Ấn Độ có một vị quốc vương rất tin cậy Phật pháp, tên là Prasenajit. Một hôm, Bụt khai thị: “Trong tâm sinh diệt của con người có một tính bất sinh bất diệt, nếu thấy được tính bất sinh bất diệt ấy thì sinh mệnh của chúng ta sẽ vô cùng vô tận.” Vua Prasenajit gãi đầu, suy nghĩ hồi lâu, nhưng không hiểu ra đạo lí trong ấy, bèn hỏi Bụt hàm ý gì.
Bụt hỏi vua: “Đại Vương, nay ngài mấy tuổi?”. Vua đáp: “Sáu mươi hai tuổi.”
Bụt lại hỏi: “Đại Vương, từ lúc ngài sinh ra tới nay, tổng cộng nhìn thấy sông Hằng mấy lần rồi?”
Nhà vua đáp: “Lần đầu tiên là lúc lên ba tuổi, sau đó thì rất là nhiều lần.”
Bụt lại hỏi: “Đại Vương cho hỏi, từ lúc ba tuổi cho tới lúc sáu hai tuổi, ngài thân thể già đi, da dẻ nhăn nheo, nhưng vẫn nhìn thấy nước sông Hằng được, cái tâm tri giác ấy có già đi hay nhăn nheo không?”
Vua Prasenajit trầm tư một lúc rồi đáp: “Không có! Cái tâm nhìn thấy sông Hằng ấy không có già đi, cũng không nhăn đi.”
Bụt giảng: “Già đi và nhăn nheo là pháp hữu vi có sinh có diệt. Không già, không nhăn chẳng phải là bất sinh diệt hay sao?”
Vua Prasenajit nghe liền đại ngộ, bèn nói: “Đúng vậy! Cái tâm ấy bất sinh bất diệt, trẫm đã hiểu!”
Bụt hỏi vua: “Đại Vương, nay ngài mấy tuổi?”. Vua đáp: “Sáu mươi hai tuổi.”
Bụt lại hỏi: “Đại Vương, từ lúc ngài sinh ra tới nay, tổng cộng nhìn thấy sông Hằng mấy lần rồi?”
Nhà vua đáp: “Lần đầu tiên là lúc lên ba tuổi, sau đó thì rất là nhiều lần.”
Bụt lại hỏi: “Đại Vương cho hỏi, từ lúc ba tuổi cho tới lúc sáu hai tuổi, ngài thân thể già đi, da dẻ nhăn nheo, nhưng vẫn nhìn thấy nước sông Hằng được, cái tâm tri giác ấy có già đi hay nhăn nheo không?”
Vua Prasenajit trầm tư một lúc rồi đáp: “Không có! Cái tâm nhìn thấy sông Hằng ấy không có già đi, cũng không nhăn đi.”
Bụt giảng: “Già đi và nhăn nheo là pháp hữu vi có sinh có diệt. Không già, không nhăn chẳng phải là bất sinh diệt hay sao?”
Vua Prasenajit nghe liền đại ngộ, bèn nói: “Đúng vậy! Cái tâm ấy bất sinh bất diệt, trẫm đã hiểu!”
Phỏng theo Kinh Lăng Nghiêm, quyển hai
Comments
Post a Comment