Skip to main content

39. Trường Thọ Chưa Phải Là Tự Tại

Dụ 39. Tạp Thí Dụ Kinh T0207

Xưa có vị đại vương cõi phạm-thiên tên là Bà-già, trong đời trước gieo nhân duyên trường thọ, nên thọ lượng của vị này qua thọ lượng của bảy mươi hai người ở cõi phạm-thiên, hết thọ lượng của chừng ấy người mà thọ của Bà-già chưa tận, vì thọ lượng như vậy mà sanh tà kiến tự cho là thường hằng. Lại nghĩ như vậy, ‘Ta được tự tại, từ nay về sau không ai có thể nhìn lầm ta được, nếu ta cho tới thì mới thấy được, nếu ta không cho thì buộc phải dừng lại.’ 
Phật lấy thần tâm và đạo nhãn soi rõ tâm của phạm vương ấy, cùng bốn đại đệ tử như Xá-lợi-phất, Mục-liên đằng không tới ngồi trên đỉnh ông ấy, Xá-lợi-phất ở bên phải, Mục-liên bên trái, đại Ca-diệp phía trước, đại Ca-chiên-duyên phía sau, bảo phạm vương, ‘Ông tự cho là thường hằng và nhờ đó được tự tại, sao hôm nay chúng tôi ngồi được trên đỉnh ông?’ Lại hỏi phạm thiên ấy, ‘Ông thấy được những gì mà tự cho là thường hằng và được tự tại?’ Phạm vương đáp, ‘Tôi ở phạm-thiên, thấy bảy mươi hai người ở cõi này lần lượt thọ tận, mà tôi thì tận. Lại có ba phúc đức lớn thiên nhân khi thọ chung thì hết, còn tôi ba đức lớn ấy vẫn còn. Vì những nhân duyên ấy mà tự cho là thường hằng.’ Phật bảo phạm vương, ‘Tôi là người nhất thiết trí, thấy lúc ông sinh ra và thấy lúc ông chết, tất cả các pháp đều không có thác mậu, ông chớ si hoặc tự cho mình là thường hằng.’ 
Vị phạm-thiên vương cũng biết túc mệnh, muốn biết thành Phật rồi có chắc chắn là biết túc mệnh không? Bèn hỏi Phật, ‘Phật biết tôi nhờ nhân duyên chi mà được thọ mệnh này?’ Phật bảo phạm vương, ‘Ông ngày trước từng làm tiên nhân có ngũ thông, thấy có chúng nhân đi thuyền ra biển, bão lớn đột nhiên nổi lên sóng dâng mù mịt, nhờ có sức thần thông của tiên mà cứu chúng nhân đưa lên bờ, khiến những người ấy thoát khỏi tử ách, đó là nhân duyên thứ nhất. 
Sau ông từng làm thần hạ một nước lớn, có một tụ lạc phạm vào vương pháp, lúc ấy vương đại nộ muốn tru sạch tụ lạc ấy, lúc ấy ông thương những kẻ kia nên lấy hết tài sản trong nhà ra đắp đạo lộ cho những người kia được thoát hết, đó là nhân duyên thứ hai. Nhờ hai nhân duyên đó mà đắc trường thọ như vậy, sau kiếp này ông lại kinh qua ba mươi sáu kiếp nữa thì thọ mạng của ông mới hết.’ Phạm-thiên vương nghe Phật nói vậy, tín tâm liền sanh, nhất tâm tư duy, đắc a-na-hàm đạo. 
Phạm vương nhờ nhân duyên đó còn được thọ mệnh như vậy, huống chi là Phật trong vô lượng a-tăng-kì kiếp, tích đại thệ nguyện từ bi chúng sanh, cần đầu thì cho đầu, cần mắt thì cho mắt, tất cả sở cầu của chúng sinh đều chu cấp hết, thân lấp đầy hư không còn chưa cho là to lớn, thọ tới số kiếp nhiều như trần số chưa cho là đủ.    

