Có một hôm trong cung bay tới một dải lụa tinh tế và mĩ lệ. Người trong cung mới lần đầu thấy. Quốc vương triệu tập các vị đại thần cùng nhau nghiên cứu. Dải lụa hoa lệ truyền qua tay từng người, mỗi vị đại thần đều khen là hi hữu khó được, xôn xao bàn luận, truyền tay nhau dải lụa. Các đại thần cuối cùng kết luận đó là gấm hoa trời ban, đó là điềm dự báo quốc vương anh minh, quốc gia cường thạnh. Mỗi vị đại thần đều khẳng định như vậy.
Chỉ có một người tiếp nhận dải lụa hoa lệ trời ban thưởng ấy không thèm nhìn mà truyền ngay cho người bên cạnh, không một lời khen. Quốc vương trên bảo tòa thấy vậy hỏi, “Thụ-đề-ca, ai cũng cao hứng, khanh vì sao không nói lời nào?” Thụ-đề-ca lộ xuất vẻ thẹn thùng đáp, “Thần không dám lừa dối quốc vương, đó không phải bảo vật trời ban mà là khăn tắm thần phơi sau hậu viện bị gió thổi tới.”
Vài ngày sau, một đóa hoa kim sắc to bằng cái bánh xe bị gió thổi lạc tới trước cung điện. Quốc vương cùng đại thần lại cùng chiêm bốc, lại năm ba người thành nhóm nghị luận rộn ràng, không biết vì sao mà có chuyện đó. Mọi người đều đồng thanh dị khẩu kết luận rằng đó là thiên nữ tán hoa. Đó là điềm lành báo rằng quốc vương anh minh, quốc gia cường thạnh. Chúng đại thần lại lần nữa khẳng định như vậy.
Chỉ có Thụ-đề-ca lại lần nữa không nói chi.
Quốc vương hỏi, “Thụ-đề-ca ai cũng cao hứng, sao khanh không nói chi?”
Thụ-đề-ca lộ vẻ khó nói đáp, “Thần không dám khinh đại vương, đó chẳng phải là thiên nữ tán hoa mà là hoa nhà thần điêu lạc tới đây.”
Văn võ bách quan bắt đầu tranh luận xôn xao, rõ ràng là gấm hoa trên trời xuống mà Thụ-đề-ca ương ngạnh nói của mình. Rõ ràng là hoa nhà trời mà Thụ-đề-ca cứ một mực nói là hoa nhà ông ta khô rụng. Thật là ô nhục người quá đáng!
Quốc vương nói, “Nếu là hoa nhà thần, vậy thì để trẫm tới xem.”
Quốc vương dẫn một đoàn quan thần đi tới gia môn Thụ-đề-ca. Tại cổng có một đứa nhỏ rất đoan chính khả ái. Quốc vương khen, ‘Thụ-đề-ca, nhất định đó là con cháu của thần phải không?”
Thụ-đề-ca lắc đầu đáp, “Đại vương, không phải con cháu thần, chỉ là bộc nhân giữ cửa thôi.”
Tới chính thất của Thụ-đề-ca thấy có một em gái, rất đoan trang tú lệ.
Quốc vương hỏi, “Thụ-đề-ca, có phải con gái nhà thần không?”
Thụ-đề-ca lắc đầu, “Không phải con gái mà là tì nữ quét phòng.”
Một đoàn người đi tới trước đại sảnh, trong phòng toàn bạch ngân làm tường, thủy tinh lát đất. Quốc vương xưa nay chưa thấy sàn lát đầy thủy tinh, nghi rằng đó là nước, do dự không dám vào. Thụ-đề-ca thấy quốc vương nghi lự, bước lên trước dẫn đường.
Quốc vương thấy phu nhân Thụ-đề-ca, tướng mạo đoan nghiêm cả đời không ai bằng. Thụ-đề-ca có một tòa lầu mười hai tầng, quốc vương lên tầng cao nhất, nhìn thấy cảnh sắc phía đông thì quên phía tây, thấy cảnh phía nam thì quên phía bắc.
Thụ-đề-ca dắt quốc vương ra hậu viện du ngoạn, xuống ngâm trong hồ tắm có suối chảy qua. Trên cây có quả thơm hơn thứ quả quốc vương từng ăn qua gấp bội lần. phòng sinh hoạt buổi tối còn không lời mà tả vẻ đẹp khinh nhu thư thích của nó.
Quốc vương tới lần đầu mà ở lại nhà Thụ-đề-ca hai tháng. Cuối cùng, mặc dù chúng đại thần thúc lắm mà vua cứ bịn rịn không muốn về, vua mới cầm tấm lụa gấm trân bảo kim ngân hi hữu mà Thụ-đề-ca tặng về cung.
Về trong cung rồi quốc vương cùng đại thần thương nghị. “Các khanh, Thụ-đề-ca là quan thần của trẫm, phòng ốc, vợ con, nô bộc đều hơn trẫm, trẫm muốn lấy vợ và xá trạch của hắn quy về trẫm được không?”
Chúng thần phụ họa đáp, quốc vương là chí tôn một nước, đương nhiên được.
Quốc vương phái một binh đội lớn chuẩn bị trưng thu đại trạch của Thụ-đề-ca. Đại quân tiến vào cửa, thì trước cửa xuất hiện một đại lực sĩ, trên tay cầm thủ trường kim sắc. Kim trượng vừa chỉ đưa về trước, đại quân như say rượu đổ cả xuống đất. Binh sĩ đến cả cửa cũng không tới vào được, đành quay về cung.
Cả quân đội cường đại cũng không tới được sản nghiệp của Thụ-đề-ca. Quốc vương đành phái sứ giả tới gọi Thụ-đề-ca vô cung. Hai người cùng ngồi một xe đi tới tinh xá Phật.
Quốc vương hỏi Phật, ‘Thế Tôn, Thụ-đề-ca là thần tử của trẫm, có công đức chi mà vợ con nhà cửa đều hơn trẫm?”
Phật nói, “Rất lâu trước đây có một đôi vợ chồng ở nơi sơn lâm ít bóng người, từng có năm trăm thương nhân mang theo bảo vật quý trọng đi vào núi, khí hậu ác chướng giữ đoàn thương nhân kẹt lại san lộ hiểm ác, may mà gặp phải hai vợ chồng thông thuộc đường núi mà thoát nạn.
Hai vợ chồng lại từng cứu một tu hành nhân bị bệnh trong núi hoang. Không kể giàu nghèo, hai người đều kiếm chỗ tránh mưa tránh gió cho hành khách bị lỡ đường lâm vào khốn cảnh, chuẩn bị chăn gối ấm cúng, nước uống, lương thực và đèn đuốc cho họ. Nguyện vọng cuối đời của hai người là, tương lai sinh hoạt còn hơn cả cõi trời nữa.
Vị hành giả ở trong núi vừa nghèo vừa bệnh ấy chính là tôi. Năm vị thương nhân kia vào đời sau xuất gia chứng đắc quả vị a-la-hán. Người bố thí rộng rãi ở chốn núi rừng hoang vu ấy chính là vợ chồng Thụ-đề-ca. Hiện nay nhờ công đức bố thí đó mà nguyện vọng của quá khứ thành hiện thật.
Comments
Post a Comment