Skip to main content

Posts

Showing posts from May, 2011

88. Bác tiều phu và thần Hermes (249)

Bác tiều phu đang đốn củi bên sông, lỡ tay đánh văng lưỡi rìu xuống sông, bị nước sông cuốn mất tăm. Bác tiều phu ngồi bên bờ sông khóc lóc sầu thảm. Thần Hermes [1] biết việc ấy, thương xót bác, hiện tới hỏi vì sao bác khóc, rồi lặn xuống sông vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng. Thần Hermes hỏi đó phải rìu của bác không, bác đáp là không. Thần Hermes lặn xuống nước lại vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc, hỏi đó phải rìu của bác đánh rơi không, nhưng bác tiều phu vẫn đáp không phải. Thần Hermes lặn xuống nước lần thứ ba, vớt lên đúng lưỡi rìu của người tiều phu; bác liền nhận đó là lưỡi rìu mình đánh mất. Thần Hermes rất tán thưởng tính thành thật của bác tiều phu, bèn tặng luôn cho bác hai lưỡi rìu bằng vàng và bằng bạc. Bác tiều phu cầm ba lưỡi rìu về nhà, kể tường tận chuyện đã xảy ra cho bạn bè nghe. Trong đám bạn ấy có một người tham lam, y liền quyết định thử vận may. Y ra sông, cố ý đánh văng lưỡi rìu của mình vào nước, rồi ngồi khóc. Thần Hermes lại hiện ra, hỏi vì sao anh ta khóc, rồ...

5. Lầu sò chợ bể

Ngày xưa, trong sa mạc có một tòa thành nhỏ tráng lệ... Lúc mặt trời mới lên, đứng ở xa nhìn thì thấy có cổng thành, đền đài, cung điện, có cả người qua lại. Mặt trời dần dần lên cao thì thành bảo cũng mờ nhạt, rồi biến đi không thấy nữa. Thỉnh thoảng có người tới, cho đó là một thiên đường khoái lạc, không biết tòa thành bảo mĩ lệ ấy chỉ là huyễn tượng do không khí trong sa mạc tạo nên mà thôi, không thể nào với tới được. Có một đoàn thương nhân từ phương xa lại, chợt nhìn thấy tòa thành bảo mĩ lệ trong sa mạc ấy, lòng tưởng nếu vào được trong ấy làm ăn thì nhất định sẽ kiếm được nhiều tiền mà giàu lên. Cho nên cả bọn hăm hở bước đi. Nhưng hễ tới gần thành bảo thì nó lại lùi ra xa, lúc ấy, họ mới chán nản kêu than: “Mệt quá! Nóng quá! Khát quá!” Lúc mặt trời chiếu lên khí nóng thì xem giống như có bầy ngựa hoang đang ruổi đi. Họ tưởng có nước, lại vội vã tiến lên phía trước. Nhưng rồi cũng lại như vậy, họ càng đi thành càng xa. Dần dần họ kiệt sức, mệt mỏi, ở giữa chốn núi cùng hang t...

4. Thấy sông Hằng

Ấn Độ có một vị quốc vương rất tin cậy Phật pháp, tên là Prasenajit. Một hôm, Bụt khai thị: “Trong tâm sinh diệt của con người có một tính bất sinh bất diệt, nếu thấy được tính bất sinh bất diệt ấy thì sinh mệnh của chúng ta sẽ vô cùng vô tận.” Vua Prasenajit gãi đầu, suy nghĩ hồi lâu, nhưng không hiểu ra đạo lí trong ấy, bèn hỏi Bụt hàm ý gì. Bụt hỏi vua: “Đại Vương, nay ngài mấy tuổi?”. Vua đáp: “Sáu mươi hai tuổi.” Bụt lại hỏi: “Đại Vương, từ lúc ngài sinh ra tới nay, tổng cộng nhìn thấy sông Hằng mấy lần rồi?” Nhà vua đáp: “Lần đầu tiên là lúc lên ba tuổi, sau đó thì rất là nhiều lần.” Bụt lại hỏi: “Đại Vương cho hỏi, từ lúc ba tuổi cho tới lúc sáu hai tuổi, ngài thân thể già đi, da dẻ nhăn nheo, nhưng vẫn nhìn thấy nước sông Hằng được, cái tâm tri giác ấy có già đi hay nhăn nheo không?” Vua Prasenajit trầm tư một lúc rồi đáp: “Không có! Cái tâm nhìn thấy sông Hằng ấy không có già đi, cũng không nhăn đi.” Bụt giảng: “Già đi và nhăn nheo là pháp hữu vi có sinh có diệt. Không g...

