Không nhớ mình bắt đầu học chữ Hán chính xác từ lúc nào, có lẽ cách đây năm sáu năm. Nhưng mà học kiểu lãng tử, thích thì học, không thích thì vác guitar đi chơi, có khi cách cả nửa năm không đụng một chữ, có khi hai ba tuần liền ngày nào cũng hí hoáy viết. Học thì kĩ, nhưng mà không có hệ thống, thành ra hai ba năm học gần hết quyển 'Tự Học Hán Văn' của Nguyễn Khuê mà không đọc được sách. Bạch thoại không đọc được thì dĩ nhiên là văn ngôn là mù tịt. Không học ngữ pháp thì làm sao đọc được bạch thoại, mà văn ngôn không học cho hệ thống thì làm sao đọc được cổ văn. Kiểu học ấy chỉ có lợi là giữ được nhiệt tình thôi. Nhưng dù sao thì cũng có được cái vốn chữ Hán khoảng một ngàn trở lại. Không hơn chút gì.
Học mà nghiêm túc thì cách đây chắc khoảng ba năm, từ khi lập cái blog này. Cũng cuốn của Nguyễn Khuê, thêm Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu bản điện tử, rồi bắt đầu tập đọc bạch thoại. Vẫn kiểu học mò mẫm ấy, sách ngữ pháp có nhiều mà không chịu đọc, nhưng rồi cũng vỡ nghĩa dần dần, vốn từ tăng lên khoảng hai ngàn. Một năm sau bắt đầu dịch một tập ngụ ngôn Aesop bằng bạch thoại. Dịch rồi đăng lên blog này lần đầu cách đây gần hai năm, tháng Mười 2010. Nhưng mà chắc chắn chỉ dịch lấy ý thôi, còn ngữ pháp thì vẫn không thông được, dịch đúng là nhờ có đối chiếu với bản Anh văn.
Rồi lại học cổ văn, nhờ có mấy quyển của Trần Văn Chánh. Lê Anh Minh có viết một tập tự học chữ Hán tặng miễn phí trên Internet và mình học tập đó tới ba lần, giờ đang coi lại, vậy học tập đó kể phải có bốn lần. Cuốn đó giúp mình biết ngữ pháp văn ngôn cơ bản, dịch được Pháp Cú Kinh trong Đại Tạng Kinh, tất nhiên là phải dùng cả bạch thoại lẫn Anh ngữ để đối chiếu. Đọc cổ văn trong những cuốn khóa bản thì hiểu, vì có chú thích từ vị và ngữ pháp, chứ một mình đọc ngay một quyển như Sử Kí hay Chiến Quốc Sách thì chịu. Vì vậy phải học ngữ pháp văn ngôn và tập đọc nhiều nữa. Sách ngữ pháp và văn ngôn khóa bản thì sưu tầm nhiều rồi, đợi khi thông thạo bạch thoại sẽ quay trở lại.
Học chữ Hán thật là công phu, không kiên trì, không đam mê thì không sao học được. Sẽ trở lại đề tài này trong những entry sau, bàn về cách mình học bạch thoại, cái thích chữ phồn thể và ghét chữ giản thể, và dự định học văn ngôn văn.
Học mà nghiêm túc thì cách đây chắc khoảng ba năm, từ khi lập cái blog này. Cũng cuốn của Nguyễn Khuê, thêm Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu bản điện tử, rồi bắt đầu tập đọc bạch thoại. Vẫn kiểu học mò mẫm ấy, sách ngữ pháp có nhiều mà không chịu đọc, nhưng rồi cũng vỡ nghĩa dần dần, vốn từ tăng lên khoảng hai ngàn. Một năm sau bắt đầu dịch một tập ngụ ngôn Aesop bằng bạch thoại. Dịch rồi đăng lên blog này lần đầu cách đây gần hai năm, tháng Mười 2010. Nhưng mà chắc chắn chỉ dịch lấy ý thôi, còn ngữ pháp thì vẫn không thông được, dịch đúng là nhờ có đối chiếu với bản Anh văn.
Rồi lại học cổ văn, nhờ có mấy quyển của Trần Văn Chánh. Lê Anh Minh có viết một tập tự học chữ Hán tặng miễn phí trên Internet và mình học tập đó tới ba lần, giờ đang coi lại, vậy học tập đó kể phải có bốn lần. Cuốn đó giúp mình biết ngữ pháp văn ngôn cơ bản, dịch được Pháp Cú Kinh trong Đại Tạng Kinh, tất nhiên là phải dùng cả bạch thoại lẫn Anh ngữ để đối chiếu. Đọc cổ văn trong những cuốn khóa bản thì hiểu, vì có chú thích từ vị và ngữ pháp, chứ một mình đọc ngay một quyển như Sử Kí hay Chiến Quốc Sách thì chịu. Vì vậy phải học ngữ pháp văn ngôn và tập đọc nhiều nữa. Sách ngữ pháp và văn ngôn khóa bản thì sưu tầm nhiều rồi, đợi khi thông thạo bạch thoại sẽ quay trở lại.
Học chữ Hán thật là công phu, không kiên trì, không đam mê thì không sao học được. Sẽ trở lại đề tài này trong những entry sau, bàn về cách mình học bạch thoại, cái thích chữ phồn thể và ghét chữ giản thể, và dự định học văn ngôn văn.
Bác cho hỏi nếu muốn học bạch thoại thì dùng tài liệu nào vậy? Cám ơn.
ReplyDelete