Skip to main content

20. Chuyện Người Con Gái Xấu Xí Của Vua Ba-tư-nặc

Truyện 20. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2. 

Xưa vua Ba-tư-nặc có người con gái tên là Lại-đề, Lại-đề có mười tám cái xấu, nhìn không giống người, ai thấy cũng sợ. Vua Ba-tư-nặc tìm trong nước nếu có con nhà dòng họ trưởng giả mà cùng hàn cô độc thì mời về cung. Lúc ấy có người con nhà trưởng giả cô độc đơn kỉ hành khất kiếm sống. Người đi chiêu mộ của vua thấy anh ta dắt về gặp vua. Vua dắt người ấy ra sau hậu viên, ước sắc rằng, “Trẫm sanh một người con gái hình mạo xú ác, nhìn không giống người, nay muốn gả cho khanh, khanh chịu không?’ Trưởng giả tử bạch vua rằng, ‘Hoàng thượng ước sắc giả sử là chó cũng không dám từ, huống chi đây là con gái vua, thần sao dám từ chối?’ Vua liền gả cho người ấy, còn lập cung thất cho. Vua ước sắc trưởng giả tử rằng, “Người con gái này hình thể xấu xí, cẩn thận chớ cho người khác thấy, đi phải khóa cửa, về phải đóng lại, lấy đó làm phép tắc hàng ngày.” 
Có một nhóm thiếu gia trưởng giả chơi thân với nhau, bày tiệc rượu vui chơi, mỗi lần gặp nhau thì đều có vợ của các thiếu gia, duy chỉ có công chúa là không đến. Vì vậy mà mọi người cùng đặt ra kèo rằng, ‘Ngày khác có hội mong dắt vợ theo, ai không tới thì bắt phạt thật nhiều tiền.’ Đến ngày hội, thiếu gia nhà nghèo đó vẫn như cũ, không dắt vợ theo, bạn bè đành tăng thêm trách phạt. Bần trưởng giả tử tôn trọng chịu phạt. Nhóm bạn lại cùng thêm kèo mới, ‘Hôm sau sẽ lại gặp, không dắt vợ theo thì sẽ phạt rất nặng.’ Bần trưởng giả tử bị phạt như vậy tới hai ba lần cũng không dắt vợ theo tới chỗ gặp gỡ. Bần trưởng giả từ sau về nhà nói với vợ, ‘Anh mấy làn vì em bị người ta phạt.’ Vợ hỏi vì sao? Chồng đáp, ‘Bọn bạn có giao kèo vào ngày tiệc rượu thì tất cả đều dắt vợ theo tới tiệc. Tôi bị vua lệnh không được dắt em theo cho người khác thấy. Vì vậy mà mấy lần bị phạt.’ Vợ nghe lời đó rất lấy làm xấu hổ, trong lòng rất buồn tủi. Ngày đêm niệm Phật. Vì vậy mà hôm khác lại thiết yến hội, chồng lại đi một mình, vợ ở trong nhà riêng, càng thêm khẩn trắc mà phát thệ nguyện rằng, ‘Như Lai xuất thế là lợi ích cho nhiều chúng sinh. Tôi nay đầy tội ác một mình không được hưởng ân trạch.’ Phật cảm lòng chí thành của cô, từ mặt đất chui lên, ban đầu thấy tóc Phật thì kính trọng hoan hỉ, tóc mình liền đổi khác thành tóc đẹp. Kế đến là thấy trán Phật, dần dần thấy mi mắt tai mũi, thân khẩu, tùy cái mình thấy mà hoan hỉ càng thêm lớn. Thân của công chúa liền biến đổi, xú ác đều hết, dung nhan như chư thiên. 
Chư trưởng giả tử bí mật bàn với nhau rằng, “Vương nữ sở dĩ không tới dự hội chắc chắn là đẹp khác người thường, hoặc là rất xấu, vì vậy mà không đến. Chúng ta hôm nay chuốc rượu cho chồng cô ấy, khiến cho hắn vô giác tri, lấy chìa khóa mở cửa ra xem.’ Liền cho uống thật say, lấy trộm chìa khóa, kéo nhau đi mở cửa xem. Thấy người vương nữ ấy đoan chính vô song, bèn đóng cửa lại trở về chỗ của mình. 
Lúc ấy người chồng vẫn chưa tỉnh dậy, họ trả lại chìa khóa, buộc vào dưới bụng. Người chồng tỉnh rượu, tìm đường về nhà, mở cửa thấy vợ đoan chánh thù dị, lấy làm quái hỏi, ‘Cô là thiên thần nữ xứ nào vì sao ở trong nhà tôi?’ Người vợ đáp, ‘Em là vợ anh Lại-đề đây.” Chồng quái ngạc hỏi vợ vì sao mà như vậy? Lúc ấy người vợ đáp, ‘Em nghe anh mấy lần vì em bị phạt, trong lòng sinh xấu hổ, thành khẩn niệm Phật, thì gặp Như Lai từ dưới đất chui lên, thấy Phật lòng hoan hỉ nên thân thể hóa ra đẹp.’ Bần trưởng giả tử rất hoan hỉ, chạy ngay vô cung bạch vua, ‘Vương nữ thân thể tự nhiên biến ra đẹp nên con cầu kiến hoàng thượng.’ Vua nghe vậy mừng, lập tức gọi công chúa vô. Thấy con gái thì vui mừng, trong lòng thậm nghi quái, dắt tới chỗ Phật, bạch Phật rằng, ‘Thế Tôn, con gái con nhờ duyên nào mà sanh vào thâm cung, thân thể xú ác, ai thấy cũng kinh quái? Lại vì nhân gì mà hôm nay biến ra đẹp đẽ như vậy?”  
Phật đáp vua rằng, “Quá khứ rất xa có vị Bích-chi Phật, hàng ngày khất thực, tới trước nhà một trưởng giả, lúc ấy con gái trưởng giả lấy đồ ăn thí Bích-chi Phật, thấy Bích-chi Phật thân thể thô ác nên nói như vầy, ‘Người này xú ác, hình tướng như da cá, tóc như đuôi ngựa.’ Trưởng giả nữ lúc ấy nay là con gái vua. Nhờ duyên bố thí thức ăn mà sanh vào thâm cung; vì hủy báng Bích-chi Phật nên thân thể xú ác; trong lòng sanh tàm quý khẩn thiết mà được thấy ta, nhờ tâm hoan hỉ mà thân thể biến hảo.” 
Lúc ấy hội chúng nghe lời Phật nói xong cung kính tác lễ, hoan hỉ phụng hành. 


