Phía Bắc vương triều Khổng Tước có một nước tên là Đức Xoa Thi La, nước ấy có việc chống lại thánh dụ của vua A Dục. A Dục nghe chuyện, định đích thân sang nước ấy hỏi tội. Đại thần can: ‘Đại vương, không cần đại vương đích thân đi, chỉ cần phái Cưu Na La đi là được.’ A Dục hạ lệnh cho Cưu Na La đi sang Đức Xoa Thi La, Cưu Na La tuân lệnh. A Dục coi con như cõi lòng mình, lúc Cưu Na La sắp xuất hành, vua cảm động, nói kệ: ‘Ta nay nói cho mọi người nghe, Cưu Na La tuy là con nhưng ta coi như chính tâm mình. Vì tấm lòng này của ta mà chuẩn bị mọi sự cho đàng hoàng.’ (*)
Theo lệnh của A Dục phải sửa soạn đạo lộ cho nghiêm ngặt, người già, người bệnh, người chết không được xuất hiện trên đường đi của Cưu Na La, rồi vua đích thân tiễn Cưu Na La một đoạn đường. Hai cha con cùng ngồi một xe, lúc tiễn biệt, A Dục ôm cổ Cưu Na La, nhìn vào mắt con, khóc mà nói: ‘Người ta nhìn mắt con, thì trong lòng an vui, nếu có bệnh thì bệnh tiêu tan.’
Lúc ấy có một thầy tướng Ba La Môn nhìn thấy Cưu Na La chẳng bao lâu nữa sẽ mất đôi mắt, lại thấy vua A Dục chỉ thấy mắt con mà không hề thấy việc khác. Thấy tình cảnh đó thầy tướng mới nói kệ: ‘Con mắt của vương tử thanh tịnh, nhà vua nhìn thấy lòng an vui, ánh sáng đôi mắt ấy trang nghiêm, vì sao lại tắt? Dân chúng trong nước ấy nhìn thấy mắt Cưu Na La, ai cũng đều vui sướng như nghe thấy nhạc trời. Nếu thấy vương tử mất đôi mắt, ắt họ sẽ buồn khổ.’
Lúc Cưu Na La đi tới nước Đức Xoa Thi La, dân nước ấy nghe tin Cưu Na La sắp tới, cách hơn nửa do tuần đã bắt đầu sửa sang đạo lộ nghiêm chỉnh, dùng bình quý chứa nước mà tưới khắp nơi để đón đoàn người sắp tới. Dân nước ấy nói kệ: ‘Người nước Đức Xoa Thi La, dùng bình quý chứa đầy nước và các thứ cung dưỡng khác hoan nghênh Cưu Na La.’
Lúc Cưu Na La đến, dân chúng chắp tay nói: ‘Cung nghinh vương tử giá lâm, chúng tôi lỡ tranh đoạt, lại lỡ gây hiềm khích với vua A Dục. Chỉ do vị sứ thần đại vương phái tới nước chúng tôi là người không biết trị lí, không biết dùng đức mà hành chính, thỉnh cầu đại vương phế trừ ông ấy.’ Dân nước ấy dùng rất nhiều thứ lễ vật để nghinh đón Cưu Na La, quốc vương cũng theo đó mà hoan nghinh Cưu Na La vào nước.
Lúc ấy vua A Dục nhiễm trọng bệnh, miệng nôn uế tạp, lỗ chân lông cũng rỉ dịch nhớp. Tất cả lương y đều bó tay chịu thua, không tìm được cách đối trị. A Dục nói với các đại thần: ‘Triệu Cưu Na La hồi cung. Ta muốn rửa đầu cho nó để truyền vương vị. Việc tới nước này ta không còn tham luyến gì thân mệnh này nữa.’ Đệ nhất phu nhân Vi Sa Lạc Khởi Đa nghe vua A Dục nói như vậy, trong lòng nghĩ thầm, nếu Cưu La Na kế thừa vương vị, mình chắc chịu tội chết. Bà ta nghĩ tới nghĩ lui rồi nói với A Dục: ‘Tôi có cách trị được bệnh của đại vương. Đại vương không cần mời các vị y sư kia vào cung nữa.’ A Dục nghe đệ nhất phu nhân nói xong, bèn lệnh cho tất cả y sư ra về. Đệ nhất phu nhân nói với các vị lương y ấy: ‘Các ông nếu biết có người bị bệnh giống đại vương, hãy đưa về gặp ta.’
