Skip to main content

Posts

Showing posts from October, 2022

Kệ Kết Bách Dụ Kinh

Bách Dụ Kinh, Kệ Kết Kinh  此論我所造,  合和喜笑語,  多損正實說,  觀義應不應。  如似苦毒藥,  和合於石蜜,  藥為破壞病,  此論亦如是。  正法中戲笑,  譬如彼狂藥,  佛正法寂定,  明照於世間。  如服吐下藥,  以酥潤體中,  我今以此義,  顯發於寂定。  如阿伽陀藥,  樹葉而裹之,  取藥塗毒竟,  樹葉還棄之。  戲笑如葉裹,  實義在其中,  智者取正義,  戲笑便應棄。 尊者僧伽斯那造作癡花鬘竟。 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

Lời Dẫn Bách Dụ Kinh

Bách Dụ Kinh, Lời Dẫn abc văn 聞如是: 一時佛在王舍城,在鵲封竹園,與諸大比丘菩薩摩訶薩及諸八部三萬六千人俱。是時會中有異學梵志五百人俱,從座而起白佛言:「吾聞佛道洪深,無能及者,故來歸問,唯願說之。」佛言:「甚善。」問曰:「天下為有為無?」答曰:「亦有亦無。」梵志曰:「如今有者,云何言無?如今無者,云何言有?」答曰:「生者言有,死者言無,故說或有或無。」問曰:「人從何生?」答曰:「人從穀而生。」問曰:「五穀從何而生?」答曰:「五穀從四大火風而生。」問曰:「四大火風從何而生?」答曰:「四大火風從空而生。」問曰:「空從何生?」答曰:「從無所有生。」問曰:「無所有從何而生?」答曰:「從自然生。」問曰:「自然從何而生?」答曰:「從泥洹而生。」問曰:「泥洹從何而生?」佛言:「汝今問事何以爾深?泥洹者是不生不死法。」問曰:「佛泥洹未?」答曰:「我未泥洹。」「若未泥洹,云何得知泥洹常樂?」佛言:「我今問汝,天下眾生為苦為樂?」答曰:「眾生甚苦。」佛言:「云何名苦?」答曰:「我見眾生死時苦痛難忍,故知死苦。」佛言:「汝今不死亦知死苦,我見十方諸佛不生不死故知泥洹常樂。」五百梵志心開意解,求受五戒,悟須陀洹果,復坐如故。佛言:「汝等善聽!今為汝廣說眾喻。」 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

98. Đứa Nhỏ Bắt Được Con Rùa Lớn (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 98 Xưa có đứa nhỏ đi chơi ngoài đất bắt được một con rùa to, muốn giết nó nhưng không biết cách. Hỏi người ta, ‘Làm chi cho nó chết?’ Có người bày, ‘Mầy chỉ cần quăng nó vô nước là nó chết liền ha.’ Lúc ấy đứa nhỏ tin lời người kia quăng con rùa vào nước. Con rùa gặp nước bơi đi mất.  Phàm phu cũng như thế, muốn thủ hộ lục căn tu các công đức nhưng không biết cách, đi hỏi người ta rằng, ‘Tạo nhân duyên gì để đắc giải thoát?’ Ngoại đạo tà kiến, thiên ma ba-tuần và ác tri thức dụ dỗ người ấy rằng, ‘Chỉ cần ông phóng túng tâm ý nơi lục trần, mặc tình buông thả cho thỏa ngũ dục, cứ theo lời ta tất đắc giải thoát.’ Ngu nhân không nghĩ kĩ, làm theo lời bọn kia, đến khi thân hoại mệnh chung đọa vào tam ác đạo. Giống như đứa nhỏ thả con rùa xuống nước để cho nó chết vậy. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

93. Bà Già Bắt Gấu (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 93 Xưa có bà già đang nằm nghỉ dưới gốc cây thì có con gấu tới bắt bà. Bà già chạy quanh gốc cây thoát được, con gấu đuổi theo, một tay ôm cây, một tay cố bắt cho được bà. Bà già lanh lẹ, lợi dụng thân cây ép hai tay con gấu khóa lại, con gấu không nhúc nhích được. Lúc ấy có một người lạ đi tới, bà già nói hắn, ‘Mầy giúp tau một tay bắt con này, xong giết thịt chia đôi.’ Người kia tin lời bà già, liền giúp một tay bắt gấu. Vừa bắt được thì bà già thả tay chạy. Người kia sau đó một phen điêu đứng với con gấu. Người ngu như thế bị thế gian cười cho. Hạng phàm phu cũng thế, tạo nhiều luận thuyết kì dị, không được hoàn chỉnh, văn từ nhũng tạp rườm rà, luận thuyết nhiều khuyết tật. Viết chưa xong thì chết bỏ lại đó. Hậu nhân vớ được đem ra giải thích, đã không thông đạt nghĩa lí ngược lại còn bị nó hành cho khốn đốn. Giống như kẻ ngu kia bắt gấu cho người cuối cùng chỉ hại thân mình. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

97. Bị Cướp Đoạt Mất Áo

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 97 Xưa có hai người bạn đi với nhau trên đồng hoang, hai người ấy có một người mặc áo dạ. Trên đường gặp cướp trấn lột, một người nhanh chân nhảy vào bụi rậm trốn. Người còn lại bị mất áo dạ, hắn trước đó có cất trong cổ áo một đồng tiền vàng nên nói bọn cướp, ‘Áo này đáng giá một đồng tiền vàng, tôi muốn lấy tiền chuộc lại áo.’ Cướp hỏi, ‘Tiền vàng ở đâu?’ Bèn mở cổ áo ra lấy đồng tiền cho giặc xem rồi nói, ‘Đây là vàng thật, không tin lời tôi nói thì ở đây có thợ kim hoàn rất giỏi, có thể tới nhờ xem.’ Bọn giặc nhìn thấy người kia rồi quay lại lấy luôn cái áo. Kẻ ngu như thế thì cả áo lẫn tiền đều mất, chẳng những mất của mình mà còn khiến người khác mất nữa. Phàm phu cũng như thế, tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo, tạo được công đức, nhưng bị giặc phiền não cướp hết, mất hết thiện pháp hủy sạch công đức, không những mất đạo nghiệp của mình mà còn khiến kẻ khác hỏng hết đạo nghiệp của họ, thân hoại mệnh chung đọa tam ác đạo. Như kẻ ngu kia vừa mất tiền mất áo, lại

96. Nói Láo Mù Mắt (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 96 Xưa có nghệ nhân làm việc cho vua nhưng không kham nổi khổ dịch, nói láo mù mắt để thoát khỏi khổ dịch. Có một thầy làm tượng khác nghe thế, định hủy mắt mình đi để thoát lao dịch. Có người nói rằng, ‘Vì sao ông tự hủy như thế? Chỉ khổ thêm mà thôi.’ Người ngu như thế bị thế nhân cười cho. Phàm phu nhân cũng như thế, vì chút danh dự và lợi dưỡng mà vọng ngữ, hủy hoại tịnh giới, thân chết mệnh chung đọa tam ác đạo. Như kẻ ngu kia vì thiểu lợi mà tự hoại mắt mình. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

95. Hai Con Bồ Câu (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ  Xưa có hai con bồ câu trống mái ở chung một tổ, mùa thu trái cây chín hái cất đầy tổ, ít lâu sau trái khô bớt đi chỉ còn nửa tổ. Con trống tức con mái, nói, ‘Kiếm trái cây cực khổ, mầy ăn một mình chỉ còn một nửa thôi.’ Con mái đáp, ‘Em không ăn một mình, trái tự giảm đi mà.’ Con trống không tin, thịnh nộ nói, ‘Nếu mầy không ăn một mình thì mất mô hết?’ Liền dùng mỏ mổ chết con mái. Mấy bữa sau trời làm mưa to, trái thấm nước phình to lại như cũ, con trống thấy vậy mới hối hận, ‘Nó không ăn thật, mình giết oan nó rồi.’ Rồi bi thương áo não kêu con mái bây giờ về đâu. Kẻ phàm phu cũng như thế, trong lòng đầy điên đảo, chỉ ôm ấp dục lạc chớ không quán sát vô thường, phạm nhiều trọng giới, sau hối hận, than cuối cùng đi về đâu. Đời sau [của kẻ ấy] chỉ có tiếng bi thán khổ não như con chim bồ câu ngu kia. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

94. Ngòi Nước Ma-ni

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 94 Xưa có một người tư thông với vợ người khác, giao thông chưa xong thì người chồng về. Người chồng biết việc ấy, đứng ngoài cửa, chực người kia ra là đập chết. Người vợ nói tình phu, ‘Chồng em biết rồi, không có chỗ ra ngoài được, chỉ có cái ma-ni* là có thể ra được.’ Ý người vợ là bảo người kia theo ngòi thông nước mà ra, người kia hiểu nhầm thành có ngọc ma-ni, cho nên cứ ở trong mà tìm ngọc. Tìm không thấy, liền nói, ‘Không thấy ngọc ma-ni tôi quyết không đi đâu hết.’ Lát sau bị đập chết. Người phàm phu cũng như thế, có người nói rằng, ‘Trong vòng sinh tử thảy đều vô thường, khổ, không, vô ngã. Thoát li đoạn thường nhị biên, ở nơi trung đạo thì có thể đắc giải thoát.’ Phàm phu hiểu sai, nên đi tìm thế giới là hữu biên hay vô biên, cùng những vấn đề khác như là chúng sinh có ngã hay vô ngã. Cuối cùng không quán được lí trung đạo, chẳng mấy chốc mệnh chung, bị vô thường sát hại, đọa vào tam ác đạo, giống như người ngu kia loay hoay tìm ma-ni cuối cùng bị đập chế

92. Đứa Nhỏ Ham Bánh

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 92 Xưa có bà nhũ mẫu ôm một đứa nhỏ đi đường, đường xa mệt mỏi nên ngủ thiếp đi không hay. Lúc ấy có người cầm tới một viên hoan hỉ* đưa cho đứa nhỏ, đứa nhỏ ăn thấy ngon nên đòi thêm, không thiết chi vật đeo trên thân. Người kia liền tháo hết trang sức, anh lạc, áo quần của nó rồi vọt lẹ.  Tì-khưu cũng thế, ham nhiều việc thế gian, thích chỗ nhiệt náo, vì vài món lợi dưỡng vặt mà bị giặc phiền não đoạt hết báu công đức và ngọc trì giới. Hệt như đứa nhỏ kia ham chút vị ngon để cho kẻ gian lột sạch trang sức. * hoan hỉ hoàn 歡喜丸 : một loại bánh làm từ nhiều nguyên liệu của người Ấn Độ xưa, thường mang theo khi đi đường. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

