Skip to main content

25. Bồ-tát Thị Hiện Thụ Sắc Dục Giáo Hóa Chúng Sanh T0205

Dụ 25. Tạp Thí Dụ Kinh T0205

Xưa ở ngoại quốc có người trồng nhiều cỏ bông trắng, quá mùa chưa thu hoạch nên úa sắc mất đẹp. Cấp thời thuê nhiều người làm sáng tối liên tục không nghỉ. Chủ nhân thấy người làm vất vả nên sai nấu canh thịt ngon đãi một bữa thịnh soạn. Lúc canh gần chín mùi thơm lan khắp bốn phía thì có một con chim chí (?鵄) già trên không trung bay ngang qua, móng nó quắp đồ dơ để rớt trúng ngay nồi canh. Người đầu bếp thấy thế định vớt ra nhưng đồ dơ tan mau vào canh. Người đầu bếp nghĩ bụng, ‘Nếu mà nấu lại thì trời đã tối, nếu đem cho người ta ăn thì canh có đồ bất tịnh.’ Nghĩ rằng chỉ một ít đồ dơ thôi không đủ làm hỏng vị canh, có thể đem cho người ăn. Còn mình thì không chịu ăn. Thực khách đều tới ngồi vào múc canh, thấy đầu bếp cũng đã đói mà mình thì ăn canh của đầu bếp nên họ kêu đầu bếp ra vớt thịt ngon mà ăn. Người đầu bếp biết canh bất tịnh, nhưng sợ mất lòng nên gượng nuốt chứ không thấy ngon. 
Phật lấy chuyện này làm thí dụ cho chúng sanh trong tam giới thoát khỏi cái sắc dục ngon ngọt. Chúng sanh không ai thấy sắc dục là bất tịnh nên luân chuyển chìm đắm trong mấy đường ác, giống như những kẻ đói trên kia ăn canh thấy ngon. Bồ-tát đại sĩ nhập vào sanh tử, thị hiện thụ hưởng sắc dục chẳng qua để giáo hóa chúng sanh, chứ thật các vị ấy thấu suốt sắc dục là thứ bất tịnh, chẳng có chi ngon, chẳng có chi sướng, giống như người đầu bếp kia miễn cưỡng ăn thịt, nhai nuốt mà kì thực không thấy ngon!

Văn

 昔外國有人,多種白㲲草,若過時不取,失色不好。至時大雇客,晨夜兼功略不得息,主人以作人勤苦,大為作好肉羹故飯。時羹欲熟香氣四聞,有一老鵄當其上飛,爪[35]擭 糞正墮著羹中,厨士見之,即欲斷取,即消散盡。厨人念曰:「欲更作羹,時節已晚;欲持食人中有不淨。計此少糞不足敗味,[36]可食人,但自當不噉耳。」客皆來[1]坐飯[2]斟羹,客作既[3]厨且飢,食之其羹,客呼厨士人,取好肉以噉之。厨士知不淨,恐失人意,強咽吞之,不以為味也。
佛借以為喻,三界眾生[4]脫美色[5]慾,莫覩不淨,展轉惑沈,猶於飢夫食美羹者,菩薩大士入生死教現受色,具了不淨不甘不樂,若厨士強食其肉吞而咽之,不味者矣!
âm 
Tích ngoại quốc hữu nhân, đa chủng bạch chiên 㲲?? thảo, nhược quá thời bất thủ, thất sắc bất hảo. Chí thời đại cố khách, thần dạ kiêm công lược bất đắc tức, chủ nhân dĩ tác nhân cần khổ, đại vi tác hảo nhục canh cố phạn. thời canh dục thục hương khí tứ văn, hữu nhất lão chí 鵄? đương kì thượng phi, trảo hoạch phẩn chánh đọa trứ canh trung, trù sĩ kiến chi, tức dục đoạn thủ, tức tiêu tán tận. Trù nhân niệm viết, ‘Dục canh tác canh, thời tiết dĩ vãn; dục trì thực nhân trung hữu bất tịnh. Kế thử thiểu phẩn bất túc bại vị, khả thực nhân, đãn tự đương bất đạm nhĩ.’ Khách giai lai tọa phạn châm canh, khách tác kí trù thả cơ, thực chi kì canh, khách hô trù sĩ nhân, thủ hảo nhục dĩ đạm chi. Trù sĩ tri bất tịnh, khủng thất nhân ý, cường yết thôn chi, bất dĩ vi vị dã. Phật tá dĩ vi dụ, tam giới chúng sanh thoát mĩ sắc dục, mạc đổ bất tịnh, triển chuyển hoặc trầm, do ư cơ phu thực mĩ canh giả, bồ-tát đại sĩ nhập sanh tử giáo hiện thụ sắc, cụ liễu bất tịnh bất cam bất nhạc, nhược trù sĩ cường thực kì nhục thôn nhi yết chi, bất vị giả hĩ! 
 