3. Tôi là ai?

Ngày x ưa có một người đi chơi, đến tối một mình vào trọ đêm trong một gian nhà trống. Nửa đêm xuất hiện một con quỷ kéo theo một cái xác chết thả trước mặt người ấy. Một con quỷ khác đuổi theo sau, la to: “Đứng lại đó! Người chết ấy là của tao, sao ngươi dám đoạt đi?” Hai con quỷ ấy mỗi con giữ một cánh tay của người chết bắt đầu tranh chấp. Con thứ nhất nói: “Người chết này của tao mang đi, của tao mới phải.” Con thứ hai cãi: “Của tao mới đúng.” Hai con quỷ cứ thế trợn mắt, phình má kêu gào để tranh cái xác chết “của tao” cho bằng được. Bỗng con thứ nhất dừng lại. Hai đứa đầu trâu mặt ngựa ấy không hẹn mà cùng thấy người đi chơi nấp ở góc tường. Con thứ hai hỏi người ấy: “Ông nói đi! Người chết của ai?” Người đi chơi nhắm mắt suy nghĩ, hai con quỷ này sức mạnh như vậy, nói thật chết, nói láo cũng chết. Đàng nào cũng chết. Nghĩ vậy rồi người ấy chỉ tay vào con quỷ thứ nhất nói: “Của hắn mang tới.” Con quỷ thứ hai trợn mắt phình má, bẻ một cánh tay của người đi chơi vứt trên mặt...

Bí quyết thành công

Trong cuốn How They Did It , tác giả Robert Jordan rút ra một số bí quyết thành công của các nhà tư bản hiện đại. Tựu trung lại, đó là những "nhà tư bản dám chấp nhận rủi ro", và vì rủi ro mà đã lỡ thua lỗ nặng và rớt đài thì họ cũng dám làm lại từ đầu. Những người ấy "ít nhất một lần trong đời họ từng đối mặt với một cuộc khủng hoảng khiến họ có thể bỏ cuộc. Nhưng thay vì bỏ cuộc, họ lấy lại tinh thần," và làm lại từ đầu. Những bí quyết sau Robert rút được từ 45 cuộc phỏng vấn với các sáng lập viên của các công ti thành công khác. Thứ nhất, khi thu dụng những người tài giỏi hơn mình thì những nhà đầu cơ này không ngại và không xấu hổ; Thứ hai, Robert khẳng định tài không thôi chưa đủ, phải có tư cách nữa, vì những người chỉ thông minh thôi mà không đàng hoàng thì chỉ tạo thêm nhiều rắc rối; Thứ ba, chia sẻ lợi lộc của công ti cho nhân viên. Ông trích lời một thương gia khác, khuyên nên cho mọi nhân viên, kể cả người gác cổng giữ một số cổ phần công ti, để tạo ch...