91. BẦN NHÂN MUỐN BẰNG ĐẠI PHÚ GIA

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ  Xưa có một người nghèo có một ít của, gặp một đại phú gia thì trong lòng muốn bằng ông. Do không bằng được nên số của cải ít ỏi mình có đem vứt cả xuống sông. Hàng xóm bảo, ‘Chút của tuy ít nhưng có thể nuôi sống ông vài ngày, cớ chi vứt bỏ, ném xuống sông hết?’ Ngu nhân thế gian cũng thế. Sau khi xuất gia, ít được cúng dường, trong lòng hi cầu, lúc nào cũng thấy mình thiếu thốn, không bằng những bậc đức hậu, không được lợi dưỡng như những vị ấy. Kẻ mới nhập môn khi thấy những vị túc cựu công đức cao thâm, kiến văn quảng bác, được nhiều người cung dưỡng thì trong lòng muốn bằng các vị ấy. Do không bằng được nên tâm thường ưu khổ mà bỏ tu. Chẳng khác chi kẻ ngu kia muốn bằng đại phú gia lại đem tài vật của mình vứt hết đi. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

90. Lượm Được Túi Vàng (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 90 Xưa có người nghèo đang đi trên đường bỗng dưng được một túi tiền vàng, trong lòng rất vui lấy tiền ra đếm. Đếm chưa xong thì chủ đột nhiên tới đoạt lại hết tiền. Người kia lúc ấy hối hận đã không thoát nhanh, trong lòng buồn rầu lấy làm ưu phiền lắm.  Gặp Phật pháp cũng như thế, tuy gặp được tam bảo phúc điền, không tinh cần dùng phương tiện tu hành thiện nghiệp, bất ngờ mệnh chung đọa tam ác đạo, giống như kẻ ngu kia bị chủ cũ đoạt lại hết tiền. Kệ rằng: Hôm nay làm việc này, ngày mai tạo việc kia Hi hí bất quán khổ, không biết thần chết đến Lăng xăng xoay nhiều việc, phàm nhân ai cũng thế Như kẻ kia đếm tiền, việc này cũng như thế. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

89. Được Chuột Vàng (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 89 Xưa có một người đang đi đường thì lượm được một con chuột vàng, trong lòng vui mừng cất chuột vào trong áo. Đi tiếp tới một con sông, muốn qua sông nên cởi áo ra để trên sông, bỗng lúc ấy chuột vàng biến thành con rắn độc. Người ấy nghĩ kĩ, ‘Thà bị rắn độc cắn chết cũng phải ôm nó qua sông.’ Lòng chí thành cảm động trời cao, rắn độc hoàn chuột vàng. Gần đấy có kẻ ngu thấy rắn độc biến thành chân bảo, cho là phải luôn như vậy, đi bắt rắn độc bỏ vào trong áo, liền bị rắn phun nọc, táng thân vẫn mệnh.  Ngu nhân thế gian cũng như thế. Thấy thiện tăng hưởng nhiều lợi dưỡng, nên mình mặc dù bên trong vô chân tâm cũng vì lợi dưỡng chạy đến tựa vào pháp, sau khi mệnh chung đọa vào ác xứ, hệt như kẻ ngu ôm rắn độc bị rắn cắn chết. văn 昔有一人在路而行,道中得一金鼠狼,心生喜踊持置懷中,涉道而進至水欲渡,脫衣置地,尋時金鼠變為毒蛇。此人深思:「寧為毒蛇螫殺,要當懷去。」心至冥感,還化為金。傍邊愚人見其毒蛇變成真寶,謂為恒爾,復取毒蛇內著懷裏,即為毒蛇之所[虫*哲]螫,喪身殞命。世間愚人亦復如是,見善獲利內無真心,但為利養來附 於法,命終之後墮於惡處,如捉毒蛇被螫而死。 Âm Tích hữu nhất nhân tại lộ nhi hành, đạo trung đắc nhất kim thử lan

88. Con Khỉ Tìm Hạt Đậu (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 88 Xưa có con khỉ nắm một vốc đậu, lỡ để rớt một hạt nên vứt hết vốc đậu trong tay để tìm hạt bị mất. Tìm chưa được hạt đó thì những hạt vứt kia đi đã bị chim gà ăn sạch. Phàm phu xuất gia cũng như thế, mới phạm một giới nhưng không biết sám hối, vì không sám hối nên sinh phóng dật bừa bãi, buông thả tất cả giới khác. Giống như con khỉ mất một hạt đậu lại vứt hết cả vốc. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

87. Trộm Cướp Chia Của (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 87 Xưa có một toán cướp hành nghề với nhau kiếm được nhiều tài vật đem chia nhau, hẹn chia đều. Chỉ có bộ áo khâm-bà-la làm bằng da hươu rừng nhìn không đẹp, bọn cướp cho là hạ liệt nên chia cho tên rốt cùng nhất. Tên rốt cùng bị chia như thế rất tức giận, kêu thiệt mình lắm. Đem vô thành bán, nhiều trưởng giả giàu có trả giá cao, thành ra một mình hắn lời hơn bọn kia bội lần, lúc ấy mới vui vẻ nhảy nhót khôn xiết.  Giống như thế nhân không biết bố thí là có quả báo hay không có quả báo, cho nên hành thiểu thí, sau vãng sinh cõi trời hưởng vô lượng khoái lạc, lúc ấy mới hối hận đã không hành quảng thí. Giống như bộ áo da hươu được giá cao khiến kẻ kia mừng vui, bố thí cũng như thế, thiểu tác đa đắc làm ít mà được nhiều, đến lúc hưởng vui lớn mới hối hận đã không làm cho thật nhiều.  百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

86. Cha Giật Hoa Tai Con (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 86 Xưa có hai cha con đi làm với nhau, trên đường thình lình giặc cướp nổi lên định vặt hai cha con. Tai người con có mang khuyên vàng, người cha thấy giặc nổi thình lình sợ mất vàng, bèn lấy tay giật tai người con, tai không rách, người cha vì cái khuyên vàng chặt luôn đầu con. Chỉ lát sau giặc bỏ đi, người cha quay lại lấy đầu gắn lại vai con nhưng không phục hồi được. Người ngu như thế bị thế gian cười cho. Phàm phu nhân cũng như thế, vì danh lợi mà tạo hí luận, chẳng hạn như đời nay và đời sau có hay không có, trung ấm* có hay không có, các loại tâm pháp có hay không có, kì thật muôn vàn vọng tưởng như thế không chạm tới pháp chân thật. Bị người khác lấy như thật pháp luận phá sở luận của mình thì đáp rằng, ‘Luận pháp của tôi không hề nói như thế.’ Hạng ngu nhân đó vì danh lợi nhỏ mà vọng ngữ, đánh mất đạo quả sa-môn, đến khi thân hoại mệnh chung đọa tam ác đạo, giống như kẻ ngu kia vì món lợi vặt mà cắt đầu con. *中陰 – cái sát-na giữa khi thân này chết với khi

85. Người Đàn Bà Đau Mắt (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 85 Xưa có người phụ nữ bị đau mắt, có người bảo: ‘Có mắt sẽ có lúc đau, tôi tuy chưa đau nhưng muốn móc đi sau khỏi đau’. Có người khuyên, mắt còn thì có thể đau hoặc không, chứ móc đi rồi chắc chắn khổ dài dài.  Phàm phu cũng như thế, nghe nói phú quý là gốc suy vong, sợ không dám bố thí vì lo sau sẽ bị suy vong vì mất hết tiền của. Thành ra tài vật càng ngày càng tăng mà khổ não lại càng nhiều. Có người khuyên, bố thí có thể khổ hoặc có thể vui, chứ không bố thí chắc chắn bần cùng đại khổ. Như người đàn bà kia, không nhẫn được cái đau gần đòi móc mắt đi, lỡ móc đi rồi chắc chắn đau lâu. văn 婦女患眼痛 喻 昔有一女人,極患眼痛,有知識女人問言:「汝眼痛耶?」答言:「眼痛。」彼女復言:「有眼必痛,我雖未痛並欲挑眼恐其後痛。」傍人語言:「眼若在者或痛不痛,眼若無者終身長痛。」 凡愚之人亦復如是,聞富貴者衰患之本,畏不布施恐後得報,財物殷溢*重受苦惱。有人語言:「汝若施者或苦或樂,若不施者貧窮大苦。」如彼女人,不忍近痛便欲去眼,乃為長痛。 Âm Phụ Nữ Hoạn Nhãn Thống Dụ Tích hữu nhất nữ nhân, cực hoạn nhãn thống, hữu tri thức nữ nhân vấn ngôn. Nhữ nhãn thống da? Đáp ngôn nhãn thống. Bỉ nữ phục ngôn hữu nhãn tất thống, ngã tuy vị thống tịnh dụ

84. Nguyệt Thực Đả Cẩu (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 84 Xưa A-tu-la vương thấy nhật nguyệt tươi sáng, êm dịu nên thõng tay ra che khuất đi. Phàm nhân vô trí có con chó không tội tình chi lại hành hạ nó tới tấp.  Phàm phu cũng thế, bị tham sân ngu si bức khổ triền miên lại [quay sang khổ hạnh hành hạ thân mình,] đi nằm gai nhọn, dùng năm loại lửa nóng nung thân. Như mặt trăng bị quỷ thần che lấp, lại đè con chó mà đánh tơi bời. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

83. Con Khỉ Bị Đánh (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 83 Xưa có con khỉ bị người lớn đánh, không biết làm thế nào quay ra trút giận lên đứa con nít. Phàm phu ngu nhân cũng như thế, cái người mình ghét ban đầu theo thời gian không dừng đã diệt ở quá khứ, lại vin vào phép tương tục cho kẻ sinh sau chính là người trước kia, đâm ra vọng tưởng, phẫn khí hận độc càng ngày càng mạnh. Giống như con khỉ ngu si kia bị người lớn đánh quay ra giận đứa trẻ con. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

82. Tập Làm Ruộng (Bách Dụ Kinh)

Tập Làm Ruộng, Dụ thứ 82 Xưa có một người mọi ra đồng, thấy mạch non sinh trưởng tươi tốt, hỏi mạch chủ, ‘Ông làm răng mà mạch tươi tốt rứa?’ Mạch chủ đáp, ‘San đất, bón đủ phân và nước mới được như vậy.’ Người kia liền theo chỉ dẫn làm, về lấy nước và phân bón ruộng, san đất điều hòa ruộng rồi xuống ruộng gieo hạt. Sợ chân mình giẫm lên khiến đất cứng mạch non không lớn được, nghĩ, ‘Mình sẽ ngồi trên một cái dần rồi nhờ người khiêng đi, ở trên dần mà gieo hạt như vậy mới tốt.’ Nghĩ thế rồi nhờ bốn người mỗi người khiêng một chân dần ra ruộng gieo hạt. Đất dót càng cứng hơn, người ta cười cho: sợ thì sợ hai chân mình giẫm đất, cuối cùng tăng lên tám chân.  Kẻ phàm phu cũng như thế, đã làm giới điền (ruộng phước) cho mầm thiện sinh trưởng, thì nên theo lời thầy dạy lãnh thọ huấn giáo cho mầm pháp lớn lên. Đàng này lại hủy phạm giới hạnh làm nhiều chuyện ác, khiến cho mầm pháp không lớn lên được. Cũng giống như kẻ kia sợ hai chân mình giẫm đất, cuối cùng tăng lên thành tám chân. 比種田喻 昔有野

