Ngày xưa có người tên gọi là Bất Phàm, người ấy rất thích đi
khắp nơi du ngoạn, sưu tập mọi thứ bảo vật, để khoe khoang sự giàu có của mình
và nâng giá trị của mình lên.
Có một ngày, Bất Phàm lại muốn chu du thế giới, sưu tập bảo
vật. Y bỏ ra rất nhiều tiền, thuê một chiếc thuyền lớn, trên thuyền bày đủ báu
vật để khoe cái gia tài kếch xù của mình. Thuyền ra đi chưa được lâu, thì Bất
Phàm vui tay cầm lấy một cái chén bạc, mân mê chơi, đang lúc đắc ý thì vô ý
buông tay, cái chén bạc rơi chìm xuống nước, mất tăm không thấy. Lúc đó Bất
Phàm thấy rất lo, nhưng lại không muốn vì cái chén bạc mà làm trễ hành trình,
người ta thấy được cười cho.
Lúc ấy Bất Phàm nghĩ ra được một kế, là theo chỗ cái chén bạc
rơi mất mà đánh dấu, đợi lúc về rảnh sẽ tìm lại. Nghĩ vậy Bất Phàm bèn vẽ một
nét trên mặt nước làm kí hiệu để nhắc mình.
Lúc trên đường trở về, Bất Phàm đột nhiên nhớ lại cái chén bạc
bị mất lần trước, bèn len lén thuê một cái ghe nhỏ, muốn tìm lại cái chén rất
yêu quý ấy. Nhưng bơi qua bơi về, tìm mãi mà trước sau không dò ra được chỗ cái
chén rơi, đành phải thất vọng về nước.
Về tới nơi, vừa gặp người qua đường, Bất Phàm liền hỏi:
“Không biết có ai ăn cắp cái bát của tôi không? Nó không thể không cánh mà
bay.”
Người qua đường nghe xong hỏi lại: “Ông cho biết cái chén bạc
rơi ở đâu, có đánh dấu gì không? Ông nói tôi biết, may ra tôi còn giúp được ông
một tay.”
Bất Phàm nghe người khách qua đường mở lòng muốn giúp thì
trong lòng rất cảm động nói:
“Cái chén bạc đó, lúc tôi đang đi trên thuyền vô ý mà đánh mất,
nhưng tôi đã vẽ một nét trên mặt nước làm kí hiệu rồi, để phòng mất dấu, vì vậy
mà chắc chắn nó không thể biến mất được.”
Người qua đường nghe xong không nhịn được, cười to mà nói:
“Ông ngu thật đấy, sao lại có thể nghĩ rằng có thể đánh dấu trên mặt nước? Ông không biết
là nước sẽ theo gió mà sinh ra sức sóng, sóng cũng tùy theo sức động của sóng
mà biến đổi hay sao?”
Lúc ấy Bất Phàm mới khôi phục lí trí, ngẫm nghĩ điều người
khách nói, lúc ấy mới đột nhiên đại ngộ, hiểu ra đạo lí ấy.
Những người qua đường nghe chuyện đó không ai là không cười
to.
Viết lại theo Kinh
Bách Dụ: Thừa Thuyền Thất Bát Dụ
Nguyên văn ở đây
http://www.ctworld.org/sutra_stories/story015.htm
Comments
Post a Comment