Vua A Dục của nước Ấn Độ cổ trong một ngày xây xong tám vạn bốn ngàn cái tháp, cũng trong ngày ấy phu nhân là Phù Dung sinh hạ một người con trai, mặt mày xinh đẹp, đẹp nhất là đôi mắt, ai trông thấy cũng mừng khen. Cung nhân lập tức báo A Dục biết: ‘Đại vương, công đức tạo tháp thù thắng, phu nhân hôm nay sinh quý tử.’ A Dục nghe tin rất mừng, nói: ‘Hôm nay ta có đại hỉ. Dòng họ Khổng Tước vang danh khắp nơi. Cung nhân nên biết, vương pháp của ta nhờ nó mà lớn mạnh.’
Nhân đó, mới đặt tên vương tử là Đạt Ma Bà Đà Na (nghĩa là Pháp Tăng Trưởng). A Dục nhìn thấy đứa trẻ, vui khôn xiết, nói kệ: ‘Con ta đôi mắt đẹp, nhờ đức lành mà có, ánh quang minh rực rỡ, như hoa Ưu Bà La. Đôi mắt tinh anh trên khuôn mặt đoan chính, như trăng rằm mùa thu.’ Vua A Dục hỏi các đại thần: ‘Các ông từng thấy ai có đôi mắt như hoàng tử không?’ Đáp: ‘Trong muôn người thật chưa từng thấy. Nghe nói trên Núi Tuyết có loài chim tên là Cưu Na La, mắt nó cũng đẹp như mắt hoàng tử.’ Chư thần nói kệ: ‘Trên đỉnh Núi Tuyết có hoa quý, có chim Cưu La Na. Đôi mắt của hoàng tử đẹp như mắt chim cưu ấy.’
Vua A Dục nói: ‘Mang chim ấy về ta coi.’ Lúc ấy, thần Dạ Xoa ở trên hư không cách nửa do tuần nghe vua A Dục nói, Long Thần ở dưới đất cách một do tuần cũng nghe, trong một niệm, thần Dạ Xoa liền đưa chim ấy đến. Vua A Dục đem mắt của hoàng tử so với mắt của chim, quả nhiên giống nhau, nhân đó mới đặt tên vương tử là Cưu Na La, rồi nói kệ: ‘Vua của người trên toàn cõi đất, vì mắt đẹp nên lấy tên chim Cưu Na La đặt tên cho, để về sau uy danh của nó vang khắp bờ cõi.’
Cưu Na La trưởng thành, vua A Dục lấy vợ cho, tên là Kim Phát Hoa. Một hôm, vua A Dục cùng Cưu Na La đến chùa Kê Viên, thượng tọa chùa ấy Tì Khưu Na Xá là A La Hán đã chứng đắc lục thông. Mới nhìn thấy Cưu Na La, Na Xá thầm biết rằng chẳng bao lâu nữa Cưu Na La sẽ bị mất mắt. Mới nói với vua A Dục: ‘Sao không để cho Cưu Na La làm cái nó nên làm?’ A Dục nghe lời đó của tì khưu thượng tọa, mới nói với Cưu Na La: ‘Đại đức thượng tọa dạy con nên làm việc nên làm. Con nên nghe theo lời dạy bảo của thượng tọa.’ Cưu Na La cúi xuống hôn chân Na Xá xong nói: ‘Đại đức, xin ông từ bi khải thị cho điều tôi nên làm.’ Tì khưu Na Xá bảo Cưu Na La: ‘Nhãn căn không phải là cái chi thường hằng bất biến, anh nên nghĩ kĩ về lẽ đó.’ Na Xá nói kệ: ‘Này Cưu Na La hãy luôn tư duy về đôi mắt, nó cũng chịu cái khổ vô thường và bệnh hoạn, là chỗ gom chứa nhiều tai họa. Mọi điều sai lầm của phàm phu điên đảo đều từ con mắt mà ra.’ Sau khi hồi cung Cưu Na La thường tìm chỗ vắng vẻ ngồi một mình, quán rằng nhãn căn cùng với lục nhập đều là khổ, đều là vô thường.