81. Bị Gấu Cắn (Bách Dụ Kinh)

Dụ thứ 81 BỊ GẤU CẮN Xưa có hai cha con với mấy người bạn đi với nhau. Đứa con vô rừng bị gấu cắn, thân thể bị cào rách, hoảng hốt chạy khỏi rừng về với nhóm bạn. Cha nó thấy nó thân thể thương hoại, lấy làm quái, hỏi ‘Con làm chi bị thương dữ rứa?’ Con đáp cha, ‘Có một con vật lông lá rậm rạp hại con.’ Người cha cầm cung tiễn đi vào rừng, thấy một tiên nhân râu rậm tóc dài, định bắn ông ấy thì người xung quanh ngăn, ‘Vì sao bắn, ông ấy vô hại, nếu trừng trị thì trừng trị kẻ có tội.’  Thế gian ngu nhân cũng lại như thế, bị kẻ mặc pháp phục mà không có đạo hạnh nhục mạ, lại đi xâm hại kẻ có đức lương thiện, giống người cha kia, con bị gấu sát thương, khi không đòi hại tiên nhân. văn 為熊所嚙喻 昔有父子與伴共行,其子入林為熊所嚙,爪壞身體,困急出林還至伴邊。父見其子身體傷壞,怪問之言:「汝今何故被此瘡害?」子報父言:「有一種物,身毛躭毿來毀害我。」父執弓箭往到林間,見一仙人,毛髮深長,便欲射之。傍人語言:「何故射之?此人無害,當治有過。」世間愚人亦復如是,為彼雖著法服無道行者之所罵辱,而濫害良善有德之人,喻如彼父熊傷其子而抂加神仙。 âm Tích hữu phụ tử dữ bạn cộng hành, kì tử nhập lâm vi hùng sở giảo, trảo hoại thân thể. Khốn cấp xuất lâm hoàn chí bạn biên. Phụ

80. Đảo Quán Dụ (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 80 Tẩy Ngược Xưa có một người bị đau bụng dưới, thầy thuốc nói: ‘Phải tẩy ruột mới lành được.’ Bèn gom dược vật chuẩn bị tẩy ruột. Lúc thầy thuốc [ra ngoài] chưa về thì người ấy lấy thuốc uống, bụng và ruột thắt gần chết, chịu không thấu. Thầy thuốc về thấy thế lấy làm quái, bèn hỏi người ấy, ‘Vì sao như vậy?’ Liền đáp thầy thuốc, ‘Lúc nãy tôi lấy thuốc tẩy uống, vì thế mà đau muốn chết.’ Thầy thuốc nghe vậy thâm trách hắn, nói: ‘Ông đại ngu si không biết chi dược phương.’ Bèn lấy loại thuốc khác cho uống, nôn ra hết, lúc đó mới đỡ đau. Kẻ ngu như thế người ta cười cho. Phàm phu cũng như thế. Muốn tu học thiền quán mà phương pháp thì nhiều, cái đáng lẽ phải dùng bất tịnh quán thì lại dùng phép sổ tức, đáng phải dùng phép sổ tức thì lại quán lục giới, điên đảo thượng hạ không có căn bổn, đến nỗi đồ táng thân mệnh từ đó lâm vào khốn đốn. Không hỏi ý đại sư lại dùng thiền pháp bừa bãi, giống như kẻ ngu kia uống thứ bất tịnh. nguyên văn 倒灌喻 昔有一人,患下部病,醫言:「當須倒灌乃可差耳。」便集灌具

79. CÕNG GHẾ CHO VUA (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 79 CÕNG GHẾ CHO VUA Xưa có ông vua muốn vô trong vườn vô ưu chơi cho vui, lệnh cho một hạ thần rằng ‘Khanh lấy một cái ghế bưng vô ngự viên cho trẫm ngồi nghỉ.’ Vị thần bị sai ấy xấu hổ không chịu bưng, bạch vua, ‘Thần không bưng được, cho thần cõng cũng được.’ Lúc ấy vua bèn lấy ghế băm sáu cái chất lên lưng hắn, bắt cõng vô ngự viên. Ngu như thế người ta cười cho. Kẻ phàm phu cũng như thế. Thấy dưới đất có sợi tóc đàn bà thì tự nhủ trì giới, không lượm, nhưng sau bị phiền não mê hoặc, ba mươi sáu món ô uế từ tóc, lông, móng, răng cho tới cứt đái thì không cho là xú uế, một lúc ôm trọn ba mươi sáu món mà không thấy xấu hổ, tới chết không chịu buông. Giống hệt thằng ngu è lưng ra cõng ba mươi sáu cái ghế. nguyên văn 為王負机喻 昔有一王,欲入無憂園中歡娛受樂,勅一臣言:「汝捉一机,持至彼園我用坐息。」時彼使人羞不肯捉,而白王言:「我不能捉,我願擔之。」時王便以三十六机置其背上,驅使擔之至於園中。如是愚人為世所笑,凡夫之人亦復如是,若見女人一髮在地,自言持戒不肯捉之;後為煩惱所惑,三十六物髮毛爪齒屎尿不淨不以為醜,三十六物一時都捉不生慚愧,至死不捨,如彼愚人擔負於机。 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

78. Hai Cha Con Hẹn Dậy Sớm Đi Đường Xa (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 78 Xưa có người buổi tối nói con, “Mai đi với ba tới tụ lạc kia có đồ cần lấy.” Đứa con nghe vậy sáng hôm sau không hỏi han người cha, đi một mình. Tới nơi thì thân thể kiệt sức, không lấy được chi, lại không được ăn nên đói khát gần chết, tìm đường về tìm gặp người cha. Người cha thấy con về thâm trách rằng, “Mày đại ngu si không có trí tuệ, sao không đợi ba? Tự tiện đi không được chi, chỉ giỏi chịu khổ, bị tất cả người đời cười cho.” Người phàm phu cũng như thế, đã xuất gia, cạo râu tóc và mặc tam pháp y, không cầu minh sư để tìm cầu đạo pháp, đánh mất thiền định và các công đức đạo phẩm, sa-môn diệu quả tất cả đều mất, như kẻ ngu kia tự đi một mình chỉ tổ mất công tốn sức, hình tướng giống sa-môn kì thật không có sở đắc. 與兒期早行喻 [0555a26] 昔有一人,夜語兒言:「明當共汝至彼聚落有所取索。」兒聞語已至明旦,竟不問父獨往詣彼。既至彼已,身體疲極空無所獲,又不得食飢渴欲死,尋復迴來來見其父。父見子來深責之言:「汝大愚癡無有智慧,何不待我?空自往來,徒受其苦,為一切世人之所嗤笑。」凡夫之人亦復如是,設得出家即剃鬚髮服三法衣,不求明師諮受道法,失諸禪定道品功德,沙門妙果一切都失,如彼愚人虛作往返徒自疲勞,形似沙門實無所得。 âm.  Tích hữu nhất nhân, dạ ngứ nhi n

77. Vắt Sữa Lừa (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 77 Xưa ở một nước ngoài rìa người ta không biết con lừa, nghe nói sữa lừa rất ngon, nhưng không ai biết thực hư. Một hôm có mấy người kiếm được một con lừa đực, muốn lấy sữa nên tranh nhau bắt lừa. Cả bọn người thì giữ đầu, người cầm tai, người chụp đuôi, người ôm chân, có người nắm cả bộ đùm, ai cũng tranh nhau được trước, có sữa uống. Trong bọn người nắm được dương cụ tưởng là vú thiệt, reo lên rồi bóp cho ra sữa. Lát sau cả bọn chán nản không vắt được chi, chỉ tốn công vô ích. Bị người đời cười nhạo.  Phàm phu ngoại đạo cũng vậy, nghe nói đạo pháp nhưng lại nhè chỗ không nên cầu đạo mà cầu, sinh vọng niệm, khởi tà kiến, lõa hình, nhịn đói, gieo mình từ vách núi, nhảy vô lửa, vì đủ thứ tà kiến mà đọa vào ác đạo. Hệt những người ngu kia kiếm sữa không đúng chỗ. Nguyên văn 搆驢乳喻   昔邊國人不識於驢,聞他說言驢乳甚美,都無識者。爾時諸人得一父驢,欲搆其乳,諍共捉之,其中有捉頭者、有捉耳者、有捉尾者、有捉脚者,復有捉器者,各欲先得於前飲之。中捉驢根謂呼是乳,即便搆之望得其乳。眾人疲厭都無所得,徒自勞苦空無所獲,為一切世人之所嗤笑。外道凡夫亦復如是,聞說於道不應求處,妄生想念,起種種邪見,裸形自餓投巖赴火,以是邪見墮於惡道,如彼愚人妄求於乳。 百喻經 ht

76. Điền Phu Tương Tư Công Chúa

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 76 Xưa có một điền phu lên kinh thành chơi, thấy con gái quốc vương nhan sắc kiều diễm, người trần ít ai sánh kịp bèn ngày đêm nhung nhớ, tình riêng không dứt. Muốn gần gũi công chúa nhưng không cách nào gần được. Hình dong mỗi thêm tiều tụy, chẳng mấy chốc sinh trọng bệnh. Người thân ai gặp cũng hỏi cớ chi ra nông nỗi, anh chàng đáp, ‘Hôm trước thấy công chúa, dung mạo đẹp quá, thèm gần gũi nàng mà không làm chi cho được, thành ra bệnh. Nếu không toại lòng chắc tôi chết mất.’ Người thân bảo chàng, ‘Để tôi tìm cách cho anh toại nguyện, đừng buồn.’ Hôm sau họ gặp lại anh chàng,  báo tin, ‘Chúng tôi đã tìm được cách cho anh, chỉ có công chúa là không muốn gặp.’ Điền phu nghe vậy vui hẳn lên, cười reo toại nguyện. Thế gian ngu nhân cũng như thế, không cần biết thời tiết xuân hạ thu đông, nhè mùa đông mà gieo giống vào đất hi vọng thu hoạch kết quả, uổng công vô ích, không vô sở hoạch, mầm thân cành lá thảy đều mất sạch. Thế gian ngu nhân tu tập ít phúc đã cho là viên

73. Nói Láo Ngựa Chết (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 73 Xưa có một người cưỡi một con ngựa đen vào trận đánh giặc, vì sợ không dám chiến đấu, lấy máu bôi đầy mặt, giả chết nằm giữa bãi xác người. Con ngựa hắn cưỡi bị người khác lấy đi. Quân lính đi hết rồi, hắn muốn về nhà, bèn cắt lấy đuôi một con ngựa trắng của người khác. Về đến nhà có người hỏi, ‘Con ngựa anh cưỡi nay ở đâu, vì sao không cưỡi?’ Hắn đáp, ‘Ngựa tôi đã chết, có đem đuôi về đây.’ Người xung quanh nói, ‘Ngựa của anh trước màu đen, cái đuôi vì sao trắng?’ Hắn mặc nhiên vô đối, bị người cười.  Người thế gian cũng vậy, tự cho mình tích thiện làm lành, tu hạnh từ tâm không ăn rượu thịt, nhưng lại sát hại chúng sinh, ra tay tàn độc, vọng xưng là hành thiện chứ kì thực vô ác bất tác, như kẻ ngu kia nói láo ngựa chết. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