  
雜寶藏經第2卷

Comments

Popular Posts

41. Nhị Quỷ Tranh Bửu Bối (Bách Dụ Kinh)

Bách Dụ Kinh, Dụ thứ 41 Xưa có hai con quỷ đói chung nhau một cái rương nhỏ, một cây gậy và một chiếc guốc. Chúng nảy ra tranh chấp, con nào cũng muốn được ý mình, cãi cọ kịch liệt hết ngày mà không phân xử được. Lúc ấy có người đi tới thấy vậy hỏi, ‘Cái rương, cây gậy và chiếc guốc có chi kì dị mà chúng mày tranh chấp ghê vậy?’ Quỷ đáp, ‘Cái rương này của bọn tao có thể xuất ra đủ thứ, áo quần, ăn uống, giường đệm, ngọa cụ; hết thảy những thứ vật dụng hàng ngày đều từ nó mà ra. Cầm cây gậy này thì oán địch sẽ quy phục, không dám tranh với mình nữa. Mang chiếc guốc này thì có thể khiến người ta bay đi không quái ngại.’ Người ấy nghe thế liền bảo hai con quỷ, ‘Hai đứa bây tránh ra một chút, để tao chia đều cho.’ Bọn quỷ nghe nói vậy liền tránh ra xa. Người ấy ngay tức khắc ôm rương, chụp lấy gậy và xỏ guốc bay mất, hai con quỷ ngơ ngác, tranh nhau cuối cùng không được chi. Người kia nói với quỷ ‘Những thứ bọn bây tranh nhau ta lấy đi hết rồi, bây giờ không có chi phải tranh đoạt nhau nữ...

84. Người Cụt Tay Chân Cảm Ân Phật Mà Sinh Lên Cõi Trời

Truyện 84, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  Xưa  nước Xá-vệ có người phạm vào vương pháp, bị chặt hết tay chân, vứt bỏ đầu đường. Phật đi đường nhìn thấy, tới bên hỏi, “Ngươi bây giờ khổ chi nhất?” Người cụt đáp, “Khổ nhất là đói.” Liền sai A-nan đem cơm cho. Người cụt mệnh chung sinh lên cõi trời, cảm ơn sâu dày của Phật, xuống cung dưỡng Phật, Phật thuyết pháp cho, đắc tu-đà-hoàn.  Tì-khâu hỏi Phật, “Nhờ nghiệp hạnh chi mà sinh lên cõi trời?” Phật kể, “Người ấy trước ở trong cõi người bị chặt tay chân, vứt bỏ ngoài đường. Phật tới bên, sai đồ đệ đưa cơm cho, người ấy lòng vui mừng, mệnh chung sinh lên cõi trời, lại xuống chỗ ta nghe pháp mà đắc đạo.”     Văn 刖手足人感念佛恩而得生天緣 昔舍衛國,有人犯於王法,截其手足,擲著道頭。佛行見之,即往到邊,而問言曰:「汝於今日,以何為苦?」刖人答言:「我最苦餓。」即勅阿難,使與彼食。其刖人命終生天,感佛厚恩,來下供養,佛為說法,得須陀洹。 比丘問言:「以何業行,生於天上?」 佛言:「昔在人中,被刖手足擲於道頭,佛到其所,勅與其食,心生歡喜,命終生天,重於我所,聞法得道。」 Âm. Ngoạt Thủ Túc Nhân Cảm Niệm Phật Ân Nhi Đắc Sinh Thiên Duyên Tích Xá-vệ quốc, hữu nhân phạm ư vương pháp, tiệt kì thủ túc,...

