Phu nhân của vua A Dục lợi dụng cơ hội bảy ngày làm vua, lấy danh nghĩa quốc vương, phát lệnh cho dân nước Đức Xoa Thi La lấy mắt của Cưu Na La. Chiếu văn rằng: ‘Quyền lực nay trong tay ta, uy danh ta kinh khiếp, Cưu Na La vương tử dám phạm uy quyền của ta. Nay sắc lệnh quốc dân lấy hai con mắt của hắn. Việc này các ngươi phải làm cho lẹ.’ Chiếu văn cần có ngọc ấn của quốc vương, bà ta lợi dụng lúc A Dục ngủ say, lẻn vô lấy ngọc ấn, đột nhiên A Dục giật mình tỉnh giấc. Phu nhân hỏi: ‘Đại vương, việc gì khiến người kinh hoảng?’ Vương đáp: ‘Ta mộng thấy có con kền kền muốn lấy hai mắt của Cưu Na La. Mộng chẳng lành, nên hoảng sợ.’ Phu nhân đáp: ‘Cưu Na La đang mọi bề tốt lành. Đại vương không nên lo lắng.’ Lát sau, vua lại giật mình dậy. ‘Ta mộng thấy Cưu Na La râu tóc rối bù, móng tay vừa dài vừa nhọn, miệng lại không nói được. Đó là điềm chẳng lành.’ Phu nhân lại vẫn nói: ‘Vương tử đang mọi bề tốt lành, đại vương chớ lo.’ Đợi tới lúc A Dục ngủ say, phu nhân liền trộm đi ngọc ấn, rồi sai người ban chiếu văn ra cho toàn quốc. Lúc ấy vua A Dục mộng thấy mình rụng sạch hai hàm răng.
Hôm sau sáng sớm tắm gội xong, đại vương vời tướng sư lên, kể hết mọi sự trong mộng rồi lệnh cho tướng sư giải mộng. Tướng sư nói: ‘Mộng ấy nói rằng, con của người nằm mộng sẽ bị mất hai con mắt, người nằm mộng sẽ đau lòng như người mất con.’ Tướng sư nói kệ: ‘Nếu mộng thấy rụng răng, tức là sẽ mất đôi mắt của con, mắt con đã mất rồi thì chẳng khác gì như mất luôn con.’ A Dục nghe tướng sư giải mộng xong, lập tức đứng dậy, cung kính chắp tay hết lòng cầu nguyện: ‘Nay một lòng quy y Phật, pháp và tăng vốn thảy thanh tịnh, cầu mong chư vị tiên nhân và thánh chúng vào hàng tối thắng trên thế gian phù hộ Cưu Na La.’
Dân nước Đức Xoa Thi La đọc được chiếu văn của sứ giả vua A Dục, họ nghĩ về nhân đức của Cưu Na La, rồi giấu tin dữ đó đi để chàng đừng biết. Dân nước ấy nhận rằng A Dục thật là đáng sợ. Không tin con mình thì có thể bãi tước vị nó đi, đằng này lại hạ lệnh móc mắt chính con mình đẻ ra! Huống chi là chúng ta, sao không khỏi bị đối xử tàn ác? Dân chúng nói kệ: ‘Nay Cưu Na La không khác chi một đại thánh, đối với tất cả chúng sinh đều làm điều lợi ích. A Dục thân là đại vương mà không có lòng từ với con mình, huống chi là với chúng sinh khác, sao cho tránh khỏi bị tàn hại.’ Nhưng cuối cùng Cưu Na La cũng cầm được chiếu văn do chính sứ giả trao tay. Cưu Na La xem xong nội dung nói: ‘Nếu có người lấy được mắt ta thì ta tùy ý các ông.’ Các ông ấy tìm Chiên Đà La tới móc mắt Cưu Na La, Chiên Đà La chắp tay đáp: ‘Tôi không móc được. Vì sao? Người nào nhằm vào lúc trăng rằm mà che được ánh sáng của nó thì người ấy có thể lấy được đôi mắt tựa minh nguyệt trên mặt vương tử.’