72. Miệng Ngậm Gạo Phải Lấy Dao Cạy (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 72 Xưa có một người sang bên nhà vợ chơi, gặp lúc nhà đang giã gạo nên tới đó ăn trộm một vốc gạo bỏ vô miệng. Người vợ tới thấy chồng muốn cùng chồng nói chuyện. Miệng đầy gạo nên không ứng đáp được, ngượng với vợ không chịu nhả ra, cũng không nói chi. Vợ thấy không nói năng lấy làm quái, đưa tay lên sờ thử rồi cho miệng chồng bị thũng. Nàng thưa cha, ‘Chồng con mới tới đột nhiên bị phù miệng, không nói được.’ Cha nàng gọi lương y tới chữa. Thầy ấy nói, ‘Bệnh này trầm trọng, dùng dao cạy miệng mới chữa được.’ Nói rồi lấy dao cạy miệng, gạo trong mồm rớt ra, chuyện bại lộ.  Người thế gian cũng thường như vậy. Gây nhiều ác hạnh, phạm vào tịnh giới rồi che đậy tội lỗi không chịu phát lộ, cuối cùng đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Giống như người ngu kia vì điều xấu hổ nhỏ không chịu nhả gạo ra, đợi lấy dao cạy miệng mới lộ cái sai của mình ra. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

70. Ăn Thử Mới Mua (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 70 Xưa có một trưởng giả sai người cầm tiền qua vườn nhà khác mua quả am-bà-la vì muốn ăn quả đó. Biểu người nhà rằng, ‘Quả nào ngon mua.’ Liền cầm tiền đi mua quả. Quả chủ nói, ‘Cây này của tôi quả nào cũng ngon, không có quả dở, mầy thử một quả đủ biết.’ Người mua đáp, ‘Chừ tôi thử từng quả một mới lấy, thử một quả làm sao biết hết?’ Liền hái từng quả thử, xong đêm về nhà. Trưởng giả thấy bẩn thỉu không ăn, thành ra phải vứt hết.  Người thế gian cũng thường như thế, nghe trì giới bố thí đắc đại phúc lạc, thân thường an ổn không có phiền não thì không chịu tin, lại nghĩ rằng ‘Bố thí đắc phúc, tôi phải đắc trước sau mới tin.’ Tận mắt nhìn thấy hiện thế quý tiện bần cùng đều là quả báo do nghiệp tiền kiếp đưa lại, không biết suy từ đó ra để cầu nhân quả, một mực ôm lòng bất tín, đòi phải tự thân từng trải, ai dè chẳng mấy lâu mà mệnh chung, tài vật táng thất. Giống kẻ kia ăn thử quả, cuối cùng vứt hết. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

69. Xưa Bày Nay Làm (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 69 Xưa có một người từ miền bắc Thiên Trúc tới miền nam Thiên Trúc, ở lâu năm thì cưới một người con gái miền nam kết làm vợ chồng. Vợ thường làm cơm cho chồng, vừa dọn ra thì chồng lùa không kể nóng với phỏng. Vợ lấy làm quái, hỏi chồng, ‘Trong nhà này không có giặc cướp đoạt người, có chi gấp gáp mà anh không ăn cho từ tốn được hở?’ Chồng đáp vợ, ‘Mật sự không nói được.’ Vợ nghe vậy cho là chồng có thuật lạ, ân cần năn nỉ, hồi lâu chồng mới đáp, ‘Tổ tiên nhà anh xưa nay có phép hễ ăn là ăn thiệt nhanh, anh bắt chước họ, lâu thành cố tật.’  Phàm phu thế gian cũng như thế, không minh đạt chánh đạo, không thông hiểu thiện ác, gây nhiều tà hạnh mà không cho là xấu hổ, lại viện rằng xưa bày nay làm, cứ thế làm tới chết vẫn không chịu buông. Cũng như kẻ ngu kia lây tật ăn nhanh mà cho đó là phép hay. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

68. Cầu Thần Chú Để Báo Oán (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 68 Xưa có người kia cùng với một kẻ khác oán hận nhau, buồn rầu, quạu quọ không khi nào vui. Có người hỏi, ‘Ông nay cớ chi quạu quọ như vậy?’ Đáp rằng, ‘Có thằng kia nhục mạ tôi mà tôi không có sức trả thù, không biết cách chi mà báo thù hắn cho nên rầu đời.’ Có người bày, ‘Có ma chú của quỷ đói có thể hại thằng kia, nhưng có cái dở là trước khi hại được hắn thì mình chịu hại trước.’ Người kia nghe vậy rất mừng, ‘Xin bày cho tôi ma chú đó, dù có hại thân mình chỉ cần thằng kia điên đảo là được.’  Người thế gian cũng như thế, vì oán hận mà cầu thần chú của ma quỷ dùng não hại người, rốt cục chưa hại được người mình đã bị oán hận não hại, đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Như người ngu kia không chút sai biệt. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

66. Khẩu Tụng Thừa Thuyền Pháp Nhi Bất Giải Dụng (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 66 Xưa có con của một đại trưởng giả cùng nhiều thương nhân khác đi biển tìm trân bảo. Người con nhà đại trưởng giả ấy thuộc nhiều phương pháp đi biển và điều khiển thuyền, đi biển gặp chỗ nước xoáy, nước xiết thì lái như vầy, giữ cân bằng như vầy, đứng yên một chỗ như vầy. Hắn nói với chúng nhân, ‘Phương pháp đi biển tôi biết hết.’ Chúng nhân nghe vậy rất tin lời, đến khi ra ngoài biển chưa được bao lâu thì thuyền sư ngọa bệnh đột tử. Con nhà trưởng giả mới lên thế chỗ, tới chỗ nước xoáy hắn nói to với mọi người, ‘Phải lái như vậy, điều chỉnh như vậy.’ Thuyền kẹt vào lõm xoáy nước không đi tới chỗ có trân bảo được, hết cả thương nhân trên thuyền đều đuối nước mà chết. Phàm phu cũng như thế, ít tập thiền pháp và an ban sổ tức và các pháp quán bất tịnh. Tuy tụng đọc kinh văn cũng không hiểu được nghĩa lí, rất nhiều phương pháp mình không biết mà tự xưng là thông hiểu tường tận, bày bậy thiền pháp cho người khiến người ta thất tâm mê loạn, đảo ngược pháp tướng, qua n

65. Năm Trăm Viên Thuốc Hoan Hỉ (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 65 việt dịch Xưa có người đàn bà hoang dâm vô độ, dục tình bốc cháy đâm ra ghét chồng, chỉ mỗi tìm cách hại cho chết. Mưu kế đủ đường mà chưa có cơ hội ra tay, thì gặp lúc người chồng được cử đi sứ lân quốc, vợ lén bày cách làm viên độc dược định dùng hại chồng. Nó nói láo chồng, ‘Anh nay đi xa sợ phải thiếu thốn, ở đây em có làm năm trăm viên hoan hỉ này làm tư lương cho anh mang theo. Anh xa quê sang nước người, lỡ cơ khốn lấy mà ăn.’  Chồng nghe lời nó, nhưng sang nước người rồi vẫn chưa ăn. Đêm tối dừng chân trong rừng, sợ có ác thú nên leo lên cây tránh, mấy viên hoan hỉ rớt xuống đất. Đêm ấy có năm trăm tên cướp trộm năm trăm con ngựa cùng nhiều bảo vật khác của nhà vua nước ấy tới nghỉ chân dưới cây. Chúng ruổi đường xa nên đói khát, thấy dưới cây có nhiều viên hoan hỉ liền nhặt lấy mỗi đứa một viên, dược viên độc tính mạnh nên năm trăm tên cướp quay ra chết tại chỗ. Sáng hôm sau người kia trên cây thấy quần tặc chết ở dưới, giả lấy đao tiễn đâm chém tử thi.

63. Ca Kĩ Phục Sức Quỷ La Sát (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 63 Xưa nước Kiền-đà-vệ có một toán ca kĩ, gặp thời đói kém phải sang nước khác cầu thực. Đường đi qua núi Bà-la-tân, trên núi có nhiều ác quỷ la-sát ăn thịt người. Họ tá túc trong núi, gió lạnh nên đốt lửa sưởi ấm. Trong đoàn có một người nhiễm lạnh, lấy trang phục của con nộm hình quỷ la-sát mặc vào rồi tới ngồi bên đống lửa. Lúc ấy có người trong đoàn đang ngủ đột nhiên tỉnh dậy thấy bên đống lửa có một con quỷ la-sát, không hề nhìn kĩ mà bỏ chạy, làm kinh động bạn đồng hành khiến họ cũng chạy thục mạng. Lúc ấy người khoác y phục la-sát cũng cắm đầu chạy theo, những người cùng đoàn nhìn lui thấy tưởng là quỷ rượt theo gia hại, càng kinh khiếp hơn. Đoàn người chạy băng sông qua núi, lao xuống hào, lội qua hác, thân thể thương phá sức mòn lực kiệt, tới khi trời sáng ra mới biết không phải là quỷ.  Phàm phu cũng thường như thế. Ở trong phiền não đói khát thiện pháp nên muốn đi xa cầu thường lạc ngã tịnh là vô thượng pháp thực. Vậy mà ở trong ngũ ấm tìm đủ cách bồi đ

62. Bệnh Nhân Ăn Thịt Chim Trĩ (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 62 一切諸法念念生滅,何有一識常恒不變? Nhất thiết chư pháp niệm niệm sinh diệt, hà hữu nhất thức thường hằng bất biến? Xưa có một người bệnh trầm trọng, lương y xem bệnh nói thường phải ăn thịt loài chim trĩ thuần thì bệnh mới thuyên giảm. Người bệnh ấy mua ngoài chợ được một con trĩ, ăn hết rồi không ăn thêm nữa. Thầy thuốc lần sau tới xem bệnh hỏi, ‘Bệnh ông đã bớt chưa?’ Người bệnh đáp, ‘Lần trước thầy dạy tôi phải hay ăn thịt trĩ, từ đó tới nay ăn hết một con rồi không dám ăn thêm.’ Thầy thuốc trách, ‘Nếu ăn hết một con rồi sao không ăn thêm? Ông này sao chỉ ăn một con thôi mà đòi bệnh thuyên giảm?’ Thảy ngoại đạo đều như thế. Nghe Phật và Bồ-tát là những bậc vô thượng lương y nói phải liễu giải tâm thức, nhưng hàng ngoại đạo chấp trước thường kiến, cho quá khứ, hiện tại, vị lai đều chỉ là một thức tương tục bất đoạn, không biến thiên sinh diệt. Giống như kẻ kia ăn chim trĩ một con rồi thôi, vì thế mà không chữa được cái bệnh ngu hoặc, phiền não. Chư Phật đầy đủ đại trí dạy hàn

