tâm đều không an lạc, và loại thứ tư là thân tâm đều an lạc pháp hỉ. Thế nào gọi là người tu hành thân an lạc mà tâm không an lạc? Có người đi tu nhờ được chúng cư sĩ bố thí làm phước, cho nên tứ sự - y bị, ăn uống, chỗ ngồi, thang dược – đều không thiếu. Nhưng do sức tu hành chưa vững nên phiền não vẫn chưa đoạn trừ, chưa thành đạo quả, tương lai sẽ phải sinh tử luân hồi, khó tránh phải đọa vào đường ác ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục. Người tu hành như vậy gọi là thân an mà tâm không an. Còn như   thế nào   gọi   là người tu hành tâm an lạc thân bất an lạc? Có hành giả chứng được quả vị A-la-hán, do không tích cực tu thiện bồi phúc, tích tác công đức nên không được cung dưỡng tứ sự y phục, đồ ăn uống, ngọa cụ và thuốc men. Nhưng do họ đã đ

51. Ba loại hương thơm nhất thế gian

Ngày xưa, lúc Bụt đang ở vườn Kì Thọ của ông Cấp Cô Độc thuộc nước Xá Vệ, có một hôm, tôn giả Ananda đang ở chỗ yên lặng tư duy Phật pháp, trong lòng bỗng sinh khởi một nghi vấn: “Thế gian có loại hương nào không kể là gặp lúc nghịch gió, thuận gió, hoặc vừa nghịch gió vừa thuận gió đều có thể ngửi được mùi không?” Để giải trừ mối nghi hoặc trong lòng, tôn giả đi tới trước Bụt, cung kính làm lễ, đứng qua một bên Bụt và đem nghi vấn ấy ra hỏi Thế Tôn. Thế Tôn đáp: “Quả thật trên đời có loại diệu hương như thế. Vô luận là ngược gió, xuôi gió, hoặc cả xuôi lẫn ngược gió mùi thơm đều gieo khắp.” Ananda hỏi tiếp: “Loại hương gì mà hiển hiện mùi thơm như thế?” Thế Tôn đáp tôn giả: “Có ba loại hương, chỉ nhờ hương khí của nó thôi mà cho dù có gặp   nghịch phong hay thuận phong cũng đều tỏa ngát mùi thơm.” Ananda hỏi: “Xin thầy cho biết ba loại hương đó. ” Bụt đáp: “Giới hương, văn hương, và thí hương. Đó là ba loại hương mà bất luận xuôi ngược gió gì cũng đều t