雜譬喻經

Comments

Popular Posts

41. Nhị Quỷ Tranh Bửu Bối (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 41 Xưa có hai con quỷ đói chung nhau một cái rương nhỏ, một cây gậy và một chiếc guốc. Chúng nảy ra tranh chấp, con nào cũng muốn được ý mình, cãi cọ kịch liệt hết ngày mà không phân xử được. Lúc ấy có người đi tới thấy vậy hỏi, ‘Cái rương, cây gậy và chiếc guốc có chi kì dị mà chúng mày tranh chấp ghê vậy?’ Quỷ đáp, ‘Cái rương này của bọn tao có thể xuất ra đủ thứ, áo quần, ăn uống, giường đệm, ngọa cụ; hết thảy những thứ vật dụng hàng ngày đều từ nó mà ra. Cầm cây gậy này thì oán địch sẽ quy phục, không dám tranh với mình nữa. Mang chiếc guốc này thì có thể khiến người ta bay đi không quái ngại.’ Người ấy nghe thế liền bảo hai con quỷ, ‘Hai đứa bây tránh ra một chút, để tao chia đều cho.’ Bọn quỷ nghe nói vậy liền tránh ra xa. Người ấy ngay tức khắc ôm rương, chụp lấy gậy và xỏ guốc bay mất, hai con quỷ ngơ ngác, tranh nhau cuối cùng không được chi. Người kia nói với quỷ ‘Những thứ bọn bây tranh nhau ta lấy đi hết rồi, bây giờ không có chi phải tranh đoạt nhau nữ...

84. Người Cụt Tay Chân Cảm Ân Phật Mà Sinh Lên Cõi Trời

Truyện 84, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  Xưa  nước Xá-vệ có người phạm vào vương pháp, bị chặt hết tay chân, vứt bỏ đầu đường. Phật đi đường nhìn thấy, tới bên hỏi, “Ngươi bây giờ khổ chi nhất?” Người cụt đáp, “Khổ nhất là đói.” Liền sai A-nan đem cơm cho. Người cụt mệnh chung sinh lên cõi trời, cảm ơn sâu dày của Phật, xuống cung dưỡng Phật, Phật thuyết pháp cho, đắc tu-đà-hoàn.  Tì-khâu hỏi Phật, “Nhờ nghiệp hạnh chi mà sinh lên cõi trời?” Phật kể, “Người ấy trước ở trong cõi người bị chặt tay chân, vứt bỏ ngoài đường. Phật tới bên, sai đồ đệ đưa cơm cho, người ấy lòng vui mừng, mệnh chung sinh lên cõi trời, lại xuống chỗ ta nghe pháp mà đắc đạo.”     Văn 刖手足人感念佛恩而得生天緣 昔舍衛國,有人犯於王法,截其手足,擲著道頭。佛行見之,即往到邊,而問言曰:「汝於今日,以何為苦?」刖人答言:「我最苦餓。」即勅阿難,使與彼食。其刖人命終生天,感佛厚恩,來下供養,佛為說法,得須陀洹。 比丘問言:「以何業行,生於天上?」 佛言:「昔在人中,被刖手足擲於道頭,佛到其所,勅與其食,心生歡喜,命終生天,重於我所,聞法得道。」 Âm. Ngoạt Thủ Túc Nhân Cảm Niệm Phật Ân Nhi Đắc Sinh Thiên Duyên Tích Xá-vệ quốc, hữu nhân phạm ư vương pháp, tiệt kì thủ túc,...