Lúc ấy Cưu Na La lấy mũ quý khỏi đầu, nói với Chiên Đà La: ‘Ta cho phép ông móc mắt ta.’ Nhưng Chiên Đà La không chịu. Lúc ấy có một người mang đủ mười tám loại xú lậu, mặt mày ghớm ghiếc nói với Cưu Na La: ‘Tôi có thể móc mắt người.’ Lúc ấy, Cưu Na La nghĩ tới lời khai thị của trưởng lão Na Xá, nên nói: ‘Có hợp thì có li, đó là lẽ chân thật, tư duy lẽ ấy sẽ thấy nhãn căn vô thường. Thiện tri thức của ta là vị thầy làm lợi chúng sinh, chính người đã nói như vậy, tất cả đều là nhân duyên của phiền não. Ta thường suy niệm như vầy: tất cả đều vô thường, đó là lời giáo huấn của thầy, trì niệm sâu sắc điều ấy thì ta không còn phải sợ khổ nữa. Đối cảnh mà không bấu víu, nay ta y lệnh vua, ông cứ móc mắt, ta đã nhiếp thụ được lẽ vô thường là chân thật.’
Cưu Na La nói với người xấu xí ấy rằng: ‘Trước hết ngươi móc một con, để lên tay ta, ta muốn nhìn thấy nó.’ Xú nhân liền ra tay móc một mắt của Cưu Na La. Mọi người thấy cảnh đó, rất tức giận xú nhân rồi nói: ‘Nhãn thanh tịnh vô cấu, như nguyệt tại không trung, nhữ kim khiêu thử nhãn, như bạt trì liên hoa. Mắt ấy thanh tịnh không có chút bợn, hệt như trăng tròn trên không trung, ngươi nay móc mắt ấy, chẳng khác gì bẻ hoa sen trong hồ.’ Người xung quanh không ngừng khóc lóc thảm thiết. Xú nhân đặt con mắt mới móc để trên tay Cưu Na La, Cưu Na La nhìn con mắt trong lòng tay nói: ‘Ngươi bấy lâu nay thấy được mọi hình sắc, nay tại sao không còn thấy nữa? Ngươi thường khiến cho người thấy sinh ra ái tâm, nay quán sát thấy không thật, lại bị ngươi lừa dối, giống như bọt nước, không hề có gì chân thật. Ngươi không còn sức nữa, không còn tự tại nữa. Nếu ai cũng nhìn thấy như vậy thì sẽ không phải chịu khổ.’
Lúc ấy Cưu Na La tư duy vạn pháp đều vô thường, chứng ngay quả Tu Đà Hoàn. Chàng nói với xú nhân: ‘Còn một con nữa, ông móc cho luôn.’ Xú nhân bèn móc con mắt kia và đặt lên tay Cưu Na La, chàng tuy mất nhục nhãn nhưng chứng đắc tuệ nhãn. Chàng nói: ‘Ngày hôm nay ta xả li nhục nhãn; tuệ nhãn khó được thì nay đã được. Nhà vua bỏ ta, ta không còn là vương tử, nhưng nay đắc pháp thì ta là pháp vương. Xưa từ nơi tự tại ta đọa lạc cung điện khổ, nay lên tới chỗ tự tại là cung điện của pháp vương.’
Cưu Na La chứng đắc Tu Đà Hoàn thì biết ngay chính Vi Sa Lạc Khởi Đa phu nhân tự tư hạ lệnh lấy mắt của mình. Chàng nói kệ: ‘Mong vương phu nhân còn hưởng phú quý và an lạc, thọ mệnh lâu dài, không bị tận diệt. Nhờ việc của bà mà ta chứng đắc cái cần làm.’
