Skip to main content

5. Nhân Duyên Vua Ưu-đạt-na Đắc Đạo

Phật Thuyết Tạp Tạng Kinh (5) 

Lúc Phật còn tại thế có năm đại quốc vương. Năm vị ấy vào thời Phật Ca-diếp là thiện tri thức vì đạo xuất gia. Khi Phật Thích-ca-văn xuất thế họ đều chứng đạo tích. Nay kể nhân duyên một vị vua đó đắc đạo. Nước tên là Bàn-đề, vua tên là Ưu-đạt-na, nước ấy thịnh vượng, nhân dân phú túc. Vua có hai vạn phu nhân, đệ nhất phu nhân tự là Nguyệt Minh, dung nghi đoan chánh, vua rất yêu mến. Lúc ấy vua mở đại hội bày nhiều trò kĩ nhạc, lệnh cho Nguyệt Minh múa. Nguyệt Minh phu nhân mặc y phục thượng hạng, đeo kim ngân danh bảo, anh lạc quấn đầy thân, múa rất kì nhã, khiến mọi người đều vui. 
Vua giỏi xem tướng, thấy Nguyệt Minh phu nhân hiện mệnh chung tướng, không quá nửa năm sẽ đột nhiên qua đời, ân ái xa nhau khổ, vua buồn rầu khôn nguôi. Nguyệt Minh lấy làm lạ hỏi thì vua do coi chết là việc lớn, sợ nàng ưu não, giấu không nói. Ân cần hỏi nhiều lần vua đành đáp, “Nàng thọ mệnh đoản, không lâu nữa sẽ chết, lòng đầy ân ái li biệt nên sầu não.” Nguyệt Minh bạch, “Có sanh thì có tử, thế gian thường tình, cớ sao mình đại vương ưu sầu? Nếu rủ lòng thắm thiết xin hãy cáo thị cho mọi người biết và cho thiếp xuất gia.” Vua nghe lời, chịu cho nàng nhập đạo.  

(còn nữa)

  
佛說雜藏經

Comments

Popular Posts

21. Chuyện Người Con Gái Xinh Đẹp Của Vua Ba-tư-nặc

Truyện 21. Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 2.  Xưa vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, toàn cung ái kính. Vua cha nói nàng, “Con nhờ sức cha mà được toàn cung ái kính.” Con gái đáp cha rằng, “Con có nghiệp lực, chứ không nhờ sức cha.” Hỏi như vậy ba lần đều đáp như trước. Lúc ấy vua tức giận nói rằng, “Nay ta muốn thử coi con có dựa vào nghiệp lực mình không. Không có cái gọi là nghiệp lực.” Ra lệnh cho tả hữu vô tìm khắp trong thành ấy một người ăn mày nghèo rốt. Quan lính theo lệnh vua đi tìm, được một người hạ tiện dắt về gặp vua. Vua liền lấy con gái Thiện Quang trao phó cho kẻ hạ tiện ấy. Vua nói con gái, “Nếu con có nghiệp lực riêng của mình chứ không nhờ vào ta, từ nay trở đi để nghiệm coi là biết.” Thiện Quang vẫn đáp, “Con có nghiệp lực.” Rồi cùng với cùng nhân dắt nhau ra đi. Hỏi chồng rằng, “Anh trước đây có cha mẹ không?” Cùng nhân đáp, “Cha tôi trước đây là đệ nhất trưởng giả trong thành Xá-vệ, cha mẹ trong nhà đều đã qu