61. Đệ Tử Phạm Thiên Tạo Vật (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 61 Bà-la-môn đồ chúng đều nói, ‘Đại phạm-thiên vương là cha thế gian, năng tạo vạn vật, là chủ tể tạo vạn vật.’ Có người đệ tử nói, ‘Tôi cũng năng tạo vạn vật.’ Thật là ngu si tự nhận hữu trí. Người ấy nói phạm-thiên rằng, ‘Tôi muốn tạo vạn vật.’ Phạm-thiên vương đáp, ‘Chớ nuôi ý tưởng đó, ngươi không tạo được.’ Không theo lời phạm-thiên nên ra tay tạo vật. Phạm-thiên thấy vật do đệ tử mình tạo, nói với nó rằng, ‘Ngươi làm đầu to quá mà làm cổ nhỏ quá, làm tay thì to quá, vai thì nhỏ quá, bàn chân thì nhỏ quá mà gót chân thì to quá, giống hệt quỷ đói.’  Theo đó mà biết, chúng sinh theo nghiệp lực của mình mà tự tạo ra cảnh giới hiện sinh của mình chớ không phải phạm-thiên tạo. Chư Phật thuyết pháp không có nhị biên, cũng không tạo đoạn kiến, không tạo thường kiến, mà chỉ y cứ bát chánh đạo thuyết pháp. Các phường ngoại đạo chỉ thấy vạn sự có đoạn có thường mà thôi, từ đó sinh chấp trước nhị biên, lừa gạt thế gian, tạo ra vô vàn pháp và hình tượng, sở thuyết của họ

59. Xem Làm Gốm (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 59 Thí như hai người tới lò thầy gốm, xem thầy ấy quay bánh xe chế tác bình lọ, xem mãi không chán. Một trong hai người bỏ đi dự một lễ hội lớn, được nhiều đồ ăn ngon cùng trân bảo. Người ở lại xem làm gốm nói rằng: “Đợi tôi xem xong đã.” Lần lữa như thế cho tới hết ngày, xem làm gốm mãi, lỡ mất đồ ăn và áo quần.  Ngu nhân cũng như thế, chạy theo gia nghiệp, không hiểu vô thường. Hôm nay lo việc này, ngay mai tạo việc khác, Chư Phật như đại long, sấm vang khắp thế gian Pháp vũ vô chướng ngại, theo tục sự không nghe Không biết chết lúc nào, lỡ mất nhiều Phật hội Bất đắc pháp trân bảo, kẹt mãi trong ác đạo Quay lưng với chánh pháp, như người xem làm gốm Xem mãi không biết chán, cho nên mất pháp lợi, Vĩnh vô giải thoát thời. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

58. Hai Người Con Chia Tài Sản

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 58 Xưa nước Ma-la có người dòng sát-đế-lợi bị trọng bệnh, biết sẽ chết, gọi hai người con trai lại trối: “Cha chết rồi của cải chia nhau cho đàng hoàng.” Hai người con trai theo lời cha dạy, cha chết rồi lấy của cải chia làm hai, người anh trách người em chia không đều. Lúc ấy có ông già ngu nói: “Để tau bày cho cách chia tài sản công bằng. Có chi đem chia ra hai hết. Chia như thế nào? Áo quần cắt đôi ra, mâm chén đập ra hai, lu vại đập ra hai, tiền cũng chẻ ra làm hai. Tất cả tài vật đem phá ra hai hết.” Chia của như thế người ta cười cho.  Giống như ngoại đạo lệch về phân biệt luận. Luận môn có bốn loại: (i) quyết định đáp luận môn, như ai cũng chết, gọi là quyết định đáp luận môn. Chết tất có [luân hồi tái] sinh, gọi là ứng phân biệt mà luận đáp, hết ái dục sẽ không còn sinh, hiển nhiên có ái dục tất có sinh, gọi là (ii) phân biệt đáp luận môn. Có người cật vấn có phải người là tối thắng không? Đáp lại rằng: “Ông hỏi tam ác đạo? Hay hỏi về chư thiên? Nếu hỏi về

56. Đòi Cái Vô Vật (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 55 Xưa có hai người đang đi trên đường thì thấy có người đẩy một xe mè, tại chỗ đường hiểm không tiến lên được. Lúc ấy người đẩy xe nói hai người đi đường, ‘Giúp tôi đẩy xe ra khỏi hiểm lộ.’ Hai người hỏi, ‘Có vật chi cho bọn tôi không?’ Người đẩy xe đáp, ‘Vô vật cho các ông.’ Hai người kia giúp đẩy xe tới chỗ bằng phẳng rồi nói với người đẩy xe, ‘Có vật chi cho bọn tôi đi.’ Đáp, ‘Vô vật.’ Lại đòi, ‘Cho bọn tôi cái vô vật đó.’  Một trong hai người kia hàm tiếu, nói, ‘Hắn không chịu cho, cớ chi phải buồn?’ Người kia đáp, ‘Vô vật cho bọn mình, tất hắn phải có cái vô vật.’ Người này nói lại, ‘Cái gọi là vô vật đó, tức là hai chữ hợp lại mà thành, chỉ là giả danh mà thôi.’ Phàm phu thế tục cho rằng vô vật là không có cái chi hết, còn cái vô vật mà người thứ hai ở trên nói chính là vô tướng vô nguyện vô tác. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

54. Đầu Với Đuôi (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 54 Thí như có con rắn, đuôi nói với đầu, ‘Đáng lẽ tau đi đầu.’ Đầu nói đuôi, ‘Lâu nay tau toàn đi đầu, bây giờ sao phải đi sau mầy?’ Đầu cố đi đầu, đuôi quấn lấy một gốc cây không cho đi. Đành phải để đuôi đi đầu, lập tức rớt xuống hố lửa chết cháy.  Thầy và trò cũng thường như thế, theo phép thường sư phụ trưởng bối thường ở trước, bọn trẻ chúng ta nên theo dẫn đạo của sư phụ. Nhưng hàng hậu bối không chịu theo phép tắc, phạm hủy nhiều giới luật, vì đó mà kéo cả thầy lẫn trò rớt xuống địa ngục. nguyên văn 譬如有蛇,尾語頭言:「我應在前。」頭語尾言: 「我恒在前,何以卒爾?」頭果在前,其尾纏樹不 能得去,放尾在前,即墮火坑燒爛而死。 師徒弟子亦復如是,言師耆老每恒在前,我 諸年少應為導首。如是年少 不閑戒律 多 有所犯,因即相牽入於地獄。 phiên âm Thí như hữu xà, vĩ ngứ đầu ngôn, ‘Ngã ứng tại tiền.’ Đầu ngữ vĩ ngôn, ‘Ngã hằng tại tiền, hà dĩ tốt nhĩ?’ Đầu quả tại tiền, kì vĩ triền thụ bất năng đắc khứ, phóng vĩ tại tiền, tức đọa hỏa khanh thiêu lạn nhi tử. Sư đồ đệ tử diệc phục như thị, ngôn sư kì lão mẫu hằng tại tiền, ngã chư niên thiếu ứng vi đạo thủ. Như thị niên thiếu bất nhà

53. Thầy Đau Chân Nhờ Hai Đệ Tử Xoa Chân (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 53 Như thầy kia có hai đệ tử, thầy đau chân, sai đệ tử mỗi người lãnh một chân tùy thời xoa bóp. Hai người đệ tử vốn ghét nhau, khi người này đi vắng thì người kia nhè cái chân người đi vắng lãnh xoa bóp dùng đá đập bể. Người này trở về, phẫn nộ việc người kia làm như thế, lại lấy chân thuộc phận sự của người kia dùng đá đập lại. Phật pháp học đồ cũng thường như thế, phương đẳng học giả bài xích tiểu thừa mà tiểu thừa học giả cũng không dung phương đẳng, khiến cho pháp điển của thánh giáo cả hai đường đều tiêu thất. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

52. Không Nhạc (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 52 Như người nghệ sĩ tấu nhạc cho vua [tiêu khiển], vua hứa thưởng nhiều tiền. Xong theo vua đòi tiền, vua không đưa. Vua nói: ‘Ngươi lúc nãy tấu nhạc [thì tai ta nghe có nhạc], bây giờ không còn nghe nữa. Ta mà cho tiền ngươi thì cũng như tấu nhạc vào tai ngươi thôi.’ Quả báo trên thế gian cũng giống như thế. Ở trong nhân thế hay ở trên trời tuy hưởng được chút vui sướng nhưng rốt chỉ là hư huyễn. Theo lẽ vô thường mọi thứ đều hoại diệt không có chi trường cửu, cũng giống như tiếng nhạc tiêu tán đi vậy. 人中天上雖受少樂亦無有實,無 常敗滅不得久住. Nhân trung thiên thượng tuy thụ thiểu lạc diệc vô hữu thật, vô thường bại diệt bất đắc cửu trụ. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

51. Năm Người Mua Chung Một Tì Nữ (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 51 Như có năm người mua chung một tì nữ, một người trong bọn sai cô: ‘Giúp tôi giặt áo.’ Kế đó một người nữa cũng nhờ cô giặt áo, tì nữ nói, ‘Để giặt áo người trước xong đã.’ Người sau nổi giận mắng, ‘Tôi với hắn cùng mua cô, vì sao riêng hắn được?’ Liền đánh mười roi. Luân phiên như vậy năm người cứ mỗi người đánh mười roi. Ngũ ấm* cũng thế. Vô số phiền não theo nhân duyên hợp thành thân này, rồi trong vòng sinh lão bệnh tử bất tận ngũ ấm trong thân cứ thế lấy vô lượng khổ não bức bách chúng sinh. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

50. Chữa Gù Lưng (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 50 Ví như người kia tự dưng bị oằn lưng nên mời thầy thuốc tới chữa. Thầy thuốc lấy váng sữa xoa thân, trên dưới buộc ván kẹp lại, dùng sức ép mạnh, ai dè lòi cả hai con mắt ra ngoài.  Thế gian ngu nhân cũng thường như thế, vì muốn [tích của] tu phước nên làm ăn buôn bán bằng nhiều thủ đoạn gian dối. Sự nghiệp tuy thành nhưng lợi bất bổ hại, đời sau đọa địa ngục, như kẻ kia lòi hai con mắt vậy. (đăng lần đầu trên facebook ) 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

