Một hôm, Bụt kinh hành trong rừng gần tinh xá Kì Viên, có đệ
tử Sariputra cùng đi theo sau. Lúc ấy trên trời có một con chim ưng già đang đuổi một con bồ câu, con bồ câu ấy
vì hoảng sợ quá nên vội vã bay tới bên cạnh Bụt để lánh nạn. Lúc thân ảnh của Bụt
đi ngang qua che, thì bồ câu liền đứng yên an lành, im lặng không kêu một tiếng,
không hề ra vẻ sợ hãi. Nhưng lúc bóng của Sariputra đi ngang qua che thì bồ câu
bất an run sợ mà kêu lên, hiện ra vẻ kinh hoảng sợ hãi.
Sariputra lúc ấy trong lòng khởi lên một niềm nghi hoặc lớn,
mới hỏi Bụt:
“Bụt với tôi đều đã trừ hết ba thứ độc tham sân si, vì sao ảnh
của Bụt che thì chim thấy an tĩnh không kêu, không hề sợ hãi; mà đến lúc bóng
tôi đi ngang qua thì chim lại kinh hoảng sợ hãi không thôi?”
Bụt đáp:
“Là vì trên thân của ông tập khí của ba thức độc vẫn chưa hết,
vì vậy mà bóng của ông che thì vẫn làm cho tâm con chim kia sinh ra sợ hãi.”
Sariputra tuy tin lời Bụt là lời chân thật, nhưng trong lòng
vẫn còn nghi hoặc. Lúc ấy Bụt có thần thông tự tại, biết nỗi nghi hoặc trong
lòng Sariputra, mới hỏi:
“Ông xem con bồ câu này, từ khi mất thân người tới giờ đã
làm bồ câu bao lâu rồi?”
Sariputra lập tức nhập tam-muội túc mệnh minh, nhìn thấy con
chim bồ câu ấy trong quá khứ đã chịu thân bồ câu tám vạn đại kiếp, nhưng trước
tám vạn đại kiếp ấy ra sao thì không biết được.
Sariputra xuất định, báo lại với Bụt:
“Con chim bồ câu ấy trong quá khứ đã chịu thân bồ câu tám vạn
đại kiếp, nhưng trước tám vạn đại kiếp ấy ra sao thì tôi không biết được.”
Bụt lại hỏi Sariputra:
“Nếu ông không biết hết quá khứ của nó, thì hãy xem đời sau
của nó xem lúc nào mới thoát li thân bồ câu mà đầu sinh làm người được?”
Sariputra lại nhập định, thấy rằng con chim ấy qua tam vạn đại
kiếp vẫn chỉ làm bồ câu, còn sau chừng ấy số kiếp như thế nào, thì không phải sức
thần thông của Sariputra mà thấy được. Vì vậy mà Sariputra không sao biết được
trong đời sau lúc nào bồ câu mới thoát được thân chim đó.
Sariputra phát khởi tâm xấu hổ, hướng về Bụt sám hối, nói rằng:
“Đệ tử trí lực nhỏ và cạn, không biết hết được gốc ngọn của
con chim bồ câu này, huống chi là những việc khác. Hôm nay biết Phật trí sâu rộng,
đệ tử phát nguyện đời đời tinh tiến tu tập hạnh bồ-tát, nếu vì tu tập trí tuệ của
Bụt mà đọa nhập đại địa ngục, chịu mọi thống khổ của vô lượng kiếp, cũng không
cho là việc khó.”
Comments
Post a Comment