Không có gì mất thì giờ bằng những cuộc chè chén trên bàn rượu thịt. Chúc tụng, nịnh hót, dèm pha - tất cả những cái đó đều có mặt ở cái chỗ mà thức ăn và đồ uống bày ra ê hề, vương vãi khắp nơi, và thường trả bằng tiền của một người kiếm được tiền một cách mờ ám. Cái kẻ làm ra dáng rộng rãi ấy, cố thể hiện bản lĩnh, thật ra chỉ đang xây dựng những mối quan hệ làm ăn nào đó, thường là bất lương, để thâu lại những gì hắn đã bỏ ra. Lối làm ăn như thế chỉ có ở một xã hội cạnh tranh man rợ, không có quy luật sòng phẳng nào. Những kẻ làm ăn như thế dù có kiếm được bộn tiền cũng không đáng gọi là đại gia, bất quá chỉ là những con buôn xảo quyệt, làm giàu bằng tài nguyên quốc gia và xương máu của nhiều người khác.
Truyện 21. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2. Xưa vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, toàn cung ái kính. Vua cha nói nàng, “Con nhờ sức cha mà được toàn cung ái kính.” Con gái đáp cha rằng, “Con có nghiệp lực, chứ không nhờ sức cha.” Hỏi như vậy ba lần đều đáp như trước. Lúc ấy vua tức giận nói rằng, “Nay ta muốn thử coi con có dựa vào nghiệp lực mình không. Không có cái gọi là nghiệp lực.” Ra lệnh cho tả hữu vô tìm khắp trong thành ấy một người ăn mày nghèo rốt. Quan lính theo lệnh vua đi tìm, được một người hạ tiện dắt về gặp vua. Vua liền lấy con gái Thiện Quang trao phó cho kẻ hạ tiện ấy. Vua nói con gái, “Nếu con có nghiệp lực riêng của mình chứ không nhờ vào ta, từ nay trở đi để nghiệm coi là biết.” Thiện Quang vẫn đáp, “Con có nghiệp lực.” Rồi cùng với cùng nhân dắt nhau ra đi. Hỏi chồng rằng, “Anh trước đây có cha mẹ không?” Cùng nhân đáp, “Cha tôi trước đây là đệ nhất trưởng giả trong thành Xá-vệ, cha mẹ trong nhà đều đ...
Comments
Post a Comment