49. HAI ĐỨA NHỎ CÃI NHAU SỢI LÔNG (Bách Dụ Kinh)

HAI ĐỨA NHỎ CÃI NHAU SỢI LÔNG Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 49 Như ngày xưa có hai đứa nhỏ xuống sông chơi, lượm dưới đáy sông một sợi lông. Một đứa nói, ‘Râu tiên đó.’ Một đứa nói: ‘Lông gấu.’ Lúc ấy bên sông có một tiên nhân, hai đứa cãi nhau không dứt mới tìm tới chỗ vị tiên kia để quyết đoán sở nghi. Tiên nhân chỉ bốc một vốc gạo với mè ngậm vô miệng, rồi nhả ra lòng bàn tay nói hai đứa nhỏ: ‘Thứ trong lòng bàn tay ta giống cứt chim.’ Rõ ràng vị tiên ấy không đáp cái hai đứa nhỏ hỏi, ai cũng biết thế. Ngu nhân thế gian cũng như thế, lúc luận thuyết thường cử nhiều hư thuyết để hí luận chứ không đáp thẳng vấn đề. Giống như tiên nhân kia không đáp cái người ta hỏi mình, bị mọi người cười khinh. Hí luận phù phiếm cũng như thế.  百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

48. Dã Can Bị Cành Cây Rơi Trúng (Bách Dụ Kinh)

Dã Can Bị Cành Cây Rơi Trúng Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 48 Như con dã can kia ở dưới cây, gió thổi gãy cành rơi trúng lưng bèn nhắm mắt, không muốn nhìn thấy cây. Bỏ đi tới bãi vắng, đến chiều tối không chịu về. Nhìn từ xa thấy gió thổi lay cành lá, cho là cây gọi mình nên tìm về lại dưới cây.  Đệ tử ngu si cũng giống như thế, đã xuất gia ở gần sư trưởng, bị khiển trách tí xíu đã vội bỏ đi, về sau gặp ác tri thức não loạn cho không dứt mới quay về bổn sư. Đi đi về về như thế thật là ngu hoặc.  百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

47. Người Nghèo Giả Tiếng Uyên Ương (Bách Dụ Kinh)

Người Nghèo Giả Tiếng Uyên Ương Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 47 Xưa nước kia có tập tục vào ngày tiết khánh thì tất cả đàn bà đeo hoa ưu-bát-la làm trang sức. Có người kia nghèo, vợ hắn nói: ‘Ông nếu kiếm được hoa ưu-bát-la cho tôi đeo thì làm vợ tiếp, nếu không tôi bỏ ông mà đi.’ Người chồng vốn có tài bắt chước tiếng của chim uyên ương, bèn lẻn vào hồ nước của vua, giả kêu như uyên ương để hái trộm hoa ưu-bát-la. Lúc ấy lính canh hồ hỏi: ‘Ai ở trong hồ đấy?’ Người nghèo kia buột miệng đáp: ‘Tôi là chim uyên ương.’ Lính canh hồ bèn bắt anh ta lại, giải tới chỗ vua. Trên đường đi người kia cất tiếng hót như uyên ương. Lính canh hồ nói: Lúc đầu không kêu, bây giờ kêu thì ích gì? Người ngu trên đời cũng như thế, suốt đời toàn sát sinh hại người, tạo đủ thứ ác nghiệp, không nhiếp tâm hướng thiện, đợi đến lúc lâm tử mới nói: ‘Bây giờ mình bắt đầu tu thiện.’ Ngục tốt bắt đi giao cho Diêm La Vương, muốn tu thiện nghiệp cũng không còn kịp. Giống như người ngu kia, sắp tới chỗ vua mới giả tiếng uyên ư

46. Ăn Trộm Trâu (Bách Dụ Kinh)

Ăn Trộm Trâu Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 46 Như có thôn kia cùng nhau bắt trộm trâu rồi chia nhau ăn. Chủ trâu theo vết tìm tới thôn, kêu người trong thôn ra chất vấn. Thất chủ hỏi:  - Mấy người ở thôn này đúng không? Kẻ trộm trâu đáp:  - Chúng tôi thật không có thôn. - Trong thôn mấy người có ao, cùng nhau ăn thịt trâu bên bờ ao đúng không? - Không có ao. - Cạnh ao có cây đúng không? - Không có cây. - Lúc ăn trộm trâu có phải ở phía đông thôn không? - Không có phía đông. - Lúc mấy người ăn trộm trâu có phải đúng ngọ không? - Không có ngọ. Thất chủ nói: ‘Cho dù là không có thôn, không có cây, chứ làm sao trên đời lại không có hướng đông, không có thời gian! Đủ biết mấy người nói láo, không thể tin mấy người được. Có phải mấy người bắt trộm trâu rồi chia nhau ăn không?’ - Đúng thật là có ăn thịt trâu. Kẻ phá giới cũng giống như thế. Che đậy tội lỗi nhất định không để tiết lậu, chết đọa địa ngục, chư thiên và thiện thần dùng thiên nhãn soi không che đậy được, giống như kẻ ăn trộm trâu cuối cùng

45. Đầy Tớ Giữ Nhà (Bách Dụ Kinh)

Đầy Tớ Giữ Nhà Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 45 Ví như có người kia sắp đi xa, dặn đứa đầy tớ rằng ‘Mầy canh cửa cho đàng hoàng, nhớ trông chừng con lừa với mớ dây thừng.’ Chủ đi rồi, trong xóm có nhà tấu nhạc, tên đầy tớ muốn đi nghe nhưng không an tâm, bèn lấy dây thừng quấn vô cửa rồi đặt lên lưng con lừa, dắt tới chỗ đông vui nghe người ta tấu nhạc. Tên đầy tớ đi rồi, tài vật trong nhà kẻ gian vô khuân sạch. Chủ về, hỏi, ‘Đồ đạc đâu hết?’ Đầy tớ đáp, ‘Khi đi ôn biểu con canh cửa, con lừa với mớ dây, ngoài mấy thứ đó ra con không để ý chi khác.’ Chủ mắng, ‘Nuôi mầy giữ nhà chẳng qua là vì của cải, bây giờ của cải mất hết rồi thì giữ mày lại làm gì?’ Ngu nhân trong vòng sinh tử nô dịch cho Ái Dục cũng như thế. Như Lai dạy thường phải canh giữ cửa Lục Căn, chớ để cho dính lục trần*, chăn con lừa Vô Minh và trông chừng sợi dây Ái Dục. Thế mà nhiều tì-khưu không nghe lời Phật, tham cầu lợi dưỡng, trá hiện thanh bạch và bày đặt ở nơi thanh tĩnh, kì thật tâm ý rong ruổi đắm đuối theo ngũ dục, bị s

43. Mài Đá Làm Đồ Chơi (Bách Dụ Kinh)

Mài Đá Làm Đồ Chơi Giống như người kia mài một phiến đá lớn, lao khổ tốn nhiều công sức, mất nhiều thì giờ chỉ để làm con trâu đồ chơi. Dụng công lớn mà kì vọng nhỏ. Người đời cũng như thế, mài phiến đá lớn ví cho công phu học vấn lao khổ, làm con trâu nhỏ ví cho danh vọng và tranh luận đúng sai. Đã theo học nghiệp, cứu tâm ở chỗ huyền vi, thủ đắc kiến thức uyên bác thì nên bước đi xa cầu cứu cánh viên mãn, chứ một mực cầu danh thì dễ sinh kiêu mạn và tự đại, rước thêm tai họa. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

41. Nhị Quỷ Tranh Bửu Bối (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 41 Xưa có hai con quỷ đói chung nhau một cái rương nhỏ, một cây gậy và một chiếc guốc. Chúng nảy ra tranh chấp, con nào cũng muốn được ý mình, cãi cọ kịch liệt hết ngày mà không phân xử được. Lúc ấy có người đi tới thấy vậy hỏi, ‘Cái rương, cây gậy và chiếc guốc có chi kì dị mà chúng mày tranh chấp ghê vậy?’ Quỷ đáp, ‘Cái rương này của bọn tao có thể xuất ra đủ thứ, áo quần, ăn uống, giường đệm, ngọa cụ; hết thảy những thứ vật dụng hàng ngày đều từ nó mà ra. Cầm cây gậy này thì oán địch sẽ quy phục, không dám tranh với mình nữa. Mang chiếc guốc này thì có thể khiến người ta bay đi không quái ngại.’ Người ấy nghe thế liền bảo hai con quỷ, ‘Hai đứa bây tránh ra một chút, để tao chia đều cho.’ Bọn quỷ nghe nói vậy liền tránh ra xa. Người ấy ngay tức khắc ôm rương, chụp lấy gậy và xỏ guốc bay mất, hai con quỷ ngơ ngác, tranh nhau cuối cùng không được chi. Người kia nói với quỷ ‘Những thứ bọn bây tranh nhau ta lấy đi hết rồi, bây giờ không có chi phải tranh đoạt nhau nữ

40. Trọc Đầu (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 3 Ngày xưa có người kia trọc đầu, đông chịu lạnh hè chịu nóng, chưa kể muỗi mòng cắn chích, ngày đêm khốn khổ khó chịu. Có một thầy thuốc y đạo cao. Lúc ấy người trọc kia bèn tìm tới y sư và nói, ‘Chỉ mong thầy trị bệnh trọc cho tôi.’ Nhưng thầy thuốc cũng trọc đầu, cởi mũ ra cho anh ta thấy và nói, ‘Tôi cũng bị bệnh đó, khổ không chịu được. Nếu mà tôi trị được thì đã trị cho mình trước để trừ cái khổ này.’ Người trên đời cũng vậy, bị sinh lão bệnh tử bức não, muốn tìm tới chỗ trường sinh bất tử, nghe nói có hạng sa-môn, bà-la-môn là lương y thế gian, giỏi trị liệu nhiều khổ hoạn nên tìm đến nói, ‘Xin giúp tôi trừ khử mối hoạn sinh tử vô thường này, để tôi vĩnh viễn được an lạc mãi không biến đổi.’ Lúc ấy những người bà-la-môn đáp rằng, ‘Tôi cũng khổ vì vô thường, sinh lão bệnh tử. Đi khắp nơi tìm kiếm xứ an lạc trường tồn, nhưng không hề thấy. Nay nếu cho tôi kiếm được thì tôi đã giữ cho mình trước sau mới bày cho ông.’ Người trên đời cũng khổ như người trọc đầu k

39. Thấy Người Ta Trát Tường (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 38 Xưa có một người tới nhà khác chơi, thấy nhà họ vách tường làm thẳng thớm, bằng phẳng nhìn rất đẹp, nên hỏi, ‘Dùng cái chi trát vách mà đẹp như vậy?’ Chủ nhân đáp, ‘Dùng bột gạo nếp hòa với nước cho nhuyễn, trộn với bùn rồi trát tường nên được như vậy.’ Ngu nhân bèn nghĩ, ‘Nếu phải xay gạo nếp chi bằng để nguyên hạt trộn với nhau, dùng trát tường vừa trắng vừa phẳng.’ Bèn lấy gạo nếp trộn với bùn dùng trát tường, kì vọng sẽ bằng phẳng, ai ngờ tường lóc ra loang lổ. Phung phí gạo nếp mà không được lợi ích chi, chẳng bằng đem bố thí lấy phước đức còn hơn.  Phàm phu cũng như thế, nghe thánh nhân nói tu các phép thiện nghiệp đến khi xả thân sẽ sinh lên cõi trời và đắc giải thoát trên đó nên tự sát thân, kì vọng sinh lên trời và giải thoát, rốt cục là táng thất sinh mệnh quý báu, không vô sở hoạch, hệt như kẻ ngu kia. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