Vợ Cưu Na La nghe chồng bị mất hai con mắt, lập tức đi đến nơi. Thấy chồng đã mất hai mắt, ổ mắt còn đầm đìa máu tươi, nên buồn thương quá đỗi, hôn mê quay cuồng. Người xung quanh lấy nước phun rảy lên, khiến cho bà tỉnh dậy, bà vừa khóc vừa nói kệ: ‘Ánh sáng đôi mắt thật đẹp, xưa nhìn thấy là vui lòng, nay thấy mắt đã lìa thân, cho nên tâm tôi sinh buồn giận lắm.’ Cưu Na La nói với vợ: ‘Bà đừng khóc nữa. Đó là do ác nghiệp của ta kiếp trước, nay chịu quả báo mà thôi.’ Rồi chàng nói kệ: ‘Toàn cõi thế gian do nghiệp mà có thân, chúng khổ đều là vì thân, bà nên biết như thế. Mọi sự hòa hợp không có sự nào là không biệt li. Nên biết như thế mà đừng khóc nữa.’
Hôm sau sáng sớm tắm gội xong, đại vương vời tướng sư lên, kể hết mọi sự trong mộng rồi lệnh cho tướng sư giải mộng. Tướng sư nói: ‘Mộng ấy nói rằng, con của người nằm mộng sẽ bị mất hai con mắt, người nằm mộng sẽ đau lòng như người mất con.’ Tướng sư nói kệ: ‘Nếu mộng thấy rụng răng, tức là sẽ mất đôi mắt của con, mắt con đã mất rồi thì chẳng khác gì như mất luôn con.’ A Dục nghe tướng sư giải mộng xong, lập tức đứng dậy, cung kính chắp tay hết lòng cầu nguyện: ‘Nay một lòng quy y Phật, pháp và tăng vốn thảy thanh tịnh, cầu mong chư vị tiên nhân và thánh chúng vào hàng tối thắng trên thế gian phù hộ Cưu Na La.’
Dân nước Đức Xoa Thi La đọc được chiếu văn của sứ giả vua A Dục, họ nghĩ về nhân đức của Cưu Na La, rồi giấu tin dữ đó đi để chàng đừng biết. Dân nước ấy nhận rằng A Dục thật là đáng sợ. Không tin con mình thì có thể bãi tước vị nó đi, đằng này lại hạ lệnh móc mắt chính con mình đẻ ra! Huống chi là chúng ta, sao không khỏi bị đối xử tàn ác? Dân chúng nói kệ: ‘Nay Cưu Na La không khác chi một đại thánh, đối với tất cả chúng sinh đều làm điều lợi ích. A Dục thân là đại vương mà không có lòng từ với con mình, huống chi là với chúng sinh khác, sao cho tránh khỏi bị tàn hại.’ Nhưng cuối cùng Cưu Na La cũng cầm được chiếu văn do chính sứ giả trao tay. Cưu Na La xem xong nội dung nói: ‘Nếu có người lấy được mắt ta thì ta tùy ý các ông.’ Các ông ấy tìm Chiên Đà La tới móc mắt Cưu Na La, Chiên Đà La chắp tay đáp: ‘Tôi không móc được. Vì sao? Người nào nhằm vào lúc trăng rằm mà che được ánh sáng của nó thì người ấy có thể lấy được đôi mắt tựa minh nguyệt trên mặt vương tử.’
Lúc ấy Cưu Na La lấy mũ quý khỏi đầu, nói với Chiên Đà La: ‘Ta cho phép ông móc mắt ta.’ Nhưng Chiên Đà La không chịu. Lúc ấy có một người mang đủ mười tám loại xú lậu, mặt mày ghớm ghiếc nói với Cưu Na La: ‘Tôi có thể móc mắt người.’ Lúc ấy, Cưu Na La nghĩ tới lời khai thị của trưởng lão Na Xá, nên nói: ‘Có hợp thì có li, đó là lẽ chân thật, tư duy lẽ ấy sẽ thấy nhãn căn vô thường. Thiện tri thức của ta là vị thầy làm lợi chúng sinh, chính người đã nói như vậy, tất cả đều là nhân duyên của phiền não. Ta thường suy niệm như vầy: tất cả đều vô thường, đó là lời giáo huấn của thầy, trì niệm sâu sắc điều ấy thì ta không còn phải sợ khổ nữa. Đối cảnh mà không bấu víu, nay ta y lệnh vua, ông cứ móc mắt, ta đã nhiếp thụ được lẽ vô thường là chân thật.’
