Skip to main content

Chương XI - XX

11. Bụt dạy: “Nuôi một trăm người phàm chẳng bằng nuôi một người thiện, nuôi một ngàn người thiện chẳng bằng nuôi một người giữ năm giới, nuôi một vạn người giữ năm giới chẳng bằng nuôi một vị Tu-đà-hoàn, nuôi một triệu vị Tu-đà-hoàn chẳng bằng nuôi một vị Tư-đà-hàm, nuôi mười triệu vị Tư-đà-hàm chẳng bằng nuôi một vị A-na-hàm, nuôi một trăm ngàn vị A-na-hàm chẳng bằng nuôi một vị A-la-hán, nuôi một triệu vị A-la-hán chẳng bằng nuôi một vị Phật Bích-chi, nuôi mười triệu vị Phật Bích-chi chẳng bằng lấy giáo nghĩa Phật, Pháp, Tăng tế độ hai bậc làm cha mẹ mình của một kiếp, tế độ ngàn ức song thân chẳng bằng nuôi một vị Bụt– là bậc nguyện học cầu đạo giác ngộ để tế độ chúng sanh. Nuôi người lành thì phúc rất sâu nặng, người phàm thờ trời đất, quỷ thần chẳng bằng hiếu kính cha mẹ, cha mẹ chính là những thần linh tối thượng.”

佛言:「飯凡人百不如飯一善人,飯善人千不如飯持五戒者一人,飯持五戒者萬人不如飯一須陀洹,飯須陀洹百萬不如飯一斯陀含,飯斯陀含千萬不如飯一阿那含,

飯阿那含一億不如飯一阿羅漢,飯阿羅漢十億不如飯辟支佛一人,飯辟支佛百億不如以三尊之教度其一世二親,教親千億不如飯一佛——學願求佛,欲濟眾生也。飯善人福最深重,凡人事天地鬼神,不如孝其親矣,二親最神也。」

Phật ngôn: “Phạn phàm nhân bách bất như phạn nhất thiện nhân, phạn thiện nhân thiên bất như phạn trì ngũ giới giả nhất nhân, phạn trì ngũ giới giả vạn nhân bất như phạn nhất Tu-đà-hoàn, phạn Tu-đà-hoàn bách vạn bất như phạn nhất Tư-đà-hàm, phạn Tư-đà-hàm thiên vạn bất như phạn nhất A-na-hàm, phạn A-na-hàm nhất ức bất như phạn nhất A-la-hán, phạn A-la-hán thập ức bất như phạn Bích-chi Phật nhất nhân, phạn Bích-chi Phật bách ức bất như dĩ tam tôn chi giáo độ kì nhất thế nhị thân, giáo thân thiên ức bất như phạn nhất Phật --- học nguyện cầu Phật, dục tế chúng sinh dã. Phạn thiện nhân phúc tối thâm trọng, phàm nhân sự thiên địa quỷ thần, bất như giáo kì thân hĩ, nhị thân tối thần dã.”

12. Bụt dạy: “Người ta có năm điều khó: nghèo bố thí khó, sang giàu học đạo khó, làm cho sinh mạng bất tử khó, đọc được kinh Phật khó, sinh vào đời có Phật khó.”

佛言:「天下有五難:貧窮布施難、豪貴學道難、制命不死難、得睹佛經難、生值佛世難。」

Phật ngôn: “Thiên hạ hữu ngũ nan: bần cùng bố thí nan, hào quý học đạo nan, chế mệnh bất tử nan, đắc đổ Phật kinh nan, sinh trị Phật thế nan.”

13. Có đệ tử hỏi Phật: “Làm sao đắc đạo được? Làm sao biết được mạng mình trong các đời quá khứ?” Phật đáp: “Đạo không có hình tướng, biết chỉ thêm vô ích, nên lập chí hành đạo thì hơn; giống như mài gương, bụi bặm rơi rớt hết để còn lại ánh sáng, thì thế nào cũng soi được hình, dứt bỏ dục mà ôm lấy cái không thì sẽ thấy được đạo chân chính và biết được đời quá khứ.”

有沙門問佛:「以何緣得道?奈何知宿命?」佛言:「道無形,知之無益,要當守志行;譬如磨鏡,垢去明存,即自見形,斷欲守空,即見道真,知宿命矣。」

Hữu Sa-môn vấn Phật: “Dĩ hà duyên đắc đạo? Nại hà tri túc mệnh?” Phật ngôn: “Đạo vô hình, tri chi vô ích, yếu đương thủ chí hành; thí như ma kính, cấu khứ minh tồn, tức tự kiến hình, đoạn dục thủ không, tức kiến đạo chân, tri túc mệnh hĩ.”

14. Bụt dạy: “Như thế nào mới gọi là thiện? Chỉ có hành đạo giác ngộ là thiện.”

佛言:「何者為善?唯行道善。

Phật ngôn: “Hà giả vi thiện? Duy hành đạo thiện.”

15. Cái gì lớn lao vô cùng? Chí hợp với đạo là lớn lao vô cùng. Cái gì mạnh mẽ nhất? Nhẫn nhục là sức mạnh lớn nhất, nhẫn thì không oán, tất được người tôn kính. Cái gì chiếu sáng nhất? Trừ sạch rác trong tâm, dứt hết mọi việc ác, trong lòng thanh tịnh không còn vết nhơ, thì từ lúc chưa có trời đất cho đến nay, mọi biến chuyển của mười phương, mọi mầm mống chưa phát hiện ra không có gì không biết, không có gì không thấy, không có gì không nghe được; đắc nhất thiết trí [là trí tuệ biết tất cả], như vậy mới gọi là chiếu sáng nhất.”

何者最大?志與道合大。何者多力?忍辱最健,忍者無怨,必為人尊。何者最明?心垢除、惡行滅,內清淨無瑕;未有天地,逮于今日,十方所有,未見之萌,得無不知、無不見、無不聞,得一切智,可謂明乎。」

Hà giả tối đại? Chí dữ đạo hợp đại. Hà giả đa lực? Nhẫn nhục tối kiện, nhẫn giả vô oán, tất vi nhân tôn. Hà giả tối minh? Tâm cấu trừ, ác hành diệt, nội thanh tịnh vô hà; vị hữu thiên địa, đãi vu kim nhật, thập phương sở hữu, vị kiến chi manh, đắc vô bất tri, vô bất kiến, vô bất khai, đắc nhất thiết trí, khả vị minh hô.”

16. Bụt dạy: “Người ôm ấp ái dục chẳng thấy được đạo, giống như nước đục, lấy năm ngón tay mà khuấy động, người ta đến bên mặt nước ấy soi không thể thấy được ảnh của mình; ái dục chất chứa đầy dẫy, lòng đầy ô trọc cho nên không thấy được đạo. Nước lắng, gạn hết ô uế, thanh tịnh không dơ bẩn thì sẽ thấy được bóng mình nơi nước. Lửa cháy mạnh dưới đáy nồi, nước trong nồi sôi sùng sục, lấy vải đậy lên trên, chúng sinh tới nhìn cũng không thấy được ảnh phản chiếu. Trong tâm thì ba độc sôi sùng sục, ngoài thì năm thứ [giác quan] che lấp rốt cuộc chẳng thấy được đạo. Chỉ có khi rác tâm dứt hết mới biết chỗ qua lại của quỷ thần, đường đi của sinh tử, quốc độ của chư Phật, và chỗ phát sinh của đạo đức.

佛言:「人懷愛欲不見道,譬如濁水,以五彩投其中,致力攪之,眾人共臨水上,無能睹其影者;愛欲交錯,心中為濁,故不見道;水澄穢除,清淨無垢,即自見形。猛火著釜下,中水踊躍,以布覆上,眾生照臨,亦無睹其影者;心中本有三毒涌沸在內,五蓋覆外,終不見道;要心垢盡,乃知魂靈所從來,生死所趣向,諸佛國土、道德所在耳。」

Phật ngôn: “Nhân hoài ái dục bất kiến đạo, thí như trọc thủy, dĩ ngũ thái đầu kì trung, trí lực giảo chi, chúng nhân cộng lâm thủy thượng,vô năng đổ kì ảnh giả; ái dục giao thác, tâm trung vi trọc, cố bất kiến đạo; thủy trừng uế trừ, thanh tịnh vô cấu, tức tự kiến hình. Mãnh hỏa trứ phủ hạ, trung thủy dũng dược, dĩ bố phúc thượng, chúng sinh chiếu lâm, diệc vô đổ kì ảnh giả; tâm trung bổn hữu tam độc dũng phí tại nội, ngũ cái phúc ngoại, chung bất kiến đạo; yếu tâm cấu tận, nãi tri quỷ linh sở tòng lai, sinh tử sở thú hướng, chư Phật quốc độ, đạo đức sở tại nhĩ.”

17. Bụt dạy: “Người cầu đạo ví như cầm đuốc sáng đi vào chỗ tối, bóng tốc liền tan chỉ còn lại ánh sáng; học đạo thấy được chân lí thì mọi ngu si đều tan biến, không có gì không thấy, không biết.

佛言:「夫為道者,譬如持炬火入冥室中,其冥即滅而明猶在,學道見諦,愚癡都滅,得無不見。」

Phật ngôn: “Phù vị đạo giả, thí như trì cự hỏa nhập minh thất trung, kì minh tức diệt nhi minh do tại, học đạo kiến đế, ngu si đô diệt, đắc vô bất kiến.”

?. Bụt dạy: “Ta niệm đạo như thế nào? Ta hành đạo như thế nào? Ta nói đạo như thế nào? Ta niệm đạo chân lí, dù một khắc cũng không xao nhãng.

佛言:「吾何念念道?吾何行行道?吾何言言道?吾念諦道,不忽須臾也。」

Phật ngôn: “Ngô hà niệm niệm đạo? Ngô hà hành hành đạo? Ngô hà ngôn ngôn đạo? Ngô niệm đế đạo, bất hốt tu du dã.”

19. Bụt dạy: “Thấy trời đất nhắc lòng nhớ trời đất không thường hằng, thấy sông núi nhắc lòng nhớ sông núi không thường hằng, thấy muôn vật hình thể biến chuyển nhắc lòng nhớ muôn vật và thịnh suy không thường hằng; dưỡng tâm như vậy chẳng bao lâu sẽ đắc đạo.”

佛言:「睹天地念非常,睹山川念非常,睹万物形體豐熾念非常;執心如此,得道疾矣。」

Phật ngôn: “Đổ thiên địa niệm phi thường, đổ sơn xuyên niệm phi thường, đổ vạn vật hình thể phong sí niệm phi thường; chấp tâm như thử, đắc đạo tật hĩ.”

? Bụt dạy: “Ngày nào cũng hay niệm điều lành, làm điều lành thì lòng tin sẽ vững, phúc đức của người làm việc này là không thể đo lường.

佛言:「一日行,常念道、行道,遂得信根,其福無量。」

Phật ngôn: “Nhất nhật hành, thường niệm đạo, hành đạo, toại đắc tín căn, kì phúc vô lượng.”

20. Bụt dạy: “Quán sát kĩ bốn yếu tố trong thân thể thì thấy mỗi đại có tên riêng của nó mà không có thật, cái ta chỉ nhờ vào đó mà sinh tạm ra thôi, sinh rồi lại diệt, việc đó thật như huyễn.”

佛言:「熟自念身中四大,名自有名都為無,吾我者寄生,生亦不久,其事如幻耳。」

Phật ngôn: “Thục tự niệm thân trung tứ đại, danh tự hữu danh đô vi vô, ngô ngã giả kí sinh, sinh diệc bất cửu, kì sự như huyễn nhĩ.”

Comments

Popular Posts

21. Chuyện Người Con Gái Xinh Đẹp Của Vua Ba-tư-nặc

Truyện 21. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xưa vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, toàn cung ái kính. Vua cha nói nàng, “Con nhờ sức cha mà được toàn cung ái kính.” Con gái đáp cha rằng, “Con có nghiệp lực, chứ không nhờ sức cha.” Hỏi như vậy ba lần đều đáp như trước. Lúc ấy vua tức giận nói rằng, “Nay ta muốn thử coi con có dựa vào nghiệp lực mình không. Không có cái gọi là nghiệp lực.” Ra lệnh cho tả hữu vô tìm khắp trong thành ấy một người ăn mày nghèo rốt. Quan lính theo lệnh vua đi tìm, được một người hạ tiện dắt về gặp vua. Vua liền lấy con gái Thiện Quang trao phó cho kẻ hạ tiện ấy. Vua nói con gái, “Nếu con có nghiệp lực riêng của mình chứ không nhờ vào ta, từ nay trở đi để nghiệm coi là biết.” Thiện Quang vẫn đáp, “Con có nghiệp lực.” Rồi cùng với cùng nhân dắt nhau ra đi. Hỏi chồng rằng, “Anh trước đây có cha mẹ không?” Cùng nhân đáp, “Cha tôi trước đây là đệ nhất trưởng giả trong thành Xá-vệ, cha mẹ trong nhà đều đã qu

74. Phật Kể Chuyện Ngày Trước Độ Các Ông A-nặc Kiều-trần-như

Truyện 74, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 6  Phật ở thành Vương Xá thuyết pháp độ A Nặc Kiều Trần Như, Thích Đề Hoàn Nhân, và vua Tần Bà Sa La. Mấy ông ấy mỗi người dắt theo tám vạn bốn ngàn người, tất cả đều đắc đạo. Chư tì-khâu lấy làm lạ từng ấy người được dứt hẳn ba đường ác. Phật nói, “Chẳng những ngày nay thôi, trong đời quá khứ cũng đã từng tế bạt họ.”  Chư tì-khâu hỏi, “Chuyện tế bạt trong đời trước đó như thế nào?”  Phật kể, “Trong đời quá khứ có một đoàn người đi buôn, họ ra biển tìm báu vật, trên đường về tới một cách đồng lớn thì gặp mãng xà, mãng xà thân ngóc lên cao sáu câu-lâu-xá, vây quanh đoàn thương nhân, bốn phía đều phong tỏa không có lối thoát. Đoàn thương nhân trong bụng kinh hãi, ai nấy đều kêu lên, ‘Thiên thần địa thần có lòng từ bi xin cứu chúng tôi.’ Lúc ấy có voi trắng với sư tử đi tới, sư tử nhảy tới đánh dập đầu mãng xà, khiến cho đoàn thương nhân thoát đại nạn. Mãng xà kịp phun độc trong miệng thương hại sư tử và cả voi trắng. Lúc sư tử và voi trắng mạng sống vẫn

34. Quán Vô Thường Là Thuốc Trị Nhiều Bệnh

Dụ 34. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Thiên hạ thảo mộc đều làm thuốc được, chẳng qua do không sành sỏi nên không biết mà thôi. Xưa có thánh y vương tên là Kì-vực, năng hòa hợp dược thảo làm hình đồng tử, ai thấy cũng vui mừng, chúng bệnh đều khỏi. Hoặc lấy một loại cỏ trị chúng bệnh, hoặc lấy nhiều loại cỏ trị nhất bệnh, cỏ trong thiên hạ không loài nào không có chỗ dùng, bệnh trong thiên hạ không bệnh nào không trị được. Kì-vực mệnh chung, thiên hạ dược thảo cùng lúc khóc, đồng thanh, ‘Tôi dùng trị bệnh được, chỉ có Kì-vực mới biết rõ tôi mà thôi. Kì-vực chết rồi không có ai biết tôi nữa, người đời sau hoặc dùng sai, hoặc tăng hoặc giảm khiến bệnh không khỏi, làm cho người trên đời cho tôi không có thần hiệu, vì nghĩ như vậy mà khóc.’ Chỉ có một loài là ha-lê-lặc ở riêng một chỗ là không khóc, nó tự nhủ rằng, ‘Tôi trị được chúng bệnh, người nào uống tôi thì bệnh lành, không uống tôi thì không thể tự lành, không cần người ta phải biết mình nên không khóc.’  Kì-vực dụ cho Phật, chúng dược thảo

84. Người Cụt Tay Chân Cảm Ân Phật Mà Sinh Lên Cõi Trời

Truyện 84, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  Xưa  nước Xá-vệ có người phạm vào vương pháp, bị chặt hết tay chân, vứt bỏ đầu đường. Phật đi đường nhìn thấy, tới bên hỏi, “Ngươi bây giờ khổ chi nhất?” Người cụt đáp, “Khổ nhất là đói.” Liền sai A-nan đem cơm cho. Người cụt mệnh chung sinh lên cõi trời, cảm ơn sâu dày của Phật, xuống cung dưỡng Phật, Phật thuyết pháp cho, đắc tu-đà-hoàn.  Tì-khâu hỏi Phật, “Nhờ nghiệp hạnh chi mà sinh lên cõi trời?” Phật kể, “Người ấy trước ở trong cõi người bị chặt tay chân, vứt bỏ ngoài đường. Phật tới bên, sai đồ đệ đưa cơm cho, người ấy lòng vui mừng, mệnh chung sinh lên cõi trời, lại xuống chỗ ta nghe pháp mà đắc đạo.”     Văn 刖手足人感念佛恩而得生天緣 昔舍衛國,有人犯於王法,截其手足,擲著道頭。佛行見之,即往到邊,而問言曰:「汝於今日,以何為苦?」刖人答言:「我最苦餓。」即勅阿難,使與彼食。其刖人命終生天,感佛厚恩,來下供養,佛為說法,得須陀洹。 比丘問言:「以何業行,生於天上?」 佛言:「昔在人中,被刖手足擲於道頭,佛到其所,勅與其食,心生歡喜,命終生天,重於我所,聞法得道。」 Âm. Ngoạt Thủ Túc Nhân Cảm Niệm Phật Ân Nhi Đắc Sinh Thiên Duyên Tích Xá-vệ quốc, hữu nhân phạm ư vương pháp, tiệt kì thủ túc, trịch trước đạo đầu. Phật hà