38. Uống Nước Trong Ống Cây Chảy Ra

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 38 Xưa có người đi đường vừa khát vừa mệt, thấy trong ống cây có nước sạch chảy ra bèn tới uống. Uống đủ rồi đưa tay chỉ ống cây nói ‘Tôi uống xong rồi, nước đừng chảy nữa.’ Hắn nói vậy nhưng nước vẫn chảy nên nổi cáu la ‘Tau đã uống rồi, nói mày không cần tới nữa mà vì sao cứ tới?’ Có người thấy vậy nói: ‘Ông đại ngu si không chút trí tuệ. Sao không bỏ đi, đứng đó bảo nước đừng chảy!’ Nói xong bèn kéo người kia dắt đi chỗ khác. Người thế gian cũng như thế, tham đắm sinh tử, uống nước mặn ngũ dục (*). Khi đã chán chê ngũ dục như người kia uống no nước rồi bèn nói ‘Sắc thanh hương vị bọn bây đừng có tới cho ta thấy thêm nữa.’ Tuy vậy ngũ dục vẫn tiếp nối không dứt, phàm phu thấy vậy đại nộ mắng: ‘Nói bọn ngươi mau diệt đi, đừng có sinh nữa, vì sao cứ tới khiến ta thấy mặt?’ Lúc ấy có kẻ trí bày cho: ‘Ông muốn lìa ngũ dục thì hãy thu nhiếp sáu thứ tình thức do lục căn sinh ra, quan bế những mối tư lương trong tâm, vọng tưởng bất sinh mới có thể đắc giải thoát. Hà tất

37. Giết Cả Bầy Trâu (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 37 Xưa người kia có hai trăm năm mươi con trâu, thường theo mùa tìm suối nước, đồng cỏ dắt đi cho ăn. Ngày kia cọp ăn mất một con, chủ trâu bèn nghĩ rằng: ‘Đã mất một con không còn trọn vẹn nữa, bầy còn lại để mà làm gì?’ Nghĩ vậy rồi xua trâu tới chỗ núi cao vực sâu, đẩy xuống vực cho chết hết.  Phàm phu ngu nhân cũng như thế, thụ trì đầy đủ giới của Như Lai, lỡ phạm một giới, không thấy xấu hổ mà sám hối cho trong sạch, lại nghĩ như vậy: ‘Mình đã phá một giới, không còn trọn vẹn nữa, giữ giới để mà làm gì?’ Thế là bao nhiêu giới đều phá sạch, giống kẻ ngu kia giết hết trâu không còn một con. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

36. Phá Ngũ Thông Tiên Nhãn (Bách Dụ Kinh)

Móc Mắt Vị Tiên Đã Đắc Ngũ Thông (Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 36) Xưa có một người vô núi học đạo đắc ngũ thông thành tiên, thiên nhãn thấu suốt khắp nơi, nhìn vào đất thấy được hết trân bảo ẩn tàng bên dưới. Quốc vương nghe tiếng, trong lòng rất mừng nói với quần thần, ‘Làm sao khiến người kia ở lại nước trẫm luôn chớ không đi nước khác? Để kho tàng của trẫm có thêm nhiều trân bảo.’ Một tên ngu thần tức tốc tìm tới chỗ tiên nhân, móc lấy hai mắt đem về và tâu vua, ‘Thần đã móc mắt tiên nhân ấy, ông không đi đâu được sẽ ở lại nước ta luôn.’ Vua nói tên ngu thần ấy rằng, ‘Sở dĩ ta muốn tiên nhân ở lại là vì ông ấy nhìn thấu lòng đất, thấy tất cả bảo tàng trong đó, nay ngươi hủy mắt ông ta rồi thì còn dùng chi được nữa?’  Người thế gian cũng như thế, thấy có người tu hạnh đầu-đà ở sơn lâm hay khoáng dã, gò mả hay tán cây, tu tứ niệm xứ và bất tịnh quán, bèn cưỡng bắt về nhà mình, cung dưỡng phong hậu, khiến cho người ấy thiện pháp bị hủy hoại, đạo quả bất thành, đánh mất đạo nhãn. Đã mất lợi íc

35. Kính Trong Rương Châu Báu (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 35 Xưa có người nghèo rốt, mắc nợ người khác rất nhiều, không trả được nên trốn đi chỗ hoang vắng. Gặp một cái rương trong chứa đầy trân bảo, phía trên trân bảo có một cái gương sáng che. Người nghèo kia thấy vậy trong lòng rất mừng, mở ra thấy trong kính có người, kinh hoảng xoa tay nói rằng, ‘Tôi tưởng nơi không người rương vô chủ, không biết có ông ở trong rương này. Xin chớ giận.’  Kẻ phàm phu cũng thường như thế, bị vô lượng phiền não bức bách cùng khốn, lại bị chủ nợ là ma sinh tử trói buộc, muốn ra khỏi sinh tử nên đi vào Phật pháp, tu thiện pháp và phụng trì chư công đức, giống như gặp được rương báu. Nhưng bị cái kính thân kiến (身見鏡) làm cho điên đảo mê hoặc, vọng kiến có ngã, nên đóng kính ấy lại cho ngã là chân thật, vì vậy mà đọa lạc và mất hết các công đức, thiền định đạo phẩm, thiện hạnh vô lậu, đạo quả tam thừa tất cả đều mất. Họ cũng giống như kẻ ngu kia chạy trốn, gặp rương báu và thấy ảnh mình trong gương vậy. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

33. Đốn Cây Hái Quả (Bách Dụ Kinh)

Đốn Cây Hái Quả (Dụ 33, Bách Dụ Kinh) Xưa có quốc vương có một cây tươi tốt thân cao chót vót, cành lá sum xuê. Cây ra quả đẹp, hương vị thơm ngon. Lúc ấy có một người tới chỗ vua chơi, vua bảo hắn, ‘Cây này sắp ra quả ngon, khanh hái ăn được không?’ Liền đáp vua, ‘Cây này cao lớn, thần muốn ăn lắm nhưng làm cách nào được?’ Bèn hạ cây xuống mong hái được quả, hóa ra không được gì, chỉ tốn công mất sức, về sau muốn dựng lại cây nhưng cây đã chết khô không sống lại được. Người thế gian cũng như thế, Như Lai pháp vương có cây trì giới năng sinh thắng quả, lòng có chí nguyện an vui muốn hái quả ăn, đáng lẽ phải trì giới và tu chư công đức, nhưng không hiểu trì giới là phương tiện, ngược lại còn hủy phạm cấm giới. Như kẻ kia đốn cây rồi muốn dựng cây cho sống lại, thật không thể được. Kẻ phá giới cũng giống như thế. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

32. Ăn Trộm Vàng (Dụ 32 Bách Dụ Kinh)

Ăn Trộm Vàng (Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 32) Xưa có hai thương nhân cùng nhau buôn bán, một người bán vàng ròng, người kia bán lụa suất-la. Có người khách tới mua vàng và đốt lửa để thử. Vị thương nhân thứ hai thừa cơ trộm cục vàng đang nung trong lửa đó, lấy lụa suất-la gói lại. Lúc ấy vàng đang nóng nên đốt cháy hết lụa. Việc bại lộ, ông này mất cả hai thứ. Như phường ngoại đạo ăn trộm giáo pháp Phật rồi nhét vô trong học thuyết của mình, vọng xưng là của mình tự có chứ không phải Phật pháp. Vì nguyên nhân này mà ngoại điển bị thiêu hoại, mai một và thất truyền khỏi thế gian. Như kẻ kia ăn trộm vàng, việc bại lộ cả vàng và lụa đều mất, ăn trộm pháp cũng như vậy. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

31. Thuê Thầy Làm Gốm

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 31 Xưa có thầy Bà-la-môn muốn cử một đại pháp hội nên nói với một người đệ tử, ‘Tôi cần ít đồ gốm cho pháp hội dùng. Nhờ anh thuê cho một thầy gốm, ra ngoài chợ mà tìm.’ Người đệ tử ấy liền đi tới nhà thầy gốm. Cùng lúc ấy có một người dắt một con lừa trên lưng chở đầy gốm đưa ra chợ bán, con lừa ấy chỉ trong một thoáng ngắn ngủi phá vỡ hết gốm. Người kia quay về nhà, khóc lóc thảm thiết. Người đệ tử kia thấy vậy hỏi, ‘Vì sao dằn vặt khổ như vậy?’ Người kia đáp, ‘Tôi phải khéo léo nhiều năm mới nặn được chừng đó gốm, đem ra chợ bán, con lừa tồi này chỉ trong nháy mắt làm vỡ hết cả, buồn hết sức.’ Người đệ tử nghe vậy trong lòng rất mừng nói, ‘Con lừa này quả nhiên là vật hay, làm ra mất nhiều năm mà trong giây lát có thể phá sạch. Phải mua cho được con lừa này.’ Thầy gốm nghe vậy vui hẳn lên bèn bán cho con lừa.  [Người đệ tử] cưỡi lừa về nhà, sư phụ hỏi, ‘Sao không thuê thầy gốm về mà dắt con lừa này về làm chi?’ Đệ tử đáp, ‘Con lừa này hơn thầy gốm. Nhiều món mà

30. Người Chăn Dê

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 30 Xưa có một người rất giỏi chăn dê. Đàn dê của hắn càng ngày càng đông, chẳng bao lâu mà thành hàng vạn con. Có điều hắn keo kiệt không dám tiêu xài thứ gì bao giờ. Lúc ấy có một người quen thói xảo trá mới bày kế lân la làm bạn với hắn, nói, ‘Mỗ với anh bây giờ thân thiết như tay với chân không lìa được. Mỗ có biết nhà kia có cô con gái rất đẹp, để mỗ tới làm mối cho anh cưới làm vợ.’ Người chăn dê nghe vậy mừng lắm, chia cho hắn rất nhiều dê cùng những thứ khác.  Người này lại nói, ‘Vợ anh hôm nay sinh con rồi.’ Người chăn dê còn chưa thấy mặt vợ nhưng nghe nói sinh con rồi thì trong lòng mừng rơn, lại đem cho hắn rất nhiều của cải. Về sau hắn lại nói, ‘Con anh hôm nay chết rồi.’ Người chăn dê nghe nói gào lên khóc, bi thống khôn nguôi. Người thế gian cũng như vậy, học rộng hiểu nhiều nhưng vì danh lợi đem sở học giấu đi, không chịu đem ra bày lại hay nói cho người khác nghe. Bị cái lậu thân này cuống hoặc mà chạy theo khoái lạc thế gian, vọng tưởng xem danh lợ

27. Cứt Ngựa Trị Thương

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 27 Xưa có người bị vua phạt roi, bị đánh xong lấy cứt ngựa bôi lên cho mau lành. Có kẻ ngu thấy vậy trong lòng vui mừng nói rằng, ‘Nhất định phải học cho được phương pháp trị thương ấy.’ Bèn về nhà nói với đứa con, ‘Con lấy roi quất lưng cha đi, cha có phép trị thương hay hôm nay thử cho biết.’ Đứa con bèn đánh lưng cha. Xong lấy cứt ngựa trát lên và cho đó là phép hay.  Người thế gian cũng như thế, nghe có người nói tu bất tịnh quán sẽ khử được những ghẻ nhọt thân tâm do ngũ ấm gây ra, bèn nói như vầy, ‘Ta muốn quán nữ sắc và ngũ dục.’ Quán bất tịnh chưa thấy bất tịnh ở đâu, ngược lại còn bị nữ sắc làm cho mê hoặc, lưu chuyển sinh tử và đọa nhập địa ngục. Kẻ ngu thế gian cũng thường như thế. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

26. Bắt Chước Vua Nháy Mắt

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 26 Xưa có một người muốn được lòng vua, hỏi ý người khác, ‘Làm sao được lòng vua?’ Có người bày, ‘Muốn được lòng vua thì hình tướng vua như thế nào hãy bắt chước như vậy.’ Người kia tới ngay chỗ vua, thấy vua nhấp nháy mắt thì nhấp nháy theo. Vua hỏi hắn, ‘Khanh bị bệnh hay trúng gió, mắt bị chi mà nhấp nháy không thôi?’ Người kia đáp, ‘Thần không đau mắt, cũng không trúng gió, thần muốn được lòng đại vương, thấy đại vương nhấp nháy mắt nên bắt chước.’ Vua nghe vậy nổi thịnh nộ, bèn sai người trừng phạt thật nặng rồi trục xuất khỏi nước.  Thế nhân cũng như vậy, muốn thân cận pháp vương là Phật, cầu đắc thiện pháp của Phật để tăng trưởng đức hạnh cho mình. Thân cận rồi nhưng không hiểu rằng Như Lai pháp vương vì nhân duyên hóa độ chúng sinh nên dùng nhiều phương tiện thiện xảo, hiển xuất nhiều khuyết đoản, hoặc vì nghe Phật pháp thấy văn cú không hợp lí nên sinh hủy báng, hành trì những cái không đúng pháp. Do vậy mà dẫu có ở trong Phật pháp vẫn đánh mất thiện lợi t

25. Lửa Và Nước Đều Mất

Bách Dụ Kinh, Truyện thứ 25 Xưa người kia có việc cần lửa và nước lạnh. Bèn nhóm một đống lửa, xong lấy một cái bồn đổ đầy nước rồi để lên trên đống lửa. Sau muốn lấy lửa thì lửa đã tắt, muốn lấy nước lạnh thì nước đã nóng. Lửa và nước lạnh cả hai đều mất. Người thế gian cũng thường như thế. Quy y Phật pháp xuất gia cầu đạo, đã xuất gia rồi còn tưởng nhớ vợ con, người thân, việc thế gian và khoái lạc ngũ dục, vì vậy mà mất lửa tinh tấn đạo tâm và nước trì giới thanh tịnh. Người chỉ nhớ nghĩ khoái lạc ái dục cũng như thế. Cầu bất đắc phóng bất hạ,  求不得放不下 , cái khổ đó chính là do lòng còn quá nhiều mê đắm.  百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

24. Trồng Mè Rang

Bách Dụ Kinh, dụ thứ 24 Xưa có kẻ ngu ăn [hạt] mè sống không thấy ngon, đem rang chín ăn ngon nên nhủ, ‘Chi bằng rang cho chín rồi đem trồng, sau nó trổ hạt ngon.’ Bèn rang hết rồi đi trồng, không hạt nào ra cây.  Thế nhân cũng thường như thế, lập hạnh bồ tát, nhiều kiếp phải tu khổ hạnh khó, thấy không hoan lạc nên nghĩ bụng, ‘Chẳng bằng làm A-la-hán, mau đoạn sinh tử, công phu rất dễ.’ [Nhưng làm A-la-hán rồi] sau cầu đắc Phật quả không được, như kẻ kia đem hạt giống đi rang quyết không sinh được cây con. Thế gian ngu nhân cũng như thế.  百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

23. Lấy Trộm Gấm Lụa Để Gói Vải Xấu

LẤY TRỘM GẤM LỤA ĐỂ GÓI VẢI XẤU Xưa có kẻ gian đột nhập nhà giàu ăn trộm, được một dải gấm lụa nhưng lại dùng gói những thứ áo quần và vải thô tệ, bị người trí cười cho. Ngu nhân ở thế gian cũng như thế, đã có tín tâm đi vào Phật pháp, thọ trì thiện pháp và tu nhiều công đức, nhưng vì hám lợi mà hủy hoại các giới hạnh cùng công đức có khả năng đoạn trừ phiền não, cũng bị người đời cười cho. TUYETDOROI.BLOGSPOT.COM

22. Đốt Trầm Hương Lấy Than Bán Cho Dễ

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 22 Xưa có người con trai một trưởng giả chuyên đi biển tìm trầm hương, gom nhiều năm được một xe thì chở về nhà. Đem ra chợ bán, vì trầm biển quý nên không có ai hỏi mua, sau nhiều ngày bán không được trong lòng thấy chán nản, nhân đó mà quạu quọ. Lúc đó hắn thấy người bán than lúc nào cũng bán chạy, bèn tự nhủ, ‘Chi bằng đốt đi lấy than bán cho nhanh.’ Liền đem trầm đốt lấy than, đem ra chợ bán, được chưa tới nửa giá trị xe than. Người ngu ở thế gian cũng như vậy. Vô lượng phương tiện quyền biến, tinh cần thọ trì lập nguyện, cầu Phật quả thì cho là khó, vì vậy mà sinh thoái tâm, chuyển sang cầu thanh văn quả, mau dứt sinh tử làm A-la-hán cho khỏe. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

21. Muốn Có Thêm Con

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 21 Đời xa xưa có người đàn bà có một đứa con, muốn có thêm con nên hỏi những người đàn bà khác: ‘Có ai giúp cho tôi có thêm con nữa?’ Có một bà già nói với chị này rằng: ‘Chị làm được cho em cầu con là có con, chỉ cần tế trời.’ Hỏi bà già rằng: ‘Lấy gì để tế?’ Bà già đáp: ‘Giết đứa con đang nuôi lấy máu tế trời, nhất định có nhiều con.’ Chị này theo lời bà kia định giết con mình. Xóm giềng có người trí huệ chế nhạo và mắng cho rằng: ‘Ngu si ám độn thì cũng vừa thôi chớ. Con chưa sinh biết có được hay không mà đem con đang có giết đi?’  Kẻ ngu cũng như vậy, vì mối khoái lạc chưa có mà gieo mình vào hố lửa, bày lắm khổ hạnh cầu vãng sinh cõi trời chỉ hại thân mà thôi. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

18. Vác Lạc Đà Lên Lầu Mài Dao

Bách Dụ Kinh, Truyện thứ 18 Xưa có người bần cùng khốn khổ làm việc cho vua, lâu năm thân thể gầy mòn. Vua thấy vậy rất lân mẫn, ban cho một con lạc đà chết. Người nghèo nhận lấy và bắt đầu lột da, hiềm cái dao cùn nên hắn tìm đá mài dao. Trên tầng lầu hắn tìm được một phiến đá mài, mài bén thì xuống dưới lột da. Lên xuống như vậy nhiều lần để mài dao dần dần hắn thấy mệt. Sợ không leo được thêm nữa, bèn vác xác con lạc đà lên lầu để gần phiến đá cho tiện mài, bị chúng nhân cười cho thậm tệ.  Chuyện này ví cho kẻ ngu phá hủy cấm giới để tích cóp tiền của cho nhiều, rồi dùng tiền làm việc nghĩa tích đức mong về sau vãng sinh cõi trời, chẳng khác chi vác lạc đà lên lầu mài dao, dụng công rất nhiều mà sở đắc rất ít. Nguyên văn: 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org

TỬ NGƯ LUẬN CHIẾN

TỬ NGƯ LUẬN CHIẾN(*) Quân Sở đánh Tống để cứu viện Trịnh. Vua Tống là Nhượng Công nghinh chiến. Đại Tư Mã là Công Tôn Cố ngăn cản, ‘Trời phế nhà Thương đã lâu, nay bệ hạ đòi vực dậy, [ trái mệnh trời] trời không dung thứ.’ [Nhượng Công] không chịu nghe. [Quân Tống] với quân Sở giao chiến ở bến Hoằng Thủy. Khi quân Tống hàng ngũ đã chỉnh tề thì quân Sở vẫn chưa qua sông. Đại Tư Mã thúc, ‘Chúng đông mà ta ít, thừa lúc chúng chưa qua sông, xin đại vương cho đánh.’ Nhượng Công đáp, ‘Không đánh được’. [Khi quân Sở] đã vượt sông nhưng thế trận chưa thành, [Đại Tư Mã] lại thúc đánh. Nhượng Công bác, ‘Chưa đánh được’. [Đợi cho quân Sở] bày trận xong mới đánh. Quân Tống đại bại. Nhượng Công bị thương ở đùi. Binh sĩ bị giết sạch. Người trong nước oán Nhượng Công. Nhượng Công biện hộ, ‘Quân tử không đánh bồi người đã bị thương, không bắt [tù binh] người đã hai thứ tóc. Phép nhà binh ngày xưa không ép người vào hiểm ải [1] . Quả nhân tuy là kẻ vong quốc còn sót lại cũng không tiến binh đánh kh

13. Bị Chê Nóng Nảy

Bách Dụ Kinh, Truyện thứ 13 Quá khứ có người kia cùng nhiều người khác ngồi trong nhà, khen một người vắng mặt đức hạnh cao nhưng có hai tật xấu. Một là nóng nảy, hai là cẩu thả. Lúc ấy người kia đi ngang qua cửa, nghe nói vậy liền nổi sân, sấn vào nhà túm lấy kẻ nói mình ngu ác rồi đưa tay đánh. Người bên hỏi vì sao đánh thì hắn đáp, ‘Tôi nóng nảy khi nào, hấp tấp khi nào mà hắn nói tôi mau nổi nóng, làm việc hấp tấp? Đánh là phải.’ Người ở bên đáp, ‘Chính ngươi đang nổi sân, hấp tấp đấy thôi, tự mình chứng nghiệm chứ còn lại kiêng kị chi nữa?’ Người ta nói mình lỗi lầm lại khởi tâm oán trách họ thì rất đáng bị chúng nhân chê ngu hoặc. Chuyện này ví cho người thế gian ham rượu, chìm đắm trong tửu sắc gây đủ thứ phóng dật, bị người trách mắng lại sinh oán trách, lấy cái hung tợn của mình ra chứng nghiệm lời người khác. Như thế chẳng khác kẻ ngu kia, không thích nghe lỗi lầm của mình, thấy người ta nói lại quay ra đánh đập họ. 百喻經 https://tripitaka.cbeta.org