Lúc ấy nước A Bì La có một người bệnh, bệnh trạng hoàn toàn giống vua A Dục, vợ người bệnh ấy đi tìm y sư trị bệnh, kể rõ bệnh trạng của chồng cho y sư. Y sư nói với bà: ‘Mang người bệnh tới, ta trực tiếp chẩn đoán bệnh chứng xong sẽ kê thuốc.’ Người vợ nghe theo, đem chồng tới chỗ y sư, y sư liền đưa người bệnh vào cho đệ nhất phu nhân. Phu nhân đưa người bệnh ấy tới chỗ không có ai biết, sai người mổ khoang bụng, bê sinh tạng và thục tạng ra (生臟與熟臟). Phát hiện trong thục tạng (熟臟) có loài trùng to, trùng bò lên trên thì uế tạp nôn ra miệng, trùng bò xuống dưới thì uế tạp cũng theo nó mà bài xuất. Trùng bò qua trái, qua phải thì mọi thứ dịch nhớp rỉ thấm qua lỗ chân lông. Phu nhân lấy ma-lê-già vị cay, tán bột rồi đặt cạnh trùng độc, trùng không chết. Lấy quả tất-bát-lê đặt cạnh trùng, trùng cũng không chết. Lấy can khương đặt cạnh trùng, trùng không chết. Cuối cùng, dùng tỏi bỏ bên cạnh trùng, thì nó chết liền. Phu nhân đem chuyện đó nói với A Dục: ‘Đại vương, người cần phải ăn tỏi, bệnh sẽ lành.’ A Dục đáp: ‘Ta dòng dõi Sát Lợi quý tộc, không ăn tỏi được.’
Phu nhân lại nói: ‘Đại vương, ăn là để bảo toàn thân mệnh, người nên dùng thuốc.’ Nghe phu nhân khuyến khích, A Dục lấy tỏi làm thuốc và ăn. Ăn xong thì trùng độc chết và bệnh khỏi. Thân thể A Dục lại an khang như cũ.
Vua A Dục tắm rửa sạch sẽ xong, nói với phu nhân: ‘Bà có tâm nguyện chi không? Muốn gì ta đều cho mãn nguyện.’ Phu nhân nói: ‘Xin đại vương cho thiếp làm vua bảy ngày.’ A Dục đáp: ‘Cho bà làm vua, bà giết ta mất.’ Phu nhân nói: ‘Thiếp chỉ làm vua bảy ngày, xong bảy ngày nhất định trả lại vương vị.’ A Dục bèn đáp ứng thỉnh cầu của phu nhân. Phu nhân bụng nghĩ: ‘Giờ là lúc ta trị tội Cưu Na La.’
Theo lệnh của A Dục phải sửa soạn đạo lộ cho nghiêm ngặt, người già, người bệnh, người chết không được xuất hiện trên đường đi của Cưu Na La, rồi vua đích thân tiễn Cưu Na La một đoạn đường. Hai cha con cùng ngồi một xe, lúc tiễn biệt, A Dục ôm cổ Cưu Na La, nhìn vào mắt con, khóc mà nói: ‘Người ta nhìn mắt con, thì trong lòng an vui, nếu có bệnh thì bệnh tiêu tan.’
Lúc ấy có một thầy tướng Ba La Môn nhìn thấy Cưu Na La chẳng bao lâu nữa sẽ mất đôi mắt, lại thấy vua A Dục chỉ thấy mắt con mà không hề thấy việc khác. Thấy tình cảnh đó thầy tướng mới nói kệ: ‘Con mắt của vương tử thanh tịnh, nhà vua nhìn thấy lòng an vui, ánh sáng đôi mắt ấy trang nghiêm, vì sao lại tắt? Dân chúng trong nước ấy nhìn thấy mắt Cưu Na La, ai cũng đều vui sướng như nghe thấy nhạc trời. Nếu thấy vương tử mất đôi mắt, ắt họ sẽ buồn khổ.’
Lúc Cưu Na La đi tới nước Đức Xoa Thi La, dân nước ấy nghe tin Cưu Na La sắp tới, cách hơn nửa do tuần đã bắt đầu sửa sang đạo lộ nghiêm chỉnh, dùng bình quý chứa nước mà tưới khắp nơi để đón đoàn người sắp tới. Dân nước ấy nói kệ: ‘Người nước Đức Xoa Thi La, dùng bình quý chứa đầy nước và các thứ cung dưỡng khác hoan nghênh Cưu Na La.’
Lúc Cưu Na La đến, dân chúng chắp tay nói: ‘Cung nghinh vương tử giá lâm, chúng tôi lỡ tranh đoạt, lại lỡ gây hiềm khích với vua A Dục. Chỉ do vị sứ thần đại vương phái tới nước chúng tôi là người không biết trị lí, không biết dùng đức mà hành chính, thỉnh cầu đại vương phế trừ ông ấy.’ Dân nước ấy dùng rất nhiều thứ lễ vật để nghinh đón Cưu Na La, quốc vương cũng theo đó mà hoan nghinh Cưu Na La vào nước.