2. Mộc sư và họa sư

Ngày xưa, ở phương Bắc có một vị mộc sư tài nghệ xảo diệu. Vị mộc sư ấy dùng gỗ trổ thành một người con gái tướng mạo đoan chính, dáng vẻ như thật. Người gỗ ấy cử động được, lại biết rót rượu kính khách, chỉ có không mở miệng nói được thôi. Cùng thời ấy, ở phương Nam có một vị họa sư tinh thông hội họa. Mộc sư đã sớm nghe đại danh của họa sư, chuẩn bị cơm rượu thượng hảo thết đãi họa sư. Vào chiếu rượu, mộc sư cho người con gái gỗ rót rượu gắp cơm cho họa sư. Họa sư không biết cô gái ấy làm bằng gỗ, cho là người thật nên sinh lòng yêu mến. Trời đã nhá nhem tối, mộc sư mời họa sư ở lại, định sẽ cho người gỗ hầu khách. Họa sư vui lòng chịu liền. Sau khi vô phòng, họa sư thấy người gỗ đứng bên đèn, liền gọi, nhưng nàng vẫn đứng yên một chỗ. Họa sư tưởng nàng thẹn thùng, bèn bước tới dắt nàng. Nắm tay vào mới biết nàng làm bằng gỗ! Họa sư không khỏi xấu hổ, bụng nhủ rằng: “Chủ nhà này gạt ta, ta sẽ bỡn lại ổng một phen.” Đoạn họa sư nảy ra ý, vẽ lên tường một bức tượng giống hệt mình, trên...

1. Thêm nữa

Ngày xưa có người tu hành nọ hay tay dâng một đóa hoa tươi hết sức thành kính cúng dường Bụt. Bụt thấy được ý nguyện của người ấy, bèn nói: - Ông nay tới đây cúng Bụt, trong lòng có mong điều gì không? Người tu hành đáp: - Thưa Thế Tôn, tôi chỉ là người tu đạo, không mong gì hết, chỉ cầu đạo thôi. Bụt mới bảo ổng: - Tốt! Ông cố nhiên tới đây cầu đạo, vậy buông ra đi! Nghe vậy, người tu hành liên buông đóa hoa xuống, chắp tay lại. Bụt lại bảo: “Buông nữa!” Người tu hành cảm thấy kì quái, nhưng cũng buông hai tay ra. Bụt lại nói: “Buông thêm nữa!” “Thế Tôn! Hoa và tay tôi đều buông hết rồi, còn gì để buông nữa?” Bụt nói: “Tâm niệm mong cầu của ông cũng phải buông bỏ đi.” Người tu hành liền triệt ngộ. Sách tấn 「說道者多,會道者少」   Thuyết đạo giả đa, hội đạo giả thiểu.  Người thuyết đạo thì nhiều, người hội đạo thì ít. 道,不可求,唯行始能得之。 Đạo, bất khả cầu, duy hành thủy năng đắc chi. Đạo không thể cầu, chỉ có hành mới đắc đạo.

Lời nói đầu [Ngồi gốc cây kể chuyện Bụt]

Nhân một hôm lang thang trên mạng mình đọc được những truyện này trong mục Phật Điển Cố Sự tại link sau [http://www.ctworld.org/sutra_stories/ind_01.htm]. Thấy bổ ích cho người muốn tu tâm dưỡng tính, truyện lại hứng thú, nên phát nguyện dịch ra đây cho chư vị độc giả cùng thưởng thức. Những truyện này đa số đều do các tác giả của website trên dịch từ văn ngôn văn trong kho tàng kinh điển bằng chữ Hán của nhà Bụt ra bạch thoại. Khi dịch mình sẽ cố tìm nguyên văn và châm chước cả văn ngôn văn và bạch thoại để dịch cho lưu loát.  Bạn nào muốn học chữ Hán cũng có thể theo cách này để học, tức là khi có một số vốn chữ và ngữ pháp rồi thì tìm những bài cổ văn, bài kinh truyện bằng văn ngôn rồi đối chiếu với văn bạch thoại để xem mình hiểu có đúng không. Nếu dịch ra tiếng Việt nữa thì càng có lợi cho sự luyện văn, và có ích cho người khác đọc.  Trong website trên, cuối mỗi truyện đều có giải nghĩa và trích dẫn danh ngôn để khai thị và sách tấn người tu hành, những câu nào hay mình s...