55. Xá-lợi-phất Đi Thăm Phật Duy-vệ

Dụ 55. Cựu Tạp Thí Dụ Kinh văn 昔佛遣舍利弗,西至維衛莊嚴剎土,問訊彼佛三事:「佛身安隱不?說法如常不?受者增進不?」舍利弗即承佛威神往詣彼剎,宣令如是。彼佛報言:「皆悉安隱。」於時彼佛轉阿惟越致輪,為七住菩薩說法,舍利弗聞之,從彼剎還,姿色光明行步勝常。佛告舍利弗:「汝到彼,何故侅步怡悅如是。」舍利弗白佛言:「譬如貧家飢凍之人得大珍寶如須彌山,寧歡喜不?」佛言:「甚善!」舍利弗言:「我到彼剎,得聞彼佛說阿惟越致深奧之事,是以欣踊不能自勝。」佛言:「善哉!如汝所言。」佛語舍利弗:「譬如長者大迦羅越,純以紫磨金、摩尼珠為寶,內有掃除銅鐵鉛錫 棄在於外糞壤之中,有貧匱者喜得持歸,言我大得迦羅越寶,寧是長者珍妙寶非?」答言:「非也。」佛語舍利弗:「汝所聞得,如是貧者,彼佛所說但十住事及在舉中清淨之者 ,汝所聞者不足言耳。」舍利弗即愁毒,如言我謂得寶,反是鉛錫。舍利弗說是事時,無央數人皆發無上平等度意,無央數人得阿惟顏住也。 Âm  Tích Phật khiển Xá-lợi-phất, tây chí Duy-vệ trang nghiêm sát thổ, vấn tấn bỉ Phật tam sự, ‘Phật thân an ẩn bất? Thuyết pháp như thường bất? Thụ giả tăng tiến bất?’ Xá-lợi-phất tức thừa Phật uy thần vãng nghệ bỉ sát, tuyên lệnh như thị. Bỉ Phật báo ngôn giai tất an ẩn. Ư thời bỉ Phật chuyển a-duy-việt-trí luân, vi thất trụ bồ-tát thuyết pháp, Xá-lợi-phất văn chi, tòng bỉ sát hoàn, tư sắc quang minh hành bộ thắng thường. Phật cáo Xá-lợi-phất, ‘Nhữ đáo bỉ, hà cố ? bộ di duyệt như thị?’ Xá-lợi-phất bạch Phật ngôn, ‘Thí như bần gia cơ đống chi nhân đắc đại trân...

82. Phật Nói Cho Chúng Tì-khâu Biết Tai Hoạn Của Lợi Dưỡng

Truyện 82. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 7  chưa dịch  Văn 爾時如來,在舍衛國,厭患利養。有一深林,名貪莊嚴,逃避利養,往至林中。林中有寺,時一羅漢,名那弋迦,作此寺主。佛至彼林,到後日中,有諸人等,持衣供養,滿於林中,作是言曰:「我不用利養,而此利養常逐我後。」有萬二千比丘,亦至彼處。佛語諸比丘:「利養者是大災害,能作障難,乃至羅漢,亦為利養之所障難。」比丘問言:「能作何障?」佛言:「利養之害,破皮,破肉,破骨,破髓。云何為破?破持戒之皮,禪定之肉,智慧之骨,微妙善心之髓。」萬二千比丘,齊畜三衣六物,作阿練若,不受餘物。佛即讚歎:「善哉,善哉!能作阿練若法。我之此法,是少欲法,非是多欲,是知足法,非不知足,是樂靜法,非樂憒閙,是精進法,非懈怠法,是正念法,非邪念法,是定心法,非亂心法,是智慧法,非愚癡法。」時諸比丘,聞說此語,皆得阿羅漢。 諸比丘白佛言:「希有世尊!」 佛言:「非適今日,過去亦爾。昔迦尸國有輔相,名曰夜叉。夜叉之子,名夜兒達多,深覺非常,出家學仙。諸仙多欲,皆諍菓草,夜兒達多,為欲令彼少欲之故,捨其濡草,取彼鞭草,捨此甘菓,取彼酢菓,捨己新菓,取他陳菓,捨取菓已,即得五通。萬二千仙人,見其如此,便學少欲,不復多求,亦皆得五通。夜兒達多,漸作方便,教化諸仙。命終之後,生不用處。爾時達多,我身是也。爾時萬二千仙人,今萬二千比丘是也。」    雜寶藏經第7卷 https://tripitaka.cbeta.org