74. Phật Kể Chuyện Ngày Trước Độ Các Ông A-nặc Kiều-trần-như

Truyện 74, Tạp Bảo Tạng Kinh Quyển 6  Phật ở thành Vương Xá thuyết pháp độ A Nặc Kiều Trần Như, Thích Đề Hoàn Nhân, và vua Tần Bà Sa La. Mấy ông ấy mỗi người dắt theo tám vạn bốn ngàn người, tất cả đều đắc đạo. Chư tì-khâu lấy làm lạ từng ấy người được dứt hẳn ba đường ác. Phật nói, “Chẳng những ngày nay thôi, trong đời quá khứ cũng đã từng tế bạt họ.”  Chư tì-khâu hỏi, “Chuyện tế bạt trong đời trước đó như thế nào?”  Phật kể, “Trong đời quá khứ có một đoàn người đi buôn, họ ra biển tìm báu vật, trên đường về tới một cách đồng lớn thì gặp mãng xà, mãng xà thân ngóc lên cao sáu câu-lâu-xá, vây quanh đoàn thương nhân, bốn phía đều phong tỏa không có lối thoát. Đoàn thương nhân trong bụng kinh hãi, ai nấy đều kêu lên, ‘Thiên thần địa thần có lòng từ bi xin cứu chúng tôi.’ Lúc ấy có voi trắng với sư tử đi tới, sư tử nhảy tới đánh dập đầu mãng xà, khiến cho đoàn thương nhân thoát đại nạn. Mãng xà kịp phun độc trong miệng thương hại sư tử và cả voi trắng. Lúc sư tử và voi trắng mạng sống vẫn

34. Quán Vô Thường Là Thuốc Trị Nhiều Bệnh

Dụ 34. Tạp Thí Dụ Kinh T0207 Thiên hạ thảo mộc đều làm thuốc được, chẳng qua do không sành sỏi nên không biết mà thôi. Xưa có thánh y vương tên là Kì-vực, năng hòa hợp dược thảo làm hình đồng tử, ai thấy cũng vui mừng, chúng bệnh đều khỏi. Hoặc lấy một loại cỏ trị chúng bệnh, hoặc lấy nhiều loại cỏ trị nhất bệnh, cỏ trong thiên hạ không loài nào không có chỗ dùng, bệnh trong thiên hạ không bệnh nào không trị được. Kì-vực mệnh chung, thiên hạ dược thảo cùng lúc khóc, đồng thanh, ‘Tôi dùng trị bệnh được, chỉ có Kì-vực mới biết rõ tôi mà thôi. Kì-vực chết rồi không có ai biết tôi nữa, người đời sau hoặc dùng sai, hoặc tăng hoặc giảm khiến bệnh không khỏi, làm cho người trên đời cho tôi không có thần hiệu, vì nghĩ như vậy mà khóc.’ Chỉ có một loài là ha-lê-lặc ở riêng một chỗ là không khóc, nó tự nhủ rằng, ‘Tôi trị được chúng bệnh, người nào uống tôi thì bệnh lành, không uống tôi thì không thể tự lành, không cần người ta phải biết mình nên không khóc.’  Kì-vực dụ cho Phật, chúng dược thảo

39. Giữ Miệng Lưỡi Để Tránh Họa

Dụ 39. Cựu Tạp Thí Dụ Kinh Đoạn 1.  Xưa có con ba ba gặp hạn hán, hồ trạch khô kiệt nước không thể tự tìm tới chỗ có đồ ăn được. Lúc ấy có một con ngỗng trời bay tới đậu gần bên, ba ba bò qua xin cứu giúp. Ngỗng trời ngậm nó bay trên đầu làng mạc. Ba ba không chịu im lặng, cứ hỏi cho biết chỗ nào. Hỏi mãi không thôi ngỗng trời bèn ứng đáp, ứng đáp phải hả mỏ, hả mỏ thì ba ba rớt xuống đất. Người ta bắt được làm thịt ăn. Hạng người ngu độn không tư lự, không cẩn thận miệng lưỡi cũng giống như con ba ba trong thí dụ này. Đoạn 2.  Xưa có sa-môn nhờ một phàm nhân cạo tóc cho. Phàm nhân cạo tóc xong rập đầu xuống đất tác lễ sa-môn, nói, ‘Nguyện cho tôi đời sau tâm ý tịnh khiết, trí tuệ cao viễn như đạo nhân.’ Đạo nhân chúc, ‘Chúc cho ông được trí tuệ lớn hơn tôi.’ Người ấy tác lễ rồi đi. Về sau thọ mạng tận sinh lên cõi trời Đao-lợi, đến khi thọ mệnh trên cõi trời hết thì sinh xuống nhà đại trưởng giả làm con. Sau xuất gia làm sa-môn, trí tuệ uyên thâm, chẳng mấy chốc mà đắc đạo. Được hạnh