Đệ nhất phu nhân của vua A Dục tên là Vi Sa Lạc Khởi Đa một hôm tới chỗ Cưu Na La, thấy chàng đang một mình tĩnh tọa. Bà ta nhìn thấy đôi của Cưu Na La, trong lòng nảy ra tình ý, chạy đến ôm lấy Cưu Na La. Bị Cưu Na La cự tuyệt, bà sinh oán hận, tìm cách sát hại Cưu Na La.
Nhân đó, mới đặt tên vương tử là Đạt Ma Bà Đà Na (nghĩa là Pháp Tăng Trưởng). A Dục nhìn thấy đứa trẻ, vui khôn xiết, nói kệ: ‘Con ta đôi mắt đẹp, nhờ đức lành mà có, ánh quang minh rực rỡ, như hoa Ưu Bà La. Đôi mắt tinh anh trên khuôn mặt đoan chính, như trăng rằm mùa thu.’ Vua A Dục hỏi các đại thần: ‘Các ông từng thấy ai có đôi mắt như hoàng tử không?’ Đáp: ‘Trong muôn người thật chưa từng thấy. Nghe nói trên Núi Tuyết có loài chim tên là Cưu Na La, mắt nó cũng đẹp như mắt hoàng tử.’ Chư thần nói kệ: ‘Trên đỉnh Núi Tuyết có hoa quý, có chim Cưu La Na. Đôi mắt của hoàng tử đẹp như mắt chim cưu ấy.’
Vua A Dục nói: ‘Mang chim ấy về ta coi.’ Lúc ấy, thần Dạ Xoa ở trên hư không cách nửa do tuần nghe vua A Dục nói, Long Thần ở dưới đất cách một do tuần cũng nghe, trong một niệm, thần Dạ Xoa liền đưa chim ấy đến. Vua A Dục đem mắt của hoàng tử so với mắt của chim, quả nhiên giống nhau, nhân đó mới đặt tên vương tử là Cưu Na La, rồi nói kệ: ‘Vua của người trên toàn cõi đất, vì mắt đẹp nên lấy tên chim Cưu Na La đặt tên cho, để về sau uy danh của nó vang khắp bờ cõi.’
Cưu Na La trưởng thành, vua A Dục lấy vợ cho, tên là Kim Phát Hoa. Một hôm, vua A Dục cùng Cưu Na La đến chùa Kê Viên, thượng tọa chùa ấy Tì Khưu Na Xá là A La Hán đã chứng đắc lục thông. Mới nhìn thấy Cưu Na La, Na Xá thầm biết rằng chẳng bao lâu nữa Cưu Na La sẽ bị mất mắt. Mới nói với vua A Dục: ‘Sao không để cho Cưu Na La làm cái nó nên làm?’ A Dục nghe lời đó của tì khưu thượng tọa, mới nói với Cưu Na La: ‘Đại đức thượng tọa dạy con nên làm việc nên làm. Con nên nghe theo lời dạy bảo của thượng tọa.’ Cưu Na La cúi xuống hôn chân Na Xá xong nói: ‘Đại đức, xin ông từ bi khải thị cho điều tôi nên làm.’ Tì khưu Na Xá bảo Cưu Na La: ‘Nhãn căn không phải là cái chi thường hằng bất biến, anh nên nghĩ kĩ về lẽ đó.’ Na Xá nói kệ: ‘Này Cưu Na La hãy luôn tư duy về đôi mắt, nó cũng chịu cái khổ vô thường và bệnh hoạn, là chỗ gom chứa nhiều tai họa. Mọi điều sai lầm của phàm phu điên đảo đều từ con mắt mà ra.’ Sau khi hồi cung Cưu Na La thường tìm chỗ vắng vẻ ngồi một mình, quán rằng nhãn căn cùng với lục nhập đều là khổ, đều là vô thường.
Đệ nhất phu nhân của vua A Dục tên là Vi Sa Lạc Khởi Đa một hôm tới chỗ Cưu Na La, thấy chàng đang một mình tĩnh tọa. Bà ta nhìn thấy đôi của Cưu Na La, trong lòng nảy ra tình ý, chạy đến ôm lấy Cưu Na La. Bị Cưu Na La cự tuyệt, bà sinh oán hận, tìm cách sát hại Cưu Na La.
Comments
Post a Comment