Văn

[0531a03] 昔有大梵天王名曰婆伽,宿命種長壽因緣故,其壽經七十二梵天人壽,終其壽故不盡,因是壽故便生邪見自謂為常。復作是念:「我得自在,從今以後人無能得妄見我者,若我聽來則見,不聽則止也。」
佛以神心道眼照察其心,與舍利弗、目連等四大弟子,俱陵虛而往坐其頂上,舍利弗在右、目連在左,大迦葉在前、大迦栴延在後,告梵王曰:「汝自以為常得自在者,吾今何得坐汝頂上?」又問言:「汝見何等事,自以為常得自在耶?」梵王答言:「我梵天中,次第有七十二人壽盡,我故不盡。復有三大福德天人壽終,我故不盡。以是因故自謂為常。」佛語梵王:「我是一切智人,見汝始生時亦見汝死時,及一切諸法無有錯謬,汝莫癡惑自以為常。」
此梵天王亦識宿命,欲臨成佛為定知不?便語佛言:「佛知我本何因緣得此壽命?」佛語梵王:「汝本曾作五通仙人,見有眾人乘船入海,暴風切起波浪滔天,以仙通力救接眾人持著岸上,令此諸人得免死厄,一因緣也。
又汝曾為大國之臣,有一聚落犯於王法,時王大怒盡欲誅此聚落,汝時愍之竭家財產,為作道地令得全濟,二因緣也。以是二因緣故得此長壽,却後復經三十六劫汝壽當盡。」梵天王聞佛語已,信心即生,一心思惟,即得阿那含道。此梵王以是因緣故,尚得壽命如是,況佛於無量阿僧祇劫,積大誓願慈悲眾生,求頭與頭求眼與眼,一切所求盡能周給,身充虛空未足為大,塵數劫壽未足為多。
âm
Tích hữu đại phạm-thiên vương danh viết Bà-già, túc mệnh chủng trường thọ nhân duyến cố, kì thọ kinh thất thập nhị phạm-thiên nhân thọ, chung kì thọ cố bất tận, nhân thị thọ cố tiện sanh tà kiến tự vị vi thường. Phục tác thị niệm, ‘ngã đắc tự tại, tòng kim dĩ hậu nhân vô năng đắc vọng kiến ngã giả, nhược ngã thính lai tắc kiến, bất thính tắc chỉ dã.’ Phật dĩ thần tâm đạo nhãn chiếu sát kì tâm, dữ Xá-lợi-phất, Mục-liên đẳng tứ đại đệ tử, câu lăng hư nhi vãng tọa kì đỉnh thượng, Xá-lợi-phất tại hữu, Mục-liên tại tả, đại Ca-diệp tại tiền, đại Ca-chiên-duyên tại hậu, cáo phạm vương viết, ‘Nhữ tự dĩ vi thường đắc tự tại giả, ngô kim hà đắc tọa nhữ đính thượng?’ Hựu vấn ngôn, ‘Nhữ kiến hà đẳng sự, tự dĩ vi thường đắc tự tại da?’ Phạm vương đáp ngôn, ‘Ngã phạm-thiên trung, thứ đệ hữu thất thập nhị nhân thọ tận, ngã cố bất tận. Phục hữu tam đại phúc đức thiên nhân thọ chung, ngã cố bất tận. Dĩ thị nhân cố tự vị vi thường.’ Phật ngứ phạm vương, ‘Ngã thị nhất thiết trí nhân, kiến nhữ thủy sanh thì diệc kiến nhữ tử thì, cập nhất thiết chư pháp vô hữu thác mậu, nhữ mạc si hoặc tự dĩ vi thường.’ Thử phạm-thiên vương diệc thức túc mệnh, dục lâm thành Phật vi định tri bất? tiện ngứ Phật ngôn, ‘Phật tri ngã bổn hà nhân duyến đắc thử thọ mệnh?’ Phật ngứ phạm vương, ‘Nhữ bổn tằng tác ngũ thông tiên nhân, kiến hữu chúng nhân thừa thuyền nhập hải, bạo phong thiết khởi ba lãng thao thiên, dĩ tiên thông lực cứu tiếp chúng nhân trì trứ ngạn thượng, lệnh thử chư nhân đắc miễn tử ách, nhất nhân duyến dã. Hựu nhữ tằng vi đại quốc chi thần, hữu nhất tụ lạc phạm vu vương pháp, thì vương đại nộ tận dục tru thử tụ lạc, nhữ thì mẫn chi kiệt gia tài sản, vi tác đạo địa lệnh đắc toàn tể, nhị nhân duyên dã. Dĩ thị nhị nhân duyên cố đắc thử trường thọ, tức hậu phục kinh tam thập lục kiếp nhữ thọ đương tận.’ Phạm-thiên vương văn Phật ngữ dĩ, tín tâm tức sanh, nhất tâm tư duy, tức đắc a-na-hàm đạo. Thử phạm vương dĩ thị nhân duyên cố, thượng đắc thọ mệnh như thị, huống Phật ư vô lượng a-tăng-kì kiếp, tích đại thệ nguyện từ bi chúng sanh, cầu đầu dữ đầu cầu nhãn dữ nhãn, nhất thiết sở cầu tận năng chu cấp, thân sung hư không vị túc vi đại, trần số kiếp thọ vị túc vi đa.

