Skip to main content

Rồng Đòi Ăn Tim Khỉ

Lúc ấy chư tì-khưu lại bạch Phật rằng: ‘Thật hi hữu Thế Tôn! Thật bất khả tư nghị. Ma vương Ba-tuần uy thế tự tại, thống trị dục giới, nhiều loài bị mê hoặc, vẫn không động được chỗ ngồi này của Phật.’ Chư tì-khưu nói vậy xong, Phật đáp: ‘Tì-khưu các ông nên biết, không phải hôm nay ma vương Ba-tuần mới dùng uy thế mê hoặc ta, quá khứ cũng như vậy, không lừa được ta.’ Lúc ấy chư tì-khưu liền bạch Phật rằng: ‘Thiện tai, Thế Tôn. Việc ấy như thế nào? Nguyện nói ra cho chúng tôi được rõ.’

Phật kể chư tì-khưu: ‘Ta nhớ rất xưa, trong biển lớn có con rồng lớn, vợ nó đang mang thai bỗng dưng thấy muốn ăn tim khỉ. Vì nhân duyên đó mà mẫu long gầy yếu, quằn quại, lo sợ bất an. Lúc ấy đại long thấy thân thể vợ gầy yếu, kém sắc hỏi: ‘Phu nhân, em đau chi? Muốn ăn chi? Ta không nghe em đòi đồ ăn, vì sao như thế?’ Mẫu long im lặng không nói. Chồng nó lại hỏi: ‘Em vì sao không nói?’ Vợ đáp chồng: ‘Anh nếu thỏa tâm nguyện em, em sẽ nói cho nghe, nhược bằng không em việc chi phải nói.’ Chồng đáp rằng: ‘Em nói ta nghe, nếu làm được ta sẽ tìm cách làm cho.’ Vợ liền nói: ‘Em nay thèm ăn tim khỉ, anh kiếm ra không?’ Chồng liền đáp: ‘Cái em thèm ăn đó, việc ấy thật khó. Vì sao như vậy? Anh ở trong biển lớn, khỉ ở cây, trên núi rừng, làm sao lấy được?’ Vợ nói: ‘Nói chi thì nói, em hôm nay muốn ăn tim khỉ, nếu không kiếm được, thai này ắt đọa, thân em cũng không sống được bao lâu.’ Lúc ấy đại long nói mẫu long: ‘Hiền thê, em nhẫn nại một chút, để anh tìm. Việc này nếu thành thì khó lấy lời nói được anh mừng cho em biết bao.’ 

Nói rồi đại long lập tức ra khỏi biển, đi lên bờ. Rời hải ngạn không xa có một cây lớn gọi là cây ưu-đàm-bà-la[1]. Trên cây ấy có một con khỉ to đang hái quả ăn. Đại long thấy khỉ ngồi trên cây ăn quả, từ từ đi tới dưới cây, thân thiết chào khỉ rồi lấy lời ngon ngọt hỏi thăm: ‘Thiện tai, thiện tai! Hiền giả[2] ơi, hiền giả ở trên cây làm chi đó? Có chịu khổ não nhiều không? Kiếm ăn dễ không, không phải lao khổ chơ?’ Khỉ đáp: ‘Đúng vậy, bạn lành! Tôi nay không phải chịu lắm khổ não.’ Đại long hỏi di hầu: ‘Bạn ở chỗ này ăn chi?’ Di hầu đáp: ‘Tôi ở trên này ăn quả cây ưu-đàm-bà-la.’ Đại long lại nói: ‘Hôm nay tôi gặp bạn hiền rất mừng, thấm nhuần thân thể, không nén lòng được, tôi muốn cùng trên đó kết làm bạn lành, cùng thương mến. Bạn hiền nghe lời tôi, thì sao phải ở đây? Nữa là cây này quả ít chứ không nhiều, sao có thể ở chỗ này cầu an lạc? Nếu bạn hiền xuống được đây đi theo tôi, tôi sẽ đưa anh vượt biển, bờ kia có riêng rừng lớn, trùng trùng cây trái, vô cùng phong nhiêu. Có các loại quả như am-bà, diêm-phù, lê-câu-đồ, pha-na-sa, trấn-đầu-già[3] nhiều không đếm xuể.’ Khỉ hỏi: ‘Tôi nay làm sao tới được chỗ ấy? Nước biển sâu lại rộng, khó vượt qua, tôi làm cách nào bơi qua được?’ Lúc ấy đại long đáp di hầu: ‘Tôi cõng anh qua bờ kia, chỉ cần anh trèo xuống đây cưỡi lên lưng tôi thôi.’

‘Lúc ấy khỉ tâm không an định, ngu si hẹp hòi, tri kiến thiển cận, nghe lời hoa mĩ của rồng thì sinh vui, trên cây trụt xuống bước lên lưng rồng để đi theo. Rồng trong bụng nghĩ như vầy: ‘Thiện tai, thiện tai. Ý nguyện của mình đã thành.’ Bèn dắt khỉ kia về chỗ ở của mình, rồng và khỉ đều lặn xuống nước. Lúc ấy khỉ hỏi rồng: ‘Bạn lành ơi, tại sao lặn xuống nước gấp vậy?’ Rồng liền đáp: ‘Anh chưa biết đó thôi.’ Khỉ hỏi: ‘Biết chuyện chi? Có chuyện chi?’ Rồng đáp: ‘Vợ tôi có bầu, nó muốn ăn tim anh, vì đó mà tôi dắt anh theo.’

‘Lúc ấy khỉ nghĩ như vậy: “Ư chà, không được hay ho lắm! Mình tự tìm tới chỗ chết! Bây giờ làm sao mau thoát ách nạn này bảo toàn thân mệnh?’ Tiếp đó nghĩ bụng: ‘Mình phải gạt rồng.’ Nghĩ vậy rồi nói với rồng: ‘Bạn hiền ơi, tim tôi để cất trên cây ưu-đàm-bà-la, không đem theo. Lúc ấy sao anh không y thật nói tôi biết anh cần tim tôi? Tôi lúc ấy theo anh đi cho mau! Chi bằng quay lại, thả tôi lên cây, lấy tim xong đi.’ Rồng kia nghe khỉ nói bèn quay đầu, cùng nổi lên mặt nước. Khỉ thấy rồng sắp lên tới bờ, lấy hết sức bình sinh nhảy thật nhanh khỏi lưng rồng, phóc lên cây ưu-đàm-bà-la. Rồng kia ở dưới chờ được một lúc, thấy khỉ trốn lâu không xuống, nói vọng lên: ‘Bạn thân ơi mau xuống, cùng tôi đi về nhà tôi.’ Khỉ im lặng nhất định không xuống. Rồng thấy khỉ lâu xuống bèn nói kệ rằng:

‘Di hầu bạn lành ơi, lấy tim trên cây xong mau xuống. Tôi đưa bạn sang rừng bên kia, nơi ấy tha hồ nhiều cây trái.’


善友獼猴得心已,       Thiện hữu di hầu đắc tâm dĩ,

願從樹上速下來,    Nguyện tòng thụ thượng tốc hạ lai,

我當送汝至彼林,       Ngã đương tống nhữ chí bỉ lâm,

多饒種種諸果處。    Đa nhiêu chủng chủng chư quả xứ. 

Lúc ấy khỉ tư duy như vầy: ‘Rồng này vô trí.’ Nghĩ vậy bèn hướng xuống nói kệ rằng:

             ‘Rồng kia tuy mưu cao nhưng tâm trí hẹp hòi. Chỉ cần người suy xét sẽ thấy, chúng sinh loài nào mà chẳng có tim. Rừng kia tuy cây trái phong nhiêu, cho là những quả hiếm như am-la thì lòng ta nay chẳng để ở đó. Thà ở đây ăn ưu-đàm-bà còn hơn.

汝虬計雖能       Nhữ cầu kế giảo tuy năng khoan,

而心智慮甚劣,    Nhi tâm trí lự thậm hiệp liệt,

汝但諦自思       Nhữ đãn thẩm đế tự tư thốn,

一切眾類誰無心?    Nhất thiết chúng loại thùy vô tâm?

彼林雖復子豐饒,       Bỉ lâm tuy phục tử phong nhiêu,

及諸菴羅等妙果,    Cập chư am la đẳng diệu quả,

我今意實不在彼,       Ngã kim ý thật bất tại bỉ,

寧自食此優曇婆。』  Ninh tự thực thử ưu-đàm-bà.

Lúc ấy Phật nói cho chư tì-khưu biết: ‘Tì-khưu các ông nên biết đại di hầu ấy chính là thân ta, còn đại long kia là Ma Ba-tuần. Lúc ấy mê hoặc ta còn không được, nay muốn dùng những món ngũ dục phóng túng của thế gian để dụ ta, há có thể động tới chỗ ngồi ta được sao?’

Kiều Lương dịch, 9.2021



[1] 優曇婆羅.Theo truyền thuyết Phật giáo, hoa cây này ba ngàn năm mới nở một lần, báo hiệu có kim luân vương hoặc pháp vương hạ sinh.

[2] 婆私師 /bà-tư-sư-trá/, phiên âm, danh từ cổ đại Ấn Độ dùng trỏ những Bà-la-môn đức cao vọng trọng

[3] 菴婆果, 閻浮果, 梨拘闍果, 頗那娑果, 鎮頭迦果 


Truyện chép trong Phật Bổn Hạnh Tập Kinh 佛本行集經, quyển thứ 31. 

https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T03n0190_p0796b08

Comments

Popular Posts

21. Chuyện Người Con Gái Xinh Đẹp Của Vua Ba-tư-nặc

Truyện 21. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xưa vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, toàn cung ái kính. Vua cha nói nàng, “Con nhờ sức cha mà được toàn cung ái kính.” Con gái đáp cha rằng, “Con có nghiệp lực, chứ không nhờ sức cha.” Hỏi như vậy ba lần đều đáp như trước. Lúc ấy vua tức giận nói rằng, “Nay ta muốn thử coi con có dựa vào nghiệp lực mình không. Không có cái gọi là nghiệp lực.” Ra lệnh cho tả hữu vô tìm khắp trong thành ấy một người ăn mày nghèo rốt. Quan lính theo lệnh vua đi tìm, được một người hạ tiện dắt về gặp vua. Vua liền lấy con gái Thiện Quang trao phó cho kẻ hạ tiện ấy. Vua nói con gái, “Nếu con có nghiệp lực riêng của mình chứ không nhờ vào ta, từ nay trở đi để nghiệm coi là biết.” Thiện Quang vẫn đáp, “Con có nghiệp lực.” Rồi cùng với cùng nhân dắt nhau ra đi. Hỏi chồng rằng, “Anh trước đây có cha mẹ không?” Cùng nhân đáp, “Cha tôi trước đây là đệ nhất trưởng giả trong thành Xá-vệ, cha mẹ trong nhà đều đã qu

74. Phật Kể Chuyện Ngày Trước Độ Các Ông A-nặc Kiều-trần-như

Truyện 74, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 6  Phật ở thành Vương Xá thuyết pháp độ A Nặc Kiều Trần Như, Thích Đề Hoàn Nhân, và vua Tần Bà Sa La. Mấy ông ấy mỗi người dắt theo tám vạn bốn ngàn người, tất cả đều đắc đạo. Chư tì-khâu lấy làm lạ từng ấy người được dứt hẳn ba đường ác. Phật nói, “Chẳng những ngày nay thôi, trong đời quá khứ cũng đã từng tế bạt họ.”  Chư tì-khâu hỏi, “Chuyện tế bạt trong đời trước đó như thế nào?”  Phật kể, “Trong đời quá khứ có một đoàn người đi buôn, họ ra biển tìm báu vật, trên đường về tới một cách đồng lớn thì gặp mãng xà, mãng xà thân ngóc lên cao sáu câu-lâu-xá, vây quanh đoàn thương nhân, bốn phía đều phong tỏa không có lối thoát. Đoàn thương nhân trong bụng kinh hãi, ai nấy đều kêu lên, ‘Thiên thần địa thần có lòng từ bi xin cứu chúng tôi.’ Lúc ấy có voi trắng với sư tử đi tới, sư tử nhảy tới đánh dập đầu mãng xà, khiến cho đoàn thương nhân thoát đại nạn. Mãng xà kịp phun độc trong miệng thương hại sư tử và cả voi trắng. Lúc sư tử và voi trắng mạng sống vẫn

34. Quán Vô Thường Là Thuốc Trị Nhiều Bệnh

Dụ 34. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Thiên hạ thảo mộc đều làm thuốc được, chẳng qua do không sành sỏi nên không biết mà thôi. Xưa có thánh y vương tên là Kì-vực, năng hòa hợp dược thảo làm hình đồng tử, ai thấy cũng vui mừng, chúng bệnh đều khỏi. Hoặc lấy một loại cỏ trị chúng bệnh, hoặc lấy nhiều loại cỏ trị nhất bệnh, cỏ trong thiên hạ không loài nào không có chỗ dùng, bệnh trong thiên hạ không bệnh nào không trị được. Kì-vực mệnh chung, thiên hạ dược thảo cùng lúc khóc, đồng thanh, ‘Tôi dùng trị bệnh được, chỉ có Kì-vực mới biết rõ tôi mà thôi. Kì-vực chết rồi không có ai biết tôi nữa, người đời sau hoặc dùng sai, hoặc tăng hoặc giảm khiến bệnh không khỏi, làm cho người trên đời cho tôi không có thần hiệu, vì nghĩ như vậy mà khóc.’ Chỉ có một loài là ha-lê-lặc ở riêng một chỗ là không khóc, nó tự nhủ rằng, ‘Tôi trị được chúng bệnh, người nào uống tôi thì bệnh lành, không uống tôi thì không thể tự lành, không cần người ta phải biết mình nên không khóc.’  Kì-vực dụ cho Phật, chúng dược thảo

84. Người Cụt Tay Chân Cảm Ân Phật Mà Sinh Lên Cõi Trời

Truyện 84, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  Xưa  nước Xá-vệ có người phạm vào vương pháp, bị chặt hết tay chân, vứt bỏ đầu đường. Phật đi đường nhìn thấy, tới bên hỏi, “Ngươi bây giờ khổ chi nhất?” Người cụt đáp, “Khổ nhất là đói.” Liền sai A-nan đem cơm cho. Người cụt mệnh chung sinh lên cõi trời, cảm ơn sâu dày của Phật, xuống cung dưỡng Phật, Phật thuyết pháp cho, đắc tu-đà-hoàn.  Tì-khâu hỏi Phật, “Nhờ nghiệp hạnh chi mà sinh lên cõi trời?” Phật kể, “Người ấy trước ở trong cõi người bị chặt tay chân, vứt bỏ ngoài đường. Phật tới bên, sai đồ đệ đưa cơm cho, người ấy lòng vui mừng, mệnh chung sinh lên cõi trời, lại xuống chỗ ta nghe pháp mà đắc đạo.”     Văn 刖手足人感念佛恩而得生天緣 昔舍衛國,有人犯於王法,截其手足,擲著道頭。佛行見之,即往到邊,而問言曰:「汝於今日,以何為苦?」刖人答言:「我最苦餓。」即勅阿難,使與彼食。其刖人命終生天,感佛厚恩,來下供養,佛為說法,得須陀洹。 比丘問言:「以何業行,生於天上?」 佛言:「昔在人中,被刖手足擲於道頭,佛到其所,勅與其食,心生歡喜,命終生天,重於我所,聞法得道。」 Âm. Ngoạt Thủ Túc Nhân Cảm Niệm Phật Ân Nhi Đắc Sinh Thiên Duyên Tích Xá-vệ quốc, hữu nhân phạm ư vương pháp, tiệt kì thủ túc, trịch trước đạo đầu. Phật hà