Skip to main content

Posts

Showing posts from March, 2009

Lucius Annaeus Seneca

• Điều học mãi không thông thì có nhắc lại bao nhiêu cũng không phải là thừa. • That is never too often repeated, which is never sufficiently learned. • Ngọc không mài không sáng, người không thử thách không hoàn thiện. • A gem cannot be polished without friction, nor a man perfected without trials. • (Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri lý. Luận Ngữ) • Cái người ta tặng hay làm cho mình không phải là quà, ý người tặng hay người làm mới chính là quà. • A gift consists not in what is done or given, but in the intention of the giver or doer. • Lương tâm trong sạch làm gì cũng không sợ người ta thấy, còn lương tâm tội lỗi dù ở nơi vắng vẻ cũng thấy thắc thỏm. Nếu mình lương thiện thì hãy để thiên hạ biết. Ngược lại thì chỉ cần mình biết là đủ, giấu giếm người ta thì được gì? Khốn khổ thay kẻ nào coi thường chứng nhân ấy. • A good conscience fears no witness, but a guilty conscience is solicitous in solitude. If we do nothing but what is honest, let...

Tuyển dịch 2

An lạc từ bên trong mà có. Đừng tìm cầu bên ngoài. Người nào không nuôi những ý nghĩ hối tiếc ắt tìm thấy an lạc. Hiểu tất cả tức là tha thứ tất cả. Thất bại duy nhất trong đời là biết những điều tốt đẹp mà sống không tới nơi. Khi nào nhận ra mọi sự đã quá hoàn hảo rồi thì anh sẽ ngửng đầu lên trời mà cười. Trọn bí quyết sống là đừng sợ gì hết. Đừng sợ mình sẽ ra làm sao, cũng đừng nương tựa vào ai hết. Chừng nào từ hết mọi sự nương tựa thì mới được tự do. Ngoài mình ra không ai cứu được mình hết, không ai đủ sức cứu mình mà nếu có thì cũng chưa chắc cứu được. Tự mình phải đi lấy con đường. Nhiệm vụ của anh là tìm đúng việc rồi toàn tâm toàn ý làm nó. Giữ cho thân khỏe mạnh là việc phải làm, còn không thì không giữ được tâm mạnh mẽ và sáng suốt. Phải có ác trược thì mới thấy được thiện thệ là thanh tịnh. Mỗi lời mình nói ra phải lựa chọn cẩn thận vì người ta sẽ nghe và bị lây tốt hoặc xấu. Xem tiếng Anh tại http://thinkexist.com/quotes/buddha --------------------------- Nếu anh biết nh...

Làm giàu

Benjamin Franklin Kính thưa chư vị Độc giả, Tôi nghe nói làm nhà văn mà thấy tác phẩm mình được người ta cung kính trích dẫn thì không gì vinh hạnh bằng. Vậy xin quí vị hãy nghĩ xem câu chuyện tôi sắp hầu quí vị sau đây sẽ làm tôi sung sướng biết nhường nào. Cách đây ít lâu tôi có dừng ngựa lại một chỗ người ta đang tụ tập để đấu giá hàng hoá của mấy nhà buôn. Chưa đến giờ đấu giá nên người ta đem chuyện thời buổi khó khăn ra bàn với nhau, một kẻ trong đám người hỏi một cụ già tóc bạc chất phác như sau: “Cụ Abraham, cụ nghĩ gì về thời cuộc, xin cụ cho chúng tôi biết? Thuế má nặng nề thế này thì quốc gia sẽ đến thời tiêu diệt mất, chúng ta làm sao mà trả nổi? Cụ bảo chúng tôi phải làm sao?” Cụ Abraham đứng lên đáp: “Nếu các bạn nhờ tôi chỉ bảo thì tôi sẽ nói vắn tắt thôi; đối với người khôn ngoan thì chỉ một lời là đủ, Poor Richard [1] bảo thế”. Người ta xúm quanh cụ, đồng tình xin cụ chỉ dạy; cụ dạy như vầy: “Thưa các bạn, quả thực thuế má như vậy là nặng nề, nhưng nếu chỉ có những th...

Một cuộc mua bán

Guy de Maupassant Hai bị cáo Cesaire-Isidore Brument và Prosper-Napoleon Cornu trình diện trước Tòa Đại hình Seine-Inferieure với tội danh dìm nước Madame Brument để cố sát, vợ hợp pháp của bị cáo đầu tiên nêu tên trên đây. Hai tội nhân ngồi sát nhau trên băng ghế dành cho bị cáo. Đều là nông dân cả, người thứ nhất nhỏ thó, chắc nịch, tay chân tủn ngủn, mặt lốm đốm tàn nhang mà đầu thì tròn quạnh, nghển thẳng trên thân hình cũng vừa tròn vừa ngắn chẳng thấy cổ. Người này sống về nghề nuôi lợn ở Cacheville-la-Goupil, quận Criquetot. Cornu gầy, hơi cao, hai cánh tay hộ pháp dài lêu nghêu. Đầu vẹo, hàm lệch, mắt lác. Một chiếc áo choàng xanh dài bằng áo sơ-mi phủ tận gối, tóc vàng lưa thưa dính bết vào da đầu, gây cho khuôn mặt y một vẻ tiều tụy, bẩn thỉu trông đến phát sợ. Tục gọi y là “cha xứ” vì y hát nhại thánh ca, thậm chí cả tiếng kèn serpent [1] trong nhà thờ nghe hệt như thật. Y làm chủ một quán trọ ở Criquetot và biệt tài hát nhại đó đã thu hút cho quán y rất nhiều vị khách thíc...