   
 
雜譬喻經 T0207

Comments

Popular Posts

21. Chuyện Người Con Gái Xinh Đẹp Của Vua Ba-tư-nặc

Truyện 21. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xưa vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, toàn cung ái kính. Vua cha nói nàng, “Con nhờ sức cha mà được toàn cung ái kính.” Con gái đáp cha rằng, “Con có nghiệp lực, chứ không nhờ sức cha.” Hỏi như vậy ba lần đều đáp như trước. Lúc ấy vua tức giận nói rằng, “Nay ta muốn thử coi con có dựa vào nghiệp lực mình không. Không có cái gọi là nghiệp lực.” Ra lệnh cho tả hữu vô tìm khắp trong thành ấy một người ăn mày nghèo rốt. Quan lính theo lệnh vua đi tìm, được một người hạ tiện dắt về gặp vua. Vua liền lấy con gái Thiện Quang trao phó cho kẻ hạ tiện ấy. Vua nói con gái, “Nếu con có nghiệp lực riêng của mình chứ không nhờ vào ta, từ nay trở đi để nghiệm coi là biết.” Thiện Quang vẫn đáp, “Con có nghiệp lực.” Rồi cùng với cùng nhân dắt nhau ra đi. Hỏi chồng rằng, “Anh trước đây có cha mẹ không?” Cùng nhân đáp, “Cha tôi trước đây là đệ nhất trưởng giả trong thành Xá-vệ, cha mẹ trong nhà đều đã qu

74. Phật Kể Chuyện Ngày Trước Độ Các Ông A-nặc Kiều-trần-như

Truyện 74, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 6  Phật ở thành Vương Xá thuyết pháp độ A Nặc Kiều Trần Như, Thích Đề Hoàn Nhân, và vua Tần Bà Sa La. Mấy ông ấy mỗi người dắt theo tám vạn bốn ngàn người, tất cả đều đắc đạo. Chư tì-khâu lấy làm lạ từng ấy người được dứt hẳn ba đường ác. Phật nói, “Chẳng những ngày nay thôi, trong đời quá khứ cũng đã từng tế bạt họ.”  Chư tì-khâu hỏi, “Chuyện tế bạt trong đời trước đó như thế nào?”  Phật kể, “Trong đời quá khứ có một đoàn người đi buôn, họ ra biển tìm báu vật, trên đường về tới một cách đồng lớn thì gặp mãng xà, mãng xà thân ngóc lên cao sáu câu-lâu-xá, vây quanh đoàn thương nhân, bốn phía đều phong tỏa không có lối thoát. Đoàn thương nhân trong bụng kinh hãi, ai nấy đều kêu lên, ‘Thiên thần địa thần có lòng từ bi xin cứu chúng tôi.’ Lúc ấy có voi trắng với sư tử đi tới, sư tử nhảy tới đánh dập đầu mãng xà, khiến cho đoàn thương nhân thoát đại nạn. Mãng xà kịp phun độc trong miệng thương hại sư tử và cả voi trắng. Lúc sư tử và voi trắng mạng sống vẫn