Lúc ấy vua A Dục nhiễm trọng bệnh, miệng nôn uế tạp, lỗ chân lông cũng rỉ dịch nhớp. Tất cả lương y đều bó tay chịu thua, không tìm được cách đối trị. A Dục nói với các đại thần: ‘Triệu Cưu Na La hồi cung. Ta muốn rửa đầu cho nó để truyền vương vị. Việc tới nước này ta không còn tham luyến gì thân mệnh này nữa.’ Đệ nhất phu nhân Vi Sa Lạc Khởi Đa nghe vua A Dục nói như vậy, trong lòng nghĩ thầm, nếu Cưu La Na kế thừa vương vị, mình chắc chịu tội chết. Bà ta nghĩ tới nghĩ lui rồi nói với A Dục: ‘Tôi có cách trị được bệnh của đại vương. Đại vương không cần mời các vị y sư kia vào cung nữa.’ A Dục nghe đệ nhất phu nhân nói xong, bèn lệnh cho tất cả y sư ra về. Đệ nhất phu nhân nói với các vị lương y ấy: ‘Các ông nếu biết có người bị bệnh giống đại vương, hãy đưa về gặp ta.’
Lúc ấy nước A Bì La có một người bệnh, bệnh trạng hoàn toàn giống vua A Dục, vợ người bệnh ấy đi tìm y sư trị bệnh, kể rõ bệnh trạng của chồng cho y sư. Y sư nói với bà: ‘Mang người bệnh tới, ta trực tiếp chẩn đoán bệnh chứng xong sẽ kê thuốc.’ Người vợ nghe theo, đem chồng tới chỗ y sư, y sư liền đưa người bệnh vào cho đệ nhất phu nhân. Phu nhân đưa người bệnh ấy tới chỗ không có ai biết, sai người mổ khoang bụng, bê sinh tạng và thục tạng ra (生臟與熟臟). Phát hiện trong thục tạng (熟臟) có loài trùng to, trùng bò lên trên thì uế tạp nôn ra miệng, trùng bò xuống dưới thì uế tạp cũng theo nó mà bài xuất. Trùng bò qua trái, qua phải thì mọi thứ dịch nhớp rỉ thấm qua lỗ chân lông. Phu nhân lấy ma-lê-già vị cay, tán bột rồi đặt cạnh trùng độc, trùng không chết. Lấy quả tất-bát-lê đặt cạnh trùng, trùng cũng không chết. Lấy can khương đặt cạnh trùng, trùng không chết. Cuối cùng, dùng tỏi bỏ bên cạnh trùng, thì nó chết liền. Phu nhân đem chuyện đó nói với A Dục: ‘Đại vương, người cần phải ăn tỏi, bệnh sẽ lành.’ A Dục đáp: ‘Ta dòng dõi Sát Lợi quý tộc, không ăn tỏi được.’
Phu nhân lại nói: ‘Đại vương, ăn là để bảo toàn thân mệnh, người nên dùng thuốc.’ Nghe phu nhân khuyến khích, A Dục lấy tỏi làm thuốc và ăn. Ăn xong thì trùng độc chết và bệnh khỏi. Thân thể A Dục lại an khang như cũ.
Vua A Dục tắm rửa sạch sẽ xong, nói với phu nhân: ‘Bà có tâm nguyện chi không? Muốn gì ta đều cho mãn nguyện.’ Phu nhân nói: ‘Xin đại vương cho thiếp làm vua bảy ngày.’ A Dục đáp: ‘Cho bà làm vua, bà giết ta mất.’ Phu nhân nói: ‘Thiếp chỉ làm vua bảy ngày, xong bảy ngày nhất định trả lại vương vị.’ A Dục bèn đáp ứng thỉnh cầu của phu nhân. Phu nhân bụng nghĩ: ‘Giờ là lúc ta trị tội Cưu Na La.’
---
(*) Kệ văn như sau 我於今者,聞其此言,雖為是兒,而是我心,以心念故,倍加莊嚴. Ngã vu kim giả, văn kì thử ngôn, tuy vi thị nhi, nhi thị ngã tâm, dĩ tâm niệm cố, bội gia trang nghiêm.
Hai câu ‘dĩ tâm niệm cố, bội gia trang nghiêm’ tôi đoán mà dịch vậy thôi chứ không dám quyết dịch đúng ý.
Hai câu ‘dĩ tâm niệm cố, bội gia trang nghiêm’ tôi đoán mà dịch vậy thôi chứ không dám quyết dịch đúng ý.
Comments
Post a Comment