Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 19
Ngày xưa có người đáp thuyền đi biển, đánh rơi một cái chén bạc xuống biển, bèn nghĩ: ‘Chừ mình vạch nước làm dấu, để đó đi đã, sau lấy lại.’ Đi được hai tháng tới bổn quốc của tôn sư, thấy có con sông bèn lội xuống tìm cái chén mất hôm trước. Người ta hỏi: ‘Ông định làm chi?’ Đáp: ‘Tui bửaa trước mất cái chéng, chừ muốn tìm lại.’
- Mất mô?
- Mới xuống biển thì mất.
- Lâu chưa?
- Hơn hai tháng.
- Mất hơn hai tháng, răng tìm chỗ ni?
- Khi nớ rớt chéng, tôi có vạch nước làm dấu. Chỗ đánh dấu nớ với chỗ ni không khác nhau, cho nên tìm chỗ ni.
- Nước tuy không khác nhau, nhưng bửa trước ông mất chỗ nớ, chừ tìm chỗ ni, răng mà ra được?
Ai nghe chuyện cũng phá lên cười.
Phường ngoại đạo cũng vậy, không theo chính pháp tu, lại theo những phép giả dối, bày nhiều kiểu khổ hạnh để cầu giải thoát. Họ như người ngu kia, mất chén chỗ này lại sang chỗ khác tìm.
乘船失釪喻
昔有人乘船渡海,失一銀釪*墮於水中,即便思念:「我今畫水作記,捨之而去後當取之。」行經二月到師子諸國,見一河水,便入其中覓本失釪。諸人問言:「欲何所作?」答言:「我先失釪今欲覓取。」問言:「於何處失?」答言:「初入海失。」又復問言:「失經幾時?」言:「失來二月。」問言:「失來二月,云何此覓?」答言:「我失釪時畫水作記,本所畫水與此無異,是故覓之。」又復問言:「水雖不別,汝昔失時乃在於彼,今在此覓何由可得?」爾時眾人無不大笑。亦如外道不修正行,相似善中橫計苦困,以求解脫,猶如愚人失釪於彼而於此覓。
Thừa Thuyền Thất Vu Dụ
Tích hữu nhân thừa thuyền độ hải, thất nhất ngân vu* đọa ư thủy trung, tức tiện tư niệm: ‘Ngã kim họa thủy tác kí, xả chi nhi khứ hậu đương thủ chi.’ Hành kinh nhị nguyệt đáo sư tử chư quốc, kiến nhất hà thủy, tiện nhập kì trung mịch bổn thất vu. Chư nhân vấn ngôn: ‘Dục hà sở tác?’ Đáp ngôn: ‘Ngã tiên thất vu kim dục mịch thủ.’ Vấn ngôn: ‘Ư hà xứ thất?” Đáp ngôn: ‘Sơ nhập hải thất.’ Hựu phục vấn ngôn: ‘Thất kinh cơ thời?’ Ngôn: ‘Thất lai nhị nguyệt.’ Vấn ngôn: ‘Thất lai nhị nguyệt, vân hà thử mịch?’ Đáp ngôn: ‘Ngã thất vu thời họa thủy tác kí, bổn sở họa thủy dữ thử vô dị, thị cố mịch chi.’ Hựu phục vấn ngôn: ‘Thủy tuy bất biệt, nhữ tích thất thời nãi tại ư bỉ, kim tại thử mịch hà do khả đắc?’ Nhĩ thời chúng nhân vô bất đại tiếu. Diệc như ngoại đạo bất tu chánh hạnh, tương tự thiện trung hoành kế khổ khốn dĩ cầu giải thoát, do như ngu nhân thất vu ư bỉ nhi ư thử mịch.
* 釪=同盂
Bách Dụ Kinh 百喻經
Comments
Post a Comment