Cưu Na La nói với người xấu xí ấy rằng: ‘Trước hết ngươi móc một con, để lên tay ta, ta muốn nhìn thấy nó.’ Xú nhân liền ra tay móc một mắt của Cưu Na La. Mọi người thấy cảnh đó, rất tức giận xú nhân rồi nói: ‘Nhãn thanh tịnh vô cấu, như nguyệt tại không trung, nhữ kim khiêu thử nhãn, như bạt trì liên hoa. Mắt ấy thanh tịnh không có chút bợn, hệt như trăng tròn trên không trung, ngươi nay móc mắt ấy, chẳng khác gì bẻ hoa sen trong hồ.’ Người xung quanh không ngừng khóc lóc thảm thiết. Xú nhân đặt con mắt mới móc để trên tay Cưu Na La, Cưu Na La nhìn con mắt trong lòng tay nói: ‘Ngươi bấy lâu nay thấy được mọi hình sắc, nay tại sao không còn thấy nữa? Ngươi thường khiến cho người thấy sinh ra ái tâm, nay quán sát thấy không thật, lại bị ngươi lừa dối, giống như bọt nước, không hề có gì chân thật. Ngươi không còn sức nữa, không còn tự tại nữa. Nếu ai cũng nhìn thấy như vậy thì sẽ không phải chịu khổ.’
Lúc ấy Cưu Na La tư duy vạn pháp đều vô thường, chứng ngay quả Tu Đà Hoàn. Chàng nói với xú nhân: ‘Còn một con nữa, ông móc cho luôn.’ Xú nhân bèn móc con mắt kia và đặt lên tay Cưu Na La, chàng tuy mất nhục nhãn nhưng chứng đắc tuệ nhãn. Chàng nói: ‘Ngày hôm nay ta xả li nhục nhãn; tuệ nhãn khó được thì nay đã được. Nhà vua bỏ ta, ta không còn là vương tử, nhưng nay đắc pháp thì ta là pháp vương. Xưa từ nơi tự tại ta đọa lạc cung điện khổ, nay lên tới chỗ tự tại là cung điện của pháp vương.’
Cưu Na La chứng đắc Tu Đà Hoàn thì biết ngay chính Vi Sa Lạc Khởi Đa phu nhân tự tư hạ lệnh lấy mắt của mình. Chàng nói kệ: ‘Mong vương phu nhân còn hưởng phú quý và an lạc, thọ mệnh lâu dài, không bị tận diệt. Nhờ việc của bà mà ta chứng đắc cái cần làm.’
Vợ Cưu Na La nghe chồng bị mất hai con mắt, lập tức đi đến nơi. Thấy chồng đã mất hai mắt, ổ mắt còn đầm đìa máu tươi, nên buồn thương quá đỗi, hôn mê quay cuồng. Người xung quanh lấy nước phun rảy lên, khiến cho bà tỉnh dậy, bà vừa khóc vừa nói kệ: ‘Ánh sáng đôi mắt thật đẹp, xưa nhìn thấy là vui lòng, nay thấy mắt đã lìa thân, cho nên tâm tôi sinh buồn giận lắm.’ Cưu Na La nói với vợ: ‘Bà đừng khóc nữa. Đó là do ác nghiệp của ta kiếp trước, nay chịu quả báo mà thôi.’ Rồi chàng nói kệ: ‘Toàn cõi thế gian do nghiệp mà có thân, chúng khổ đều là vì thân, bà nên biết như thế. Mọi sự hòa hợp không có sự nào là không biệt li. Nên biết như thế mà đừng khóc nữa.’
Comments
Post a Comment