Mặt trăng

Jack London John Claverhouse mặt tròn quạnh như trăng rằm. Bạn biết loại đó: xương mặt bạnh ra, cằm và trán thu vào má làm cho cái mặt tròn vành vạnh, cái mũi tẹt hênh hếch bẹp xuống chính giữa mặt y hệt cục bột nhão dính trên trần nhà. Có lẽ vì vậy mà tôi ghét hắn, nói cho ngay thì hắn là cái gai trong mắt tôi. Tôi cho rằng hắn sống trên đời này chỉ tổ chật đất. Chắc thân mẫu tôi người tôn thờ chị hằng và khi gian nan nặng gánh đều tìm trông cậy chị. Dù có vậy đi chăng nữa, tôi vẫn ghét John Claverhouse. Không phải tại hắn có làm gì thất thố với tôi khiến cho người ta lên án hay coi là việc trái luân thường đạo lý đâu. Không phải thế. Cái tội lỗi ấy bản chất sâu xa và tế nhị hơn, nó mơ hồ bàng bạc, thực khó mà dùng ngôn từ để cắt nghĩa cho đúng và rõ được. Một lúc nào đó trong đời chúng ta ai cũng có những tâm hành như thế. Mới lần đầu gặp một người nào mà chỉ mới khoảnh khắc trước ta chẳng hề nghĩ là họ có đấy, vậy mà ta nói: "Tôi không ưa kẻ đó". Tại sao không ưa họ? A, là...

Khúc Củi

Guy de Maupassant Gian phòng khách nhỏ giăng kín rem vải dày phảng phất mùi thơm kín đáo. Trong lò sưởi lớn lửa cháy rực và trên bệ lò sưởi một ngọn đèn đơn lẻ hắt một thứ anh sáng dìu dịu xuống hai người đương nói chuyện. Chủ nhà là một bà đã lớn tuổi, tóc bạc trắng, nhưng da chưa nếp nhăn hãy còn mịn như loại giấy hảo hạng và thơm tho dầu thơm cùng những hương tinh khiết bà đã tắm gội bao năm nay. Khách là một người bạn cố tri, độc thân, hay đến chơi, một người bạn cùng đi trên đường đời, thế thôi không có gì hơn. Hai người ngừng nói chừng đã một phút, đương nhìn ngọn lửa mơ màng mông lung. Trong khoảng im lặng ấy, bạn bè ngồi bên nhau không hễ cứ muốn cho vui là phải nói luôn, đột nhiên một khúc củi lớn, một gốc cây tua tủa rễ đương cháy ngùn ngụt bỗng đổ sập xuống. Khúc củi văng qua tấm vĩ chắn tro rồi lăn ra tấm thảm giữa phòng khách, bắn tàn lửa đỏ rực ra bốn phía. Bà kia khẽ kêu một tiếng rồi vụt đứng toan bỏ chạy, ông bạn hất khúc củi vào lò sưởi rồi lấy ủng dập tắt vụn than to...

Đôi bạn

Guy de Maupassant Thành Paris thời buổi can qua đương phải nạn đói. Đến chim se sẻ trên mái nhà và chuột dưới ống cống cũng thưa thớt dần. Người ta thì kiếm được thứ gì ăn thứ đó. Monsieur Morissot làm thợ sửa đồng hồ, tính không chịu ở không bao giờ; một sáng tháng Giêng rực rỡ đương bụng rỗng, tay đút túi quần lững thững trên đường cái quan thì tình cờ gặp bạn là Monsieur Sauvage, một bạn cùng đi câu. Hồi chiến tranh chưa nổ thì sáng chủ nhật nào Morissot cũng có thói quen xách cần tre và đeo hộp thiếc ra đi. Ông lên tàu ga Argenteuil đi đến ga Colombes thì xuống, rồi từ đó cuốc bộ đến cù lao Marante. Đến nơi thần tiên này là ông buông câu ngồi cho đến sẩm tối mới về. Mỗi Chủ nhật ông đều gặp Monsieur Sauvage tại địa điểm này, Sauvage mập mạp, vui tính, dáng loắt choắt, làm chủ một tiệm vải ở đường Notre Dame de Lorette và cũng say mê thú thả câu. Hai người thường ngồi với nhau nửa ngày, tay cầm cần câu còn chân để đung đưa trên mặt nước, từ đó hai người phát sinh tình tri kỉ. Có bữa...

Chuỗi Kim Cương

Guy de Maupassant Nàng là một trang tuyệt sắc; tại định mệnh nhầm lẫn nên đặt nàng vào một gia đình sống về nghề công chức. Không của hồi môn, không tương lai, không hy vọng có người giàu sang biết tới nàng, hiểu nàng, yêu nàng và cưới nàng làm vợ nên tơ duyên nàng đành chấp nhận se với một thầy ký nghèo làm ở Bộ Giáo Dục. Nàng ăn mặc giản dị vì không có cái để chưng diện, nhưng nàng lại bất hạnh chẳng khác nào đang ở nơi quyền quí mà bị đuổi đi, bởi lẽ đàn bà không có cấp bậc hay thế giá, mà cái sắc, cái duyên và sức quyến rũ chính là gia thế của họ. Tính mẫn cảm, thanh nhã thiên bẩm, trí óc nhu nhược chính là vị thế của phận liễu, nhiều khi nhờ đó mà hàng nữ nhi của lớp người bình dân này sánh kịp những bậc mệnh phụ danh giá. Nàng khổ sở cùng cực vì nàng tưởng rằng trời sinh nàng ra là để cho nàng vui hưởng đời phú quí. Nàng khổ sở vì cảnh nhà lụp xụp, tường vách thì trơ trụi, ghế ghiếc đã ọp ẹp, mà màn trướng lại chẳng đẹp. Cảnh tồi tàn đó, như người đàn bà bình dân khác ở vào địa v...