55. Xá-lợi-phất Đi Thăm Phật Duy-vệ

Dụ 55. Cựu Tạp Thí Dụ Kinh văn 昔佛遣舍利弗,西至維衛莊嚴剎土,問訊彼佛三事:「佛身安隱不?說法如常不?受者增進不?」舍利弗即承佛威神往詣彼剎,宣令如是。彼佛報言:「皆悉安隱。」於時彼佛轉阿惟越致輪,為七住菩薩說法,舍利弗聞之,從彼剎還,姿色光明行步勝常。佛告舍利弗:「汝到彼,何故侅步怡悅如是。」舍利弗白佛言:「譬如貧家飢凍之人得大珍寶如須彌山,寧歡喜不?」佛言:「甚善!」舍利弗言:「我到彼剎,得聞彼佛說阿惟越致深奧之事,是以欣踊不能自勝。」佛言:「善哉!如汝所言。」佛語舍利弗:「譬如長者大迦羅越,純以紫磨金、摩尼珠為寶,內有掃除銅鐵鉛錫 棄在於外糞壤之中,有貧匱者喜得持歸,言我大得迦羅越寶,寧是長者珍妙寶非?」答言:「非也。」佛語舍利弗:「汝所聞得,如是貧者,彼佛所說但十住事及在舉中清淨之者 ,汝所聞者不足言耳。」舍利弗即愁毒,如言我謂得寶,反是鉛錫。舍利弗說是事時,無央數人皆發無上平等度意,無央數人得阿惟顏住也。 Âm  Tích Phật khiển Xá-lợi-phất, tây chí Duy-vệ trang nghiêm sát thổ, vấn tấn bỉ Phật tam sự, ‘Phật thân an ẩn bất? Thuyết pháp như thường bất? Thụ giả tăng tiến bất?’ Xá-lợi-phất tức thừa Phật uy thần vãng nghệ bỉ sát, tuyên lệnh như thị. Bỉ Phật báo ngôn giai tất an ẩn. Ư thời bỉ Phật chuyển a-duy-việt-trí luân, vi thất trụ bồ-tát thuyết pháp, Xá-lợi-phất văn chi, tòng bỉ sát hoàn, tư sắc quang minh hành bộ thắng thường. Phật cáo Xá-lợi-phất, ‘Nhữ đáo bỉ, hà cố ? bộ di duyệt như thị?’ Xá-lợi-phất bạch Phật ngôn, ‘Thí như bần gia cơ đống chi nhân đắc đại trân...

82. Phật Nói Cho Chúng Tì-khâu Biết Tai Hoạn Của Lợi Dưỡng

Truyện 82. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  chưa dịch  Văn 爾時如來,在舍衛國,厭患利養。有一深林,名貪莊嚴,逃避利養,往至林中。林中有寺,時一羅漢,名那弋迦,作此寺主。佛至彼林,到後日中,有諸人等,持衣供養,滿於林中,作是言曰:「我不用利養,而此利養常逐我後。」有萬二千比丘,亦至彼處。佛語諸比丘:「利養者是大災害,能作障難,乃至羅漢,亦為利養之所障難。」比丘問言:「能作何障?」佛言:「利養之害,破皮,破肉,破骨,破髓。云何為破?破持戒之皮,禪定之肉,智慧之骨,微妙善心之髓。」萬二千比丘,齊畜三衣六物,作阿練若,不受餘物。佛即讚歎:「善哉,善哉!能作阿練若法。我之此法,是少欲法,非是多欲,是知足法,非不知足,是樂靜法,非樂憒閙,是精進法,非懈怠法,是正念法,非邪念法,是定心法,非亂心法,是智慧法,非愚癡法。」時諸比丘,聞說此語,皆得阿羅漢。 諸比丘白佛言:「希有世尊!」 佛言:「非適今日,過去亦爾。昔迦尸國有輔相,名曰夜叉。夜叉之子,名夜兒達多,深覺非常,出家學仙。諸仙多欲,皆諍菓草,夜兒達多,為欲令彼少欲之故,捨其濡草,取彼鞭草,捨此甘菓,取彼酢菓,捨己新菓,取他陳菓,捨取菓已,即得五通。萬二千仙人,見其如此,便學少欲,不復多求,亦皆得五通。夜兒達多,漸作方便,教化諸仙。命終之後,生不用處。爾時達多,我身是也。爾時萬二千仙人,今萬二千比丘是也。」    雜寶藏經第7卷 https://tripitaka.cbeta.org