Ngày
xưa có một người gia cảnh bần cùng, nợ nần chồng chất, mà không đủ sức trả nên
phải bỏ xứ mà đi. Trên đường người ấy đi, ở một nơi vắng vẻ, bên vệ đường có một
hộp châu bảo, bên trong chứa đầy trân kì bảo vật, trên bảo vật có phủ một tấm gương.
Người
cùng khổ ấy đi qua, thấy bốn bề vắng người, bèn nhặt hộp ấy lên mở ra, thấy bên
trong toàn là trân kì dị bảo. “Phát tài đến nơi rồi!” Người cùng khổ ấy trong
lòng mừng rỡ vô cùng. Đang lúc hí hửng như thế, đột nhiên thấy trong gương có
người, người ấy giật mình kinh hoảng, vội vã ríu rít xin lỗi:
“Tôi
tưởng trong hộp không có chi, chỉ là cái hộp không, không biết là ông có ở
trong này, xin ông chớ hiểu lầm, tôi thật không có ý lấy đi đồ gì của ông.”
Nói
rồi người cùng khổ ấy không kịp làm rõ đầu đuôi chuyện gì, liền vọt đi nhanh
như cắt. Thì ra
cái mà người cùng khổ ấy thấy trong gương chính là thân ảnh của mình thôi.
Phàm
phu trong cuộc nhân sinh đầy phiền não này gặp được Phật pháp, đó chính là người
cùng khổ gặp được hộp châu báu. Nếu không bỏ được cái ‘ngã tướng’ nó trói chặt
mình, thì mọi thiện pháp, công đức, quả báo tu hành được đều không thể thành tựu,
cũng như người cùng khổ vì thân ảnh của mình mà vứt bỏ châu báu mà đi.
“Thân
người khó được nay đã được, Phật pháp khó nghe nay đã nghe”. Phật pháp cũng như
trân bảo, phải trân tích, nâng niu.
Comments
Post a Comment