34. Quán Vô Thường Là Thuốc Trị Nhiều Bệnh

Dụ 34. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Thiên hạ thảo mộc đều làm thuốc được, chẳng qua do không sành sỏi nên không biết mà thôi. Xưa có thánh y vương tên là Kì-vực, năng hòa hợp dược thảo làm hình đồng tử, ai thấy cũng vui mừng, chúng bệnh đều khỏi. Hoặc lấy một loại cỏ trị chúng bệnh, hoặc lấy nhiều loại cỏ trị nhất bệnh, cỏ trong thiên hạ không loài nào không có chỗ dùng, bệnh trong thiên hạ không bệnh nào không trị được. Kì-vực mệnh chung, thiên hạ dược thảo cùng lúc khóc, đồng thanh, ‘Tôi dùng trị bệnh được, chỉ có Kì-vực mới biết rõ tôi mà thôi. Kì-vực chết rồi không có ai biết tôi nữa, người đời sau hoặc dùng sai, hoặc tăng hoặc giảm khiến bệnh không khỏi, làm cho người trên đời cho tôi không có thần hiệu, vì nghĩ như vậy mà khóc.’ Chỉ có một loài là ha-lê-lặc ở riêng một chỗ là không khóc, nó tự nhủ rằng, ‘Tôi trị được chúng bệnh, người nào uống tôi thì bệnh lành, không uống tôi thì không thể tự lành, không cần người ta phải biết mình nên không khóc.’  Kì-vực dụ cho Phật, chúng dược thảo

84. Người Cụt Tay Chân Cảm Ân Phật Mà Sinh Lên Cõi Trời

Truyện 84, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  Xưa  nước Xá-vệ có người phạm vào vương pháp, bị chặt hết tay chân, vứt bỏ đầu đường. Phật đi đường nhìn thấy, tới bên hỏi, “Ngươi bây giờ khổ chi nhất?” Người cụt đáp, “Khổ nhất là đói.” Liền sai A-nan đem cơm cho. Người cụt mệnh chung sinh lên cõi trời, cảm ơn sâu dày của Phật, xuống cung dưỡng Phật, Phật thuyết pháp cho, đắc tu-đà-hoàn.  Tì-khâu hỏi Phật, “Nhờ nghiệp hạnh chi mà sinh lên cõi trời?” Phật kể, “Người ấy trước ở trong cõi người bị chặt tay chân, vứt bỏ ngoài đường. Phật tới bên, sai đồ đệ đưa cơm cho, người ấy lòng vui mừng, mệnh chung sinh lên cõi trời, lại xuống chỗ ta nghe pháp mà đắc đạo.”     Văn 刖手足人感念佛恩而得生天緣 昔舍衛國,有人犯於王法,截其手足,擲著道頭。佛行見之,即往到邊,而問言曰:「汝於今日,以何為苦?」刖人答言:「我最苦餓。」即勅阿難,使與彼食。其刖人命終生天,感佛厚恩,來下供養,佛為說法,得須陀洹。 比丘問言:「以何業行,生於天上?」 佛言:「昔在人中,被刖手足擲於道頭,佛到其所,勅與其食,心生歡喜,命終生天,重於我所,聞法得道。」 Âm. Ngoạt Thủ Túc Nhân Cảm Niệm Phật Ân Nhi Đắc Sinh Thiên Duyên Tích Xá-vệ quốc, hữu nhân phạm ư vương pháp, tiệt kì thủ túc, trịch trước đạo đầu. Phật hà