Đời
nhà Đường có một đại sư tên là Đức Sơn, tinh thông luật tạng, lại thông đạt nhiều
kinh điển, trong các kinh thì “Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật” là đại sư đắc
ý nhất. Vì có họ Chu nên người ta mới xưng cho một tên rất đẹp là Chu Kim
Cương.
Đương
thời thiền tông ở phương Nam rất thịnh hành, đại sư Đức Sơn không bằng lòng bảo:
“Người xuất gia, ngàn kiếp học uy nghi của Bụt, vạn kiếp học tế hạnh của Bụt
chưa chắc là học thành Phật đạo, hạng con cháu ma quỷ của thiền tông phương Nam
đó sao dám nói càn là: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.” Ta phải đánh
thẳng vào hang ổ của chúng, diệt sạch lũ nghiệt chủng này để báo đáp ân của Phật
tổ.”
Đại
sư Đức Sơn gánh bộ “Thanh Long Sớ Sao” do mình viết rồi thãng nhiên ra khỏi Tứ
Xuyên hướng Lễ Dương ở tỉnh Hồ Nam mà đi.
Ngày
nọ trên đường đi, đột nhiên đại sư thấy bụng đói cồn cào, thấy trước mặt có một
quán trà, trong quán có một bà già đang bán bánh nướng. Đức Sơn vào trong quán
định mua bánh ăn cho đỡ đói. Bà già thấy Đức Sơn gánh một gánh to, mới hiếu kì
hỏi: “Cái gánh to như vậy, trong có chứa vật chi thưa ông?”
-
Là Thanh Long Sớ Sao.
-
Thanh Long Sớ Sao là gì?
-
Là bản chú giải kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật của ta.
Đại
sư Đức Sơn đối với trước tác đó của mình tỏ vẻ rất đắc ý.
“Nói
vậy thì đại sư nghiên cứu kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất kĩ?”
“Có
thể nói như vậy.”
“Vậy
tôi có vấn đề muốn thỉnh giáo ông, nếu ông đáp được, thì tôi dâng bánh biếu ông
điểm tâm, nếu không đáp được thì xin mời ông mau mau ra khỏi chỗ này.”
Đại
sư Đức Sơn trong lòng nghĩ:
“Giảng
giải kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật thì ta là giỏi nhất rồi, bà già này là ai
dễ dàng vặn vẹo ta cho được.” Liền cao hứng bảo: “Có vấn đề gì bà nói rõ ra hết
đây.”
Bà
già dâng bánh lên nói: “Trong kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật có nói ‘quá khứ tâm
bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.’ Không biết đại
sư ngài muốn điểm tâm nào?”
Đại
sư Đức Sơn nghe bà già nói vậy, đứng trơ ra một lúc, tuyệt nhiên không nói nên
lời. Trong lòng vừa xấu hổ vừa bực bội, chỉ có cách là quảy gánh “Thanh Long Sớ
Sao” buồn bã ra đi.
Đại
sư Đức Sơn sau lần lĩnh thụ giáo huấn ấy thì không dám khinh thị những người tu
hành trong nhà thiền nữa, sau đó tìm tới Long Đàm và chí thành tham yết tổ sư
Long Đàm, từ đó dũng mãnh tinh tiến, cuối cùng thấu được bản tâm.
Comments
Post a Comment