Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 62
一切諸法念念生滅,何有一識常恒不變?
Nhất thiết chư pháp niệm niệm sinh diệt, hà hữu nhất thức thường hằng bất biến?
Xưa có một người bệnh trầm trọng, lương y xem bệnh nói thường phải ăn thịt loài chim trĩ thuần thì bệnh mới thuyên giảm. Người bệnh ấy mua ngoài chợ được một con trĩ, ăn hết rồi không ăn thêm nữa. Thầy thuốc lần sau tới xem bệnh hỏi, ‘Bệnh ông đã bớt chưa?’ Người bệnh đáp, ‘Lần trước thầy dạy tôi phải hay ăn thịt trĩ, từ đó tới nay ăn hết một con rồi không dám ăn thêm.’ Thầy thuốc trách, ‘Nếu ăn hết một con rồi sao không ăn thêm? Ông này sao chỉ ăn một con thôi mà đòi bệnh thuyên giảm?’
Thảy ngoại đạo đều như thế. Nghe Phật và Bồ-tát là những bậc vô thượng lương y nói phải liễu giải tâm thức, nhưng hàng ngoại đạo chấp trước thường kiến, cho quá khứ, hiện tại, vị lai đều chỉ là một thức tương tục bất đoạn, không biến thiên sinh diệt. Giống như kẻ kia ăn chim trĩ một con rồi thôi, vì thế mà không chữa được cái bệnh ngu hoặc, phiền não. Chư Phật đầy đủ đại trí dạy hàng ngoại đạo trừ bỏ thường kiến, nhất thiết chư pháp niệm niệm sinh diệt, vì sao chỉ có một thức thường hằng bất biến? Như vị lương y thế tục kia dạy người bệnh ăn thêm thịt trĩ thì mới trị được bệnh, Phật cũng giáo thị cho chúng sinh liễu giải. Chư pháp thời thời hoại diệt, nên là bất thường, thời thời tương tục nên là bất đoạn. Giải ngộ như thế mới có thể trừ được bệnh thường kiến.
Nguyên văn
病人食雉肉喻
昔有一人病患委篤 ,良醫占 之云:「須恒 食一種雉 肉可得愈病。」而此病者市得一雉,食之已盡更不復食。醫於後時見,便問之:「汝病愈未?」病者答言:「醫先教我恒食雉肉,是故今者食一雉已盡更不敢食。」醫復語言:「若前雉已盡,何不更食?汝今云何正食一雉望得愈病?」一切外道亦復如是,聞佛菩薩無上良醫說言,當解心識,外道等執於常見,便謂過去未來現在唯是一識無有遷謝 ,猶食一雉,是故不能療其愚惑煩惱之病。大智諸佛教諸外道除其常見,一切諸法念念生滅,何有一識常恒不變?如彼世醫教更食雉而得病愈,佛亦如是,教諸眾生令得解,諸法壞故不常,續故不斷,即得剗 除常見之病。
百喻經
Comments
Post a Comment