Skip to main content

Chuyện Tôn Giả Chất Đa Thủ

Chuyện bắt đầu ở Thành Xá-Vệ, có một người chăn trâu trẻ lạc mất một con, đi tìm khắp rừng mất nguyên buổi sáng, tới trưa mới tìm ra. Dắt trâu về nhập bầy xong, người chăn trâu khát cổ họng, bụng cồn cào nên tìm tới một tự viện trong rừng, đảnh lễ chư sư xong, ngồi ra một bên. Các tì-khưu thấy bộ dạng đói khát, nói với anh: ‘Chàng trai, trong thùng còn ít cơm rau, đi ăn đi!’.

Thời Phật, nhờ uy đức giáo hóa của Phật mà thí chủ thường bố thí Phật và chúng tì-khưu xuất gia, nhờ vậy mà chúng tì-khưu có đầy đủ gạo cơm, cà-ri, và đồ ăn các loại. Người chăn trâu trẻ tuổi kia hôm đó được một bữa no. Cơm xong chàng quay ra cảm ơn các tì-khưu rồi hỏi: ‘Các vị tôn giả hôm nay đi khất thực chỗ nào?’ ‘Đâu có đâu, ưu-bà-tắc, như mọi ngày thôi.’

Người chăn trâu nghĩ bụng: ‘Ta ngày đêm làm lụng mà chưa hề được đồ ăn ngon và nhiều như thế! Sống tại gia có chi hay chơ, chẳng bằng xuất gia!’ Nghĩ vậy bèn đem ý nguyện xuất gia trình các thầy. Các tì-khưu đáp: ‘Thiện tai, ưu-bà-tắc, hoan nghênh anh gia nhập tăng đoàn.’

Chàng trai trẻ mới xuất gia nên rất hăng hái, chấp sự của tăng đoàn giao cho không hề biếng nhác; lại vì thí chủ cung dưỡng Phật và chúng tì-khưu y thực rất phong hậu, nên chẳng bao lâu chàng phát phì ra.

Ít lâu sau chàng bắt đầu chán cảnh xuất gia, tâm tưởng: ‘Tại sao mình phải sống lối khất thực này? Hay là hoàn tục cho rồi!’ Nghĩ vậy bèn bỏ tăng đoàn mà về nhà. Ở nhà chưa được mấy ngày, vì thiếu đồ ăn nên hao gầy hẳn, lại nghĩ bụng: ‘Tạo sao mình phải chịu cái khổ đói khát này? Hay là xuất gia cho rồi!’ Thế là quay trở lại tăng đoàn. Lên chùa không được mấy hôm, cảm thấy tu hành không có ý tứ gì, lại hoàn tục. Về nhà mấy ngày thấy không thoải mái, lại nhớ cảnh xuất gia: ‘Ta làm sao làm được người tại gia? Phải xuất gia thôi.’ Lại trở về tăng đoàn, rồi lại hoàn tục. Đi về như thế mấy lần. 

Lần thứ sáu chàng rời bỏ tăng đoàn để hoàn tục, thì chúng tì-khưu nhận ra chàng chỉ là người thích huyễn tưởng, không nắm bắt được tự tâm, tâm niệm tán dật, chủ ý tùy thời đổi mãi, vì đó họ gọi chàng là ‘Chất Đa Thủ tôn giả’.

Do chàng không ngừng xả giới hoàn tục nên vợ dính bầu. Một hôm, xong việc từ trong rừng đi ra, bỗng nhớ những điều hay khi xuất gia, bèn chạy về phòng ngủ lấy ca-sa, chuẩn bị lần thứ bảy xuất gia. Trong lúc chàng bước vô phòng ngủ thì thấy vợ đang nằm ngủ trên giường, áo quần giăng đầy sàn, miệng vợ ngoác ra như ếch, lại còn chảy nước dãi, tiếng ngáy, ui giời ơi, rầm rầm như sấm, chốc lát lại nghiến răng kèn kẹt. Nhìn xem, vợ đó mà nhìn khác chi một thây ma đang trương sình. Trong lòng Chất Đa Thủ tôn giả chấn động mãnh liệt: ‘Như vậy không phải là vô thường và khổ hay sao? Ta từng nhiều lần xuất gia, mà vì cô ta nên trước sau không an trụ được ở tăng đoàn, đúng là ngu si!’ Nghĩ vậy chàng cầm lấy ca-sa, quấn quanh bụng, dứt khoát xô cửa mà đi.

Mẹ vợ ở cách phòng thấy con rể ra đi vội vàng, trong lòng ngờ lạ, nghĩ: ‘Hắn mới ở trong rừng ra, tức thì lấy ca-sa mà đi, cuối cùng là có chuyện chi?’ Liền chạy qua phòng con gái, thấy dáng ngủ nằm phơi bày ra hết mọi thứ xú lậu, lờ mờ nhận ra ngọn ngành, bà kêu con gái: ‘Dậy mau! Con ham ăn ham ngủ! Thằng chồng mày thấy mày nằm ngủ xấu xí như thế, bỏ mày đi rồi! Không khéo chẳng ai vì mày mà về lại nữa!’

‘Mẹ, mẹ đừng có ồn nữa. Anh ta đi được bao lâu? Vài ngày nữa về chừ.’ Cơn buồn ngủ của cô gái vẫn còn nồng, cô đáp nửa mê nửa tỉnh.

Tôn giả Chất Đa Thủ trên đường đi đầu óc cứ lởn vởn dáng vợ nằm ngủ - vẻ kiều diễm ngày xưa không biết đã biến mất từ lúc nào? Chàng tư duy lui tới vô thường và khổ, cuối cùng đắc pháp nhãn tịnh, chứng quả tu-đà-hoàn. Lúc lên tới tăng đoàn, chư tì-khưu cùng nói: ‘Anh hết lần này tới lần khác cạo bỏ râu tóc, nhưng trước sau không trừ được những tạp nhiễm tham sân si trong tâm. Chúng tôi không thể tiếp thụ anh vào lại tăng đoàn, cái đầu anh không khác gì phiến đá mài dao, anh làm sao an trụ tăng đoàn, làm một tì-khưu xuất gia, viễn li trần cấu chân chính được?’

Chàng khẩn cầu: ‘Các vị tôn giả, xin từ bi nhận tôi thêm lần nữa!’ Các tì-khưu nhớ lại trước đây chàng hiệp trợ rất nhiều cho đại chúng, lại thấy khẩn thiết năn nỉ nên cuối cùng cho chàng một cơ hội. Mấy ngày sau, Chất Đa Thủ tôn giả không những chứng đắc quả A-la-hán, mà còn đầy đủ tứ vô ngại giải. 

Có tì-khưu không biết tôn giả ấy đã giác ngộ nên giễu cợt: ‘Lần này lâu vậy rồi sao còn chưa về nhà? Nếu mà nhớ vợ thì về nhà đi.’ Tôn giả Chất Đa Thủ đáp: ‘Các vị tôn giả! Lúc tâm còn chấp trước thì tôi rời bỏ tăng đoàn, nhưng bây giờ tôi đã đoạn trừ mọi chấp trước, sẽ không rời bỏ nữa.’ Các vị tì-khưu đối với lời tôn giả Chất Đa Thủ nói còn bán tín bán nghi, nên đem hỏi Phật. Thế Tôn đáp: ‘Các vị tì-khưu, đúng là như thế. Các vị không nên hoài nghi. Lúc tâm không kiên định, chưa liễu giải pháp nghĩa chân chính, thì anh ta hay thay đổi, dùng dằng nếp sống xuất thế và nhập thế. Nhưng bây giờ anh ta đã siêu việt tất cả thị phi thiện ác, không còn có chấp trước hay sợ hãi nữa.’ Nhân đó Thế Tôn nói kệ: 

「心若不安定,又不了正法,信心不堅者,智慧不成就。」

「若得無漏心,亦無諸惑亂,超越善與惡,覺者無恐怖。」

「Tâm nhược bất an định, hựu bất liễu chánh pháp, tín tâm bất kiên giả, trí tuệ bất thành tựu.」

「Nhược đắc vô lậu tâm, diệc vô chư hoặc loạn, siêu việt thiện dữ ác, giác giả vô khủng bố.」

‘Tâm nếu không an định thì không hiểu được chính pháp, người mà tâm không vững thì trí tuệ không thành tựu được. Đạt được vô lậu tâm, không còn các hoặc loạn, vượt lên trên thiện và ác, người giác ngộ như vậy không còn sợ hãi nữa.’

Mọi người trong hội chúng đều thấm nhuần pháp ích.


Truyện đọc được ở link sau.

http://www.greatperfection.org.hk/wisdomman/pdf/wisdomman09.pdf

質多手尊者的故事, trang 9-11

 

Comments

Popular Posts

21. Chuyện Người Con Gái Xinh Đẹp Của Vua Ba-tư-nặc

Truyện 21. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xưa vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, toàn cung ái kính. Vua cha nói nàng, “Con nhờ sức cha mà được toàn cung ái kính.” Con gái đáp cha rằng, “Con có nghiệp lực, chứ không nhờ sức cha.” Hỏi như vậy ba lần đều đáp như trước. Lúc ấy vua tức giận nói rằng, “Nay ta muốn thử coi con có dựa vào nghiệp lực mình không. Không có cái gọi là nghiệp lực.” Ra lệnh cho tả hữu vô tìm khắp trong thành ấy một người ăn mày nghèo rốt. Quan lính theo lệnh vua đi tìm, được một người hạ tiện dắt về gặp vua. Vua liền lấy con gái Thiện Quang trao phó cho kẻ hạ tiện ấy. Vua nói con gái, “Nếu con có nghiệp lực riêng của mình chứ không nhờ vào ta, từ nay trở đi để nghiệm coi là biết.” Thiện Quang vẫn đáp, “Con có nghiệp lực.” Rồi cùng với cùng nhân dắt nhau ra đi. Hỏi chồng rằng, “Anh trước đây có cha mẹ không?” Cùng nhân đáp, “Cha tôi trước đây là đệ nhất trưởng giả trong thành Xá-vệ, cha mẹ trong nhà đều đ...

84. Người Cụt Tay Chân Cảm Ân Phật Mà Sinh Lên Cõi Trời

Truyện 84, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  Xưa  nước Xá-vệ có người phạm vào vương pháp, bị chặt hết tay chân, vứt bỏ đầu đường. Phật đi đường nhìn thấy, tới bên hỏi, “Ngươi bây giờ khổ chi nhất?” Người cụt đáp, “Khổ nhất là đói.” Liền sai A-nan đem cơm cho. Người cụt mệnh chung sinh lên cõi trời, cảm ơn sâu dày của Phật, xuống cung dưỡng Phật, Phật thuyết pháp cho, đắc tu-đà-hoàn.  Tì-khâu hỏi Phật, “Nhờ nghiệp hạnh chi mà sinh lên cõi trời?” Phật kể, “Người ấy trước ở trong cõi người bị chặt tay chân, vứt bỏ ngoài đường. Phật tới bên, sai đồ đệ đưa cơm cho, người ấy lòng vui mừng, mệnh chung sinh lên cõi trời, lại xuống chỗ ta nghe pháp mà đắc đạo.”     Văn 刖手足人感念佛恩而得生天緣 昔舍衛國,有人犯於王法,截其手足,擲著道頭。佛行見之,即往到邊,而問言曰:「汝於今日,以何為苦?」刖人答言:「我最苦餓。」即勅阿難,使與彼食。其刖人命終生天,感佛厚恩,來下供養,佛為說法,得須陀洹。 比丘問言:「以何業行,生於天上?」 佛言:「昔在人中,被刖手足擲於道頭,佛到其所,勅與其食,心生歡喜,命終生天,重於我所,聞法得道。」 Âm. Ngoạt Thủ Túc Nhân Cảm Niệm Phật Ân Nhi Đắc Sinh Thiên Duyên Tích Xá-vệ quốc, hữu nhân phạm ư vương pháp, tiệt kì thủ túc,...

41. Nhị Quỷ Tranh Bửu Bối (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 41 Xưa có hai con quỷ đói chung nhau một cái rương nhỏ, một cây gậy và một chiếc guốc. Chúng nảy ra tranh chấp, con nào cũng muốn được ý mình, cãi cọ kịch liệt hết ngày mà không phân xử được. Lúc ấy có người đi tới thấy vậy hỏi, ‘Cái rương, cây gậy và chiếc guốc có chi kì dị mà chúng mày tranh chấp ghê vậy?’ Quỷ đáp, ‘Cái rương này của bọn tao có thể xuất ra đủ thứ, áo quần, ăn uống, giường đệm, ngọa cụ; hết thảy những thứ vật dụng hàng ngày đều từ nó mà ra. Cầm cây gậy này thì oán địch sẽ quy phục, không dám tranh với mình nữa. Mang chiếc guốc này thì có thể khiến người ta bay đi không quái ngại.’ Người ấy nghe thế liền bảo hai con quỷ, ‘Hai đứa bây tránh ra một chút, để tao chia đều cho.’ Bọn quỷ nghe nói vậy liền tránh ra xa. Người ấy ngay tức khắc ôm rương, chụp lấy gậy và xỏ guốc bay mất, hai con quỷ ngơ ngác, tranh nhau cuối cùng không được chi. Người kia nói với quỷ ‘Những thứ bọn bây tranh nhau ta lấy đi hết rồi, bây giờ không có chi phải tranh đoạt nhau nữ...

Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh

Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh Tôi nghe như vầy: Lúc ấy Phật ở trong vườn Kì Thọ Cấp Cô Độc thành Xá Vệ. Tôn giả Đại Mục Kiền Liên mới chứng đắc lục thông, muốn cứu cha mẹ để báo ân bú mớm, dùng đạo nhãn quán sát thế gian, thấy mẹ đang ở trong cõi ngạ quỷ, không được ăn uống, da liền với xương. Mục Liên bi ai, lấy bát cơm đầy đưa xuống cho mẹ. Bà đón lấy bát, tay phải che cơm, tay trái bốc ăn. Cơm chưa đưa vô miệng thì hóa thành than đỏ, cuối cùng không ăn được. Mục Liên kêu lên, khóc lóc thảm thiết, đi nhanh về thưa với Phật, trần thuật lại đầy đủ. Phật nói: “Mẹ ông tội căn sâu dày, chỉ sức ông thôi thì làm chi được! Ông tuy hiếu thuận, vang cả trời đất, nhưng đến cả thiên thần, địa thần, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ, hay tứ thiên vương thần cũng không làm chi được! Phải có uy thần của chúng tăng khắp mười phương mới giải thoát được. Bây giờ ta nói cho ông phép cứu tế, khiến cho tất cả những ai chịu nạn đều khỏi ưu khổ, tội chướng tiêu trừ.” Phật nói Mục Liên: “Thập phương chúng tăng n...