Có một bác nông dân sắp từ biệt cõi đời, muốn lấy kinh nghiệm canh tác của mình truyền lại cho các con, bèn gọi chúng lại bên nói rằng: “Này các con, ba sắp lìa khỏi đời này, các con hãy tìm lấy những thứ ba chôn trong vườn nho, mang tới hết đây.” Bầy con tưởng những thứ chôn giấu ấy là vàng bạc châu báu. Sau khi cha mất rồi, chúng nó bới hết vườn nho lên, tìm không thấy bảo vật gì, nhưng đất vườn nho hóa ra màu mỡ, vì vậy mà năm đó được một mùa nho bội thu hơn những năm trước.
Chuyện này ý nói, lao động là bảo vật quý giá nhất.
Truyện 21. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2. Xưa vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, toàn cung ái kính. Vua cha nói nàng, “Con nhờ sức cha mà được toàn cung ái kính.” Con gái đáp cha rằng, “Con có nghiệp lực, chứ không nhờ sức cha.” Hỏi như vậy ba lần đều đáp như trước. Lúc ấy vua tức giận nói rằng, “Nay ta muốn thử coi con có dựa vào nghiệp lực mình không. Không có cái gọi là nghiệp lực.” Ra lệnh cho tả hữu vô tìm khắp trong thành ấy một người ăn mày nghèo rốt. Quan lính theo lệnh vua đi tìm, được một người hạ tiện dắt về gặp vua. Vua liền lấy con gái Thiện Quang trao phó cho kẻ hạ tiện ấy. Vua nói con gái, “Nếu con có nghiệp lực riêng của mình chứ không nhờ vào ta, từ nay trở đi để nghiệm coi là biết.” Thiện Quang vẫn đáp, “Con có nghiệp lực.” Rồi cùng với cùng nhân dắt nhau ra đi. Hỏi chồng rằng, “Anh trước đây có cha mẹ không?” Cùng nhân đáp, “Cha tôi trước đây là đệ nhất trưởng giả trong thành Xá-vệ, cha mẹ trong nhà đều đ